Kết quả hoạt động thời gian qua

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần du lịch An Giang (Trang 29)

Biểu đồ 3 – 1: Kết quả hoạt động động kinh doanh gạo qua các năm

(Nguồn báo cáo quyết toán của Cty CP Du Lịch An Giang 2003, 2004, 2005)

Từ biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm cho thấy tốc độ phát triển của công ty không đồng đều thể hiện qua mức sản lượng xuất khẩu của công ty biến đổi mạnh qua các năm (mức sản lượng xuất khẩu của năm 2004 giảm gần một nữa so với năm 2003, mức giảm là 54.790 tấn, sau đó lại tăng lên 28.779 tấn (năm 2005). Sở dĩ, sản lượng xuất khẩu năm 2004 giảm mạnh là do vào đầu tháng 07, chính phủ Việt Nam giới hạn sản lượng xuất khẩu – “các doanh nghiệp xuất khẩu không được quá 3,5 triệu tấn”. Kim ngạch xuất khẩu của công ty biến động tỷ lệ với sản lượng xuất khẩu và lợi nhuận thu về ngày càng cao do kim ngạch xuất khẩu tăng: như mức sản lượng xuất khẩu năm 2003 lớn hơn mức sản lượng 2005 nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 lại lớn hơn kim ngạch xuất khẩu năm 2003. Mặc khác, sản lượng bán nội địa tăng nhẹ vào năm 2004, sau đó giảm mạnh 2005.

GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Trang 19

121.682 21.566 17.833 4.450 66.892 15.19718.225 3.015 95.671 25.966 10.007 5.080 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2003 2004 2005

Sản lượng xuất khẩu (Tấn) Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD)

Công ty cổ phần Du Lịch An Giang giai đoạn 2006 – 2010

Chương 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG

*** 4.1. Phân tích các yếu tố nội bộ

Chiến lược của công ty trong thời gian qua là mở rộng thị trường, lấy uy tín chất lượng sản phẩm là mục tiêu kinh doanh, đồng thời cũng đảm bảo mức lợi nhuận mong muốn. Để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình trong thời gian qua công ty đã thực hiện các công việc để đạt mục tiêu kinh doanh của mình.

4.1.1. Yếu tố về quản trị

Công tác hoạch định:

Công tác dự báo, hoạch định của công ty có tính thực tiễn và khoa học. Công tác dự báo dựa vào những thông tin về nhu cầu gạo hàng năm của thị trường thế giới, mức sản lượng lúa của tỉnh, những dự báo, thông tin của tổ chức lương thực thế giới. Tuy nhiên, công tác dự báo một phần cũng dựa vào trực giác, cho nên kết quả thực hiện có sự khác biệt đáng kể so với kế hoạch (xem bảng 4 – 1, bảng 4 – 2).

Bảng 4 – 1: So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2004

Chỉ tiêu ĐVT hoạchKế Thựchiện Chênh lệch Tỷ lệ (%)

Sản lượng xuất khẩu Tấn 100.000 66.892 -33.108 -33,1 Kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 18.000 15.197 -2.803 -15,5 Tổng doanh thu Triệu đồng 398.000 281.037 -116.963 -29,4 lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 3.500 4.187 687 19,7

(Nguồn: Báo cáo quyết toán 2004)

Ghi chú: tỷ lệ (%) số âm cho thấy tỷ lệ chênh lệch âm. Kết quả thực hiện thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch.

Bảng 4 – 2: So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2005

Chỉ tiêu ĐVT hoạchKế Thực hiện Chênh lệch Tỷ lệ (%)

Sản lượng xuất khẩu Tấn 80.000 95.671 15.671 19,6 Kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 16.800 25.966 9.166 54,6 Tổng doanh thu Triệu đồng 305.000 437.616 132.616 43,5 lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 4.000 5.080 1.080 27,0

(Nguồn: Báo cáo quyết toán 2005)

Từ kết quả 2 bảng trên cho thấy các chỉ tiêu giữa kế hoạch và kết quả thực hiện có sự chênh lệch lớn. Chất lượng dự báo như vậy là chưa tốt, chưa đủ độ tin cậy để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.

Tổ chức: Trước khi cổ phần hóa cơ cấu tổ chức của công ty có nhều thay đổi để phù hợp với những yêu cầu mới – có một số phòng ban sát nhập lại với nhau. GVHD: ThS. Nguyễn Vũ Duy Trang 20

Công ty cổ phần Du Lịch An Giang giai đoạn 2006 – 2010

Trước khi cổ phần hoá, có 2 phòng (Phòng Tổ chức hành chính và phòng Đầu tư xây dựng), ngày nay được gộp lại thành Phòng Tổ chức và Đầu tư. Phòng Xuất nhập khẩu đổi lại là Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu. Phòng kế hoạch nghiệp vụ được sửa đổi thành Phòng nghiệp vụ phát triển du lịch. Toàn công ty hoạt động dưới sự điều hành của văn phòng công ty. Cơ cấu này hoạt động khá hiệu quả.

Lãnh đạo:

Chức năng lãnh đạo được thực hiện khá tốt trong cơ cấu tổ chức này. Ban quản trị có năng lực chuyên môn, sáng tạo, nhiệt tình và quan tâm đến công việc kinh doanh, quan tâm nhân viên. Tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên.

Kiểm tra:

Chức năng kiểm tra được thực hiện tốt nhất là về kế toán – tài chính, hàng tồn kho, chi phí. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa kiểm soát tốt về nguồn nguyên liệu.

Nhìn chung, công tác quản trị là khá tốt, chỉ có khâu hoạch định là chưa tốt vì hệ thống thông tin cung cấp không hiệu quả.

4.4.2. Yếu tố về nhân sự

Tuyển dụng nhân sự: công tác tuyển dụng nhân sự ngày càng được cải thiện, hiện nay công ty có những chế độ tuyển dụng nhân sự mới như tuyển sinh viên mới ra trường có năng lực, trẻ, nhiệt tình, sáng tạo và có trình độ chuyên môn.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: công ty có chế độ chính sách bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho nhân viên. Đặc biệt là nhân viên quản lý, kế toán.

Chế độ lương thưởng cho nhân viên:

Chế độ lương: mới chuyển sang công ty cổ phần chế độ lương cho nhân viên chưa thay đổi nhiều.

Về phúc lợi xã hội: công ty đã thực hiện nhiều phúc lợi xã hội cho nhân viên như: bảo hiểm y tế và xã hội, tổ chức tham quan du lịch, cắm trại, thể thao, cấp tiền may quần áo,…

Tinh thần của cán bộ công nhân viên: do công ty có những chính sách, phong trào thi đua làm việc giữa các phòng ban, các đơn vị nên làm cho người lao động hài lòng, làm việc rất tích cực, nhiệt tình. Mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty là khá tốt. Hàng năm, công ty có cấp tiền may đồng phục, điều này đã làm cho nhân viên phấn khởi tạo một phần động lực để họ hoàn thành tốt công việc.

Trình độ của đội ngũ nhân sự:

Bảng 4 – 3: Trình độ chuyên môn của lao động của Cty CP Du Lịch An Giang Trình độ nhân sự Số lượng Tỷ trọng (%)

Đại học - Cao Đẳng 30 22,73 Trung cấp, sơ cấp 44 33,33 Bồi dưỡng NV & KT tay nghề 26 19,70 Chưa phân loại 32 24,24

Tổng 132 100

(nguồn: số liệu phòng Tổ chức – hành chánh)

Công ty cổ phần Du Lịch An Giang giai đoạn 2006 – 2010

Ghi chú: số liệu được tính toán và tổng hợp lại, chỉ tính lao động làm việc trong mãng kinh doanh gạo và văn phòng công ty.

Đội ngũ nhân sự của công ty cổ phần Du Lịch An Giang, có trình độ đại học chủ yếu là cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng của công ty. Công ty hoạt động với quy mô hiện tại thì đội ngũ nhân viên như vậy có thể đảm đương được công việc, nhưng nếu công ty mở rộng thêm quy mô hoạt động, mở rộng thêm thị trường, thì sẽ không thể đảm đương hết tất cả các phần việc như quản lý chất lượng, công tác marketing, nghiên cứu và phát triển, thu thập thông tin…

Trong năm qua, công ty đã cắt giảm và điều chỉnh lượng lao động, mãng thương mại và văn phòng công ty tăng lượng lao động lên 9 lao động. (năm 2004 là 123 người, tháng 03 năm 2006 là 132 người)1.

Sự điều chỉnh này góp phần cải thiện tình trạng thiếu lao động của công ty trong thời gian qua. Nó giúp cho hoạt động của công ty được trôi trãi hơn, tăng năng suất và sản lượng gạo chế biến xuất khẩu.

4.1.3. Yếu tố về marketing

Sản phẩm:

Sản phẩm của công ty không khác nhiều so với những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Gạo xuất khẩu chủ yếu vẫn là gạo cấp thấp, sản lượng gạo 100% chiếm tỷ lệ rất ít. Chất lượng gạo thành phẩm tương đương với những công ty kinh doanh xuất khẩu gạo. Sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước (yêu cầu không khắc khe). Tuy nhiên, gạo của công ty chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của thị trường khó tính (như Châu Âu, Nhật…).

Định giá sản phẩm:

Công ty cổ phần Du Lịch An Giang, định giá sản phẩm là giá thị trường, nên sử dụng giá ngang bằng với đối thủ cạnh tranh trong ngành (ở trong nước).

Phân phối:

- Phân phối trong nước: công ty phân phối chủ yếu qua hệ thống các cửa hàng của công ty. Tuy nhiên, công ty không quan tâm nhiều đến hệ thống phân phối trong nước, sản phẩm bán ở thị trường nội địa chủ yếu là các loại phụ phẩm chế biến gạo. Sản lượng bán nội địa giảm đáng kể năm 2004 là 18.225,215 tấn, năm 2005 giảm còn 10.006,75 tấn (các sản phẩm từ xay sát lúa gạo).

- Phân phối nước ngoài: công ty phân phối qua các công ty trung gian ở nước ngoài. Không phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng. Hệ thống phân phối này phụ thuộc vào nhà phân phối trung gian.

Từ đó, cho thấy kênh phân phối của công ty chưa mạnh, còn phụ thuộc nhiều vào nhà phân phối trung gian.

Chiêu thị:

- Quảng cáo: Công tác quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều khách hàng còn xa lạ với sản phẩm của công ty; trang web của công ty thì ít thông tin, chưa thu hút người xem.

- Xúc tiến bán hàng: công tác xúc tiến bán hàng của công ty khá được quan tâm nhưng chưa phát triển mạnh. Xuất khẩu chủ yếu vẫn là thị trường cũ và khách hàng

1 Số liệu được tổng hợp từ danh sách lao động – Phòng Tổ Chức và Đầu Tư (2004, tháng 03/ 2006)

Công ty cổ phần Du Lịch An Giang giai đoạn 2006 – 2010

quen. Chưa khai thác hết tiềm năng thị trường một cách hiệu quả. Một phần do công ty hoạt động trên cả hai lĩnh vực là hoạt động du lịch và kinh doanh thương mại, nên công ty đang chú trọng cho việc quảng bá du lịch nhiều hơn là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhìn chung, công tác xúc tiến thương mại đang được công ty quan tâm và tiếp tục phát triển. Tóm lại, công tác marketing của công ty chưa mạnh.

4.1.4. Tài chính - kế toán

Khả năng huy động vốn:

Công ty cổ phần Du Lịch An Giang có khả năng huy động vốn mạnh thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Do công việc kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo uy tín nên được ngân hàng ngoại thương cho vay theo hạng mức ngày càng cao. Công ty không bị động về vốn do được nhà nước cấp ngân sách và ngân hàng ngoại thương hỗ trợ vốn hàng năm. Ngoài ra, công ty cũng có thể huy động vốn góp cổ phần của các cổ đông.

Tình hình tài chính của công ty

Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty cổ phần Du Lịch An Giang, so sánh chỉ tiêu tài chính của công ty với một số công ty khác trong ngành:

Bảng 4 – 4: Các chỉ số tài chính cơ bản của một số công ty trong ngành

Các tỷ số tài chính ĐVT

An Giang

Tourimex Angimex Afiex 2004 2005 2004 2005 2004 2005 1. Tỷ số về khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán hiện hành lần 0,58 0,78 1,36 1,34 1,01 1,20 Tỷ số thanh toán nhanh lần 0,34 0,59 0,56 0,76 0,20 0,84

2. Cơ cấu tài chính

Tổng nợ/ Tổng tài sản lần 1,87 1,32 0,74 0,56 4,73 3,04 Tỷ số thanh toán lãi vay lần 1,77 1,47 2,14 2,56 1,98 2,96

3. Tỷ số hoạt động

Vòng quay tồn kho (DTT/TK) lần 30,50 28,11 13,45 26,97 10,10 24,77 Kỳ thu tiền bình quân(CKPT/(DTT/360)) ngày 13,11 19,79 25,86 15,81 8,20 33,90 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định lần 19,24 32,24 31,40 41,56 41,02 82,56 Vòng quay tài sản (DTT/TTS) lần 7,68 5,80 5,30 8,67 6,74 6,66

4. Các tỷ số doanh lợi

LNST/ Doanh thu thuần % 1,07 0,84 1,01 1,27 1,09 2,29 LNST/ Tổng tài sản % 8,24 4,85 5,40 10,98 7,34 15,26 LNST/ NVCSH % 8,82 10,70 20,55 30,82 42,04 61,63

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của An Giang Tourimex, Angimex và Afiex, 2004, 2005).

Ghi chú: Các số liệu được thu thập và được tính toán lại (chỉ tính riêng lĩnh vực kinh doanh gạo).

Công ty cổ phần Du Lịch An Giang giai đoạn 2006 – 2010

Nhận xét:

- Về khả năng thanh toán: Cả 3 công ty được xem xét đều có khả năng thanh khoản nhanh kém, chưa đảm bảo an toàn tài chính. Khả năng thanh toán (cả thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh) của công ty cổ phần Du Lịch An Giang là kém nhất.

- Về cơ cấu tài chính:

+ Tỷ số nợ trên tổng tài sản của cả 3 công ty là khá cao, nhưng chúng có xu hướng giảm. Tỷ số nợ của công ty cổ phần Du lịch An Giang là khá cao nhưng vẫn kém hơn công ty Afiex, chỉ có Angimex có tỷ số nợ thấp hơn. Tỷ số nợ của công ty có xu hướng giảm là do tăng tài sản, chủ yếu là các khoản tiền gởi ngân hàng, phải thu khách hàng, hàng tồn kho.

+ Tỷ số thanh toán lãi vay của công ty CP Du Lịch An Giang thấp hơn của 2 công ty còn lại và có xu hướng giảm. Do tăng lượng tiền vay và lãi vay tăng.

- Về tỷ số hoạt động:

+ Số vòng quay tồn kho của công ty khá cao nhưng có xu hướng giảm xuống. Dù vậy số vòng quay tồn kho của công ty vẫn cao hơn 2 công ty còn lại. Điều này nói lên rằng, hàng hóa tồn kho thấp hơn so với doanh số bán.

+ Kỳ thu tiền bình quân: công ty CP DLAG có kỳ thu tiền bình quân tương đối thấp hơn so với Angimex và Afiex. Tuy nhiên, nó lại có xu hướng tăng. Do trong năm qua, công ty xúc tiến xuất khẩu gạo nhiều hơn và phải thu khách hàng tăng. Tương tự, công ty Afiex cũng giống Cty CP DLAG, tăng phải thu khách hàng lên đáng kể (năm 2004 là 4.468.821.800 đồng, năm 2005 là 75.204.642.883 đồng)2. Chỉ có Angimex là giảm kỳ thu tiền bình quân do giảm các khoản phải thu.

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Tỷ số này của các công ty có xu hướng tăng. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Cty CP DLAG tăng gần 1,7 lần, công ty Angimex tăng 1,3 lần, công ty Afiex tăng gấp 2 lần. Tỷ số này tăng cao – nó phản ánh tình hình hoạt động của công ty đang có chiều hướng tốt, đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, đồng thời còn nói lên công ty đang sử dụng tài sản cố định có hiệu quả.

+ Vòng quay tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty khá tốt, tuy nhiên lại có xu hướng giảm. Một đồng vốn của công ty bỏ ra đã thu lại được 5,8 đồng doanh thu (năm 2005).

- Về khả năng sinh lợi:

+ Tỷ số doanh lợi tiêu thụ của các công ty có mức gần như nhau (năm 2004). Năm 2005 vừa qua, tỷ suất doanh lợi tiêu thụ của Cty CP DLAG giảm, Cty Angimex và Afiex vẫn tiếp tục tăng. Nhìn chung, doanh lợi tiêu thụ của công ty kém hơn của các đối thủ cạnh tranh, nhưng khả năng sinh lợi vẫn khá cao.

+ Tỷ số doanh lợi tài sản: Tỷ số sinh lợi của công ty CP Du Lịch An Giang là thấp nhất trong ba công ty, do trong năm vừa qua công ty đầu tư thêm nhiều máy móc, tăng tiền gởi ngân hàng, làm cho tổng tài sản tăng, mức lợi nhuận thu về trên tài sản giảm. Tỷ số này cũng khá cao nó nói lên 1 đồng tài sản bỏ ra đem về được 4,85 đồng lợi nhuận (năm 2005).

+ Lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu của 3 công ty có xu hướng tăng và chênh lệch rất lớn. Chỉ số của Angimex cao gấp 3 lần và Afiex cao gấp gần 6

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần du lịch An Giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)