Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi được thiên nhiên ưu đãi, khu vực nhiệt đới gió mùa, hằng năm lũ về bên cạnh những thiệt hại nó còn để lại cho vùng đất này một lượng lớn phù sa màu mỡ rất phù hợp cho việc trồng trọt nhất là cây lúa. An Giang là địa phương có sản lượng lúa lớn nhất nước với trên 2 đến 3 triệu tấn/năm. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất gạo.
Trong năm qua thời tiết diễn biến không thuận lợi, lũ lụt và hạn hán xảy ra liên tiếp và trên diện rộng làm cho năng suất lúa giảm, cùng với đó là giá vật tư, phân bón, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Làm cho chi phí đầu vào của sản xuất lúa tăng, dẫn đến giá nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của công ty tăng nhanh hơn giá bán.
Mỗi vùng đất có những đặc điểm riêng đã tạo cho gạo của mỗi vùng có những ưu điểm riêng đặc trưng như: gạo nàng thơm chợ Đào (hạt cơm thơm và mềm) phải được sản xuất tại vùng lúa Mỹ Lệ, Long An…. Mặc dù hạt gạo của những vùng này có đặc trưng riêng tuy nhiên diện tích quá nhỏ nên khó xuất khẩu với số lượng lớn, do đó những gạo này chủ yếu được tiêu dùng nội địa.
Nguyên liệu lúa thường được vận chuyển với số lượng lớn nên việc vận chuyển bằng đường bộ gặp nhiều khó khăn. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có mạng lưới sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho việc trồng lúa và vận chuyển lúa. Lúa, gạo được vận chuyển bằng đường sông sẽ có chi phí rẻ hơn nhiều so với đường bộ.
4.3.5. Ảnh hưởng của thể chế ( luật pháp, chính phủ, chính trị và hiệp hội )
Thị trường nội địa:
2006-2010
Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thông qua các hiệp hội, chủ yếu là hiệp hội xuất khẩu gạo Việt Nam. Thông qua hiệp hội Nhà nước hỗ trợ vốn, các thông tin về thị trường, gắn kết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong một khối để có chiếm ưu thế trong các hợp đồng xuất khẩu, điều chỉnh giá của gạo xuất khẩu.
Nhà nước có chủ trương chuyển đổi những vùng đất xấu sang nuôi trồng thủy sản và cây con khác làm cho đất sản xuất lúa bị giảm xuống. Do đó sản lượng lúa sẽ giảm xuống và chất lượng lúa sẽ được chú trọng hơn. Theo ông Lê Huy Ngọ nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: “Trong những năm đầu thế kỷ 21, ngành Nông nghiệp cần chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn phát triển về chất lượng, để duy trì được tốc độ phát triển 4 - 4,5%/năm; nâng cao giá trị sản phẩm làm ra trên một ha đất canh tác; giảm tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp từ 70% hiện nay xuống 50%. Đưa kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản lên 4,5 tỷ USD vào năm 2005; nâng cao thu nhập của nông dân lên 1,5 - 1,7 lần so với hiện nay…”9. Ngày nay để đứng vững trên thị trường thì sản phẩm phải đạt chất lượng, một số doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm thông qua các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. Tuy nhiên việc sản xuất gạo chất lượng lại gặp khó khăn do:
Thuế giá trị gia tăng của nhà nước đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất tính theo loại thuế này không cạnh tranh được với các doanh nghiệp nộp thuế khoán. Vì các doanh nghiệp nộp thuế VAT thì giá gạo sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác 5%. Vì thế các doanh nghiệp đã không quan tâm đến sản xuất gạo chất lượng như hiện nay.
Thị trường xuất khẩu:
Gạo xuất khẩu được các nước nhập khẩu kiểm tra về độ ẩm, tỷ lệ bạc bụng, hạt vàng, hạt đỏ, sọc đỏ, hạt hỏng.…Hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là vào các thị trường tiêu thụ gạo cấp thấp nên ít có rào cản.
Các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng giao dịch sang nhiều thị trường, thị trường khó tính nhất là Nhật Bản với việc kiểm tra chặt chẽ số lượng hóa chất trên gạo từ 129 đến 508 loại đã được các doanh nghiệp khắc phục và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Trong năm 2005 các doanh nghiệp đã xuất khẩu sang thị trường này đạt 81.000 tấn, tăng 47.000 tấn so với năm 2004. Việc nhập khẩu gạo sang Nhật chỉ nằm trong hạn ngạch vì thuế ngoài hạn ngạch rất cao. Đây là thị trường khó tính các doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng để giữ vững uy tín trên thị trường này.
Chính phủ Indonesia ban hành lệnh cấm nhập khẩu các loại gạo trồng tại Indonesia, đặc biệt không cấm nhập các loại gạo không trồng được tại Indonesia để bảo vệ nông dân với gạo nhập khẩu giá thấp hơn. Việt Nam khi nhập khẩu sang thị trường Indonesia nên kiểm tra các loại gạo chuẩn bị xuất sang không thuộc loại bị cấm.
4.3.6. Ảnh hưởng của khoa học - công nghệ
Áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng đầu tư thâm canh tổng hợp và đưa nhiều giống mới có năng suất cao vào sản xuất làm cho sản lượng lúa tăng cao đồng thời lượng giống và phân bón sử dụng cũng giảm. Ngoài ra, diện tích đất sử dụng giống xác nhận ngày càng tăng. Sơ bộ ước tính năm 2005, các tỉnh ĐBSCL đã sử dụng giống xác nhận chiếm 24% diện tích gieo cấy so với kế hoạch đạt 38% và 50% vùng đất chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu nên sản lượng các vụ đều tăng hơn năm trước.
2006-2010
Các vụ lúa nói chung ở Việt Nam thường thu hoạch vào mùa mưa bão, nên hiện nay công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch là khâu yếu của ngành này. Ước tính tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch hàng năm của nước ta khoảng 10-20% trong khi tỷ lệ này ở các nước sản xuất lúa khác khoảng 2-10%. Hiện nay có nhiều công nghệ sấy lúa nhưng nông dân áp dụng chưa nhiều và gạo không bảo quản được lâu điều này làm hao hụt một sản lượng lúa khá lớn, chất lượng lúa xuất khẩu giảm, giá xuất khẩu không được cao.
Giống lúa sản xuất gạo xuất khẩu đã bị thoái hóa nhiều, nông dân sử dụng quá nhiều loại giống nên sản lượng tăng nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu và không đồng nhất. Trong cơ cấu xuất khẩu gạo trắng các loại vẫn chiếm 95% tổng số xuất khẩu, Việt Nam chưa sản xuất được nhiều gạo 100% để xuất khẩu.
Hiện nay trên thế giới có nhiều máy mới phục vụ cho chế biến gạo như: máy xay xát tự động, máy tách màu gạo, hệ thống sấy khô gạo, kiểm tra chất lượng gạo, hạn sử dụng gạo, đóng gói tự động… các máy này giúp cho gạo chế biến được sạch hơn và chất lượng được đảm bảo hơn.
Để thấy rõ hơn các yếu tố bên ngoài đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào ta đưa các yếu tố quan trọng vào bảng ma trận các yếu tố bên ngoài để đánh giá sự phản ứng của công ty với các cơ hội và đe dọa bên ngoài.
Bảng 4.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE )
S T T
Các yếu tố bên ngoài Mức
độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Sự hỗ trợ của nhà nước, hiệp hội lương thực Việt Nam 0,07 4 0,28 2 Sự cạnh tranh không lành mạnh của các công ty trong
ngành 0,08 2 0,16
3 Thiếu vốn dự trữ nguyên liệu 0,10 3 0,30
4 Lượng cung gạo thế giới giảm giá xuất khẩu tăng 0,12 3 0,36
5 Thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng 0,09 2 0,18
6 Nhu cầu gạo cấp thấp trên thế giới cao 0,10 3 0,30
7 Lao động trong nông nghiệp giảm xuống 0,05 2 0,10
8 Sản lượng nguyên liệu dồi dào 0,06 4 0,24
9 Giá nguyên liệu đầu vào tăng 0,07 2 0,14
10 Chất lượng lúa xuất khẩu ngày càng được chú trọng 0,09 3 0,27
11 Gạo xuất khẩu ít bị những rào cản 0,12 4 0,48
12 Nguyên liệu không đồng nhất 0,05 2 0,10
Tổng cộng 1 2,91
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2,91 cho thấy công ty phản ứng khá tốt đối
với các cơ hội và đe dọa bên ngoài. Công ty còn chưa phản ứng tốt đối với một số cơ hội và nguy cơ như thị trường nội địa còn tiềm năng nhưng chưa được khai thác nhiều, nguồn nguyên liệu đầu vào giá cao và không đồng nhất.
2006-2010
Chương 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO XÍ NGHIỆP XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC CỦA CÔNG TY AFIEX
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
5.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược 5.1.1 Căn cứ xây dựng mục tiêu
Nhân tố sản xuất đến năm 2010
Sản lượng lúa hàng năm của tỉnh tương đương 3 đến 3,2 triệu tấn, trong đó sản lượng hàng hóa tương đương 2 triệu tấn, dành cho xuất khẩu mỗi năm khoảng 600.000 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào thuận lợi cho kinh doanh gạo.
Phát huy hiệu quả của liên kết 4 nhà, diện tích lúa chất lượng cao ngày càng tăng trưởng chiếm 80% diện tích gieo trồng, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, một số giống lúa đặc sản được chú ý phát triển: Nàng Nhen, Jasmine, KDM 65, nếp lá vàng Phú Tân…
Lao động có chuyên môn được cung cấp từ trường Đại học An Giang và Đại học Cần Thơ. Đây là nguồn lao động dồi dào và đều đặn mỗi năm.
Vốn: tiếp tục được sự ưu đãi của tỉnh và chính phủ tạo được sự tin tưởng của các ngân hàng do hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân.
Nhu cầu của thị trường
- Nhu cầu trong nước: vẫn tiếp tục tăng do dân số tăng, trong khi diện tích trồng lúa có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa.
- Nhu cầu của thế giới: do áp lực của tăng dân số và thiên tai thất thường nên nhu cầu ở một số nước nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng như: các nước ở Châu Á do ảnh hưởng của El-Nino sản lượng giảm, giá gạo trong nước tăng cao; thị trường Châu Phi dự kiến tăng lên đến 9,6 triệu tấn, Trung Đông nhập khẩu ở mức ổn định khoảng 4,65 triệu tấn; Châu
2006-2010
Thái Lan, Ấn Độ dự kiến giảm sản lượng xuất khẩu, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng lượng xuất khẩu.
Thương mại gạo toàn cầu thời kỳ 2006 – 2010 ở mức 26 – 28 triệu tấn/năm. Tuy tập trung cho việc cải thiện chất lượng giống, nâng cao năng suất sản lượng nhưng dự kiến giá xuất khẩu vẫn tiếp tục đứng ở mức cao và có xu hướng tăng.
5.1.2 Mục tiêu của AFIEX đến năm 2010
Mục tiêu dài hạn
Xây dựng AFIEX thành thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Xây dựng các lợi thế cạnh tranh mang tính lâu bền: uy tín thương hiệu, khả năng nghiên cứu đổi mới, hệ thống phân phối….
Mục tiêu cụ thể
- Sản lượng sản phẩm: ổn định sản lượng chế biến và tiêu thụ ở mức 200.000 tấn/năm, xuất khẩu 90%, tiêu thụ nội địa 10%.
- Thị trường nội địa: tập trung phát triển các sản phẩm gạo thương hiệu đóng túi nhỏ với mẫu mã bao bì đẹp. Chú ý đến chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Khai thác các hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh.
- Thị trường xuất khẩu: duy trì và phát triển các thị trường trọng điểm: Philippines, Indonesia, Malaysia, Châu phi, Trung Đông. Khai thác các thị trường khó tính nhưng có giá bán cao: Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua đấu thầu…
- Chủ yếu tập trung vào chất lượng sản phẩm và chủng loại gạo chào bán (gạo trung bình và cấp cao), gắn sản phẩm với thương hiệu (gạo thơm, gạo đặc sản, gạo nếp), gia tăng đơn giá bán và kim ngạch xuất khẩu.
- Duy trì vị trí kinh doanh trong tốp 10 công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của cả nước.
5.2. Xây dựng các phương án chiến lược 5.2.1 Ma trận SWOT
2006-2010
Bảng 5.1 Ma trận SWOT
SWOT
O - CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)
O1. Thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng.
O2. Sự hỗ trợ của Nhà nước, hiệp hội lương thực Việt Nam.
O3. Lượng cung gạo thế giới giảm, giá xuất khẩu tăng.
O4. Nhu cầu gạo thế giới cao. O5. Sản lượng nguyên liệu dồi dào.
T - ĐE DỌA (THREATENS)
T1. Lao động trong nông nghiệp giảm xuống.
T2. Sự cạnh tranh không lành mạnh của các công ty trong ngành.
T3. Nguyên liệu không đồng nhất. T4. Khách hàng xuất khẩu chiếm ưu thế.
T5. Chất lượng lúa xuất khẩu ngày càng được khách hàng chú trọng.
S - ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)
S1. Có khả năng huy động vốn tốt.
S2. Công suất chế biến lớn. S3. Hệ thống kho chứa nhiều. S4. Hệ thống quản lý tốt. S5. Hệ thống thông tin khá tốt.
CHIẾN LƯỢC S – O
S1,S2,S3,S4,S5+O1,O5: Đẩy mạnh marketing để tăng lượng bán nội địa
Thâm nhập thị trường nội địa.
S1,S2,S3,S5+O2,O3,O4: Đẩy mạnh tiếp thị tăng thị phần xuất khẩu
Thâm nhập thị trường xuất khẩu.
S1,S2,S4,S5+O1,O4: Mua đối thủ nhỏ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Kết hợp hàng ngang.
S1,S2,S5+O4: Tìm thị trường xuất khẩu mới.
Phát triển thị trường xuất khẩu.
CHIẾN LƯỢC S – T
S1,S4+T2: Mua đối thủ cạnh tranh giảm sức ép cạnh tranh.
Kết hợp theo chiều ngang.
S1,S2,S4,S5+T4: Mở chi nhánh đại diện để phân phối sản phẩm ở thị trường xuất khẩu.
Kết hợp xuôi về phía trước.
W - ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)
W1. Thương hiệu còn yếu.
CHIẾN LƯỢC W – O
W1,W5+O1,O5: Đẩy mạnh hoạt động marketing ở thị trường nội địa để đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
CHIẾN LƯỢC W - T
W4,W5,W6+T4: Mở chi nhánh ở nước ngoài, để phân phối sản phẩm.
2006-2010
nguyên liệu.
W3. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới kém.
W4. Trình độ nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập.
W5. Hoạt động marketing yếu. W6: Kênh phân phối xuất khẩu yếu.
W7. Thiếu vốn dự trữ nguyên liệu.
Thâm nhập thị trường nội địa.
W1,W4,W5+O2,O3,O4: Khắc phục các điểm yếu để tăng thị phần xuất khẩu gạo
Thâm nhập thị trường xuất khẩu
W3,W5+O1,O4: Tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm
W2+T3: Đảm bảo kiểm soát nguồn nguyên liệu
Kết hợp dọc về phía sau.
5.2.2. Ma trận chiến lược chính
2006-2010
VỊ THẾ CẠNH TRANH
YẾU
THỊ TRƯỜNG TĂNG TRƯỞNG NHANH Góc tư II
1. Phát triển thị trường. 2. Thâm nhập thị trường. 3. Phát triển sản phẩm. 4. Kết hợp theo chiều ngang. 5. Loại bỏ. 6. Thanh lý. Góc tư I 1. Phát triển thị trường. 2. Thâm nhập thị trường. 3. Phát triển sản phẩm. 4. Kết hợp về phía trước. 5. Kết hợp về phía sau. 6. Kết hợp theo chiều ngang. 7. Đa dạng hóa tập trung.
Góc tư III
1. Giảm bớt chi tiêu. 2.. Đa dạng hóa tập trung. 3. Đa dạng hóa theo chiều ngang.
4. Đa dạng hóa liên kết. 5. Loại bỏ.
6. Thanh lý.
Góc tư IV
1. Đa dạng hóa tập trung. 2. Đa dạng hóa theo chiều ngang.
3. Đa dạng hóa liên kết. 4. Liên doanh.
THỊ TRƯỜNG TĂNG TRƯỞNG CHẬM
VỊ THẾ CẠNH TRANH
MẠNH
Dựa vào phân tích các môi trường ta thấy ngành đang tăng trưởng nhanh và công ty AFIEX đang có vị thế cạnh tranh mạnh nên công ty hiện đang ở góc tư thứ nhất của ma trận chiến lược chính. Do đó các chiến lược công ty có thể áp dụng là: phát triển thị trường, thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang. Ta thấy các chiến lược trong ma trận SWOT đều trùng hợp với các chiến lược này nên các chiến lược được đề xuất trong ma trận SWOT là phù hợp để xem xét và lựa chọn.
5.2.3. Phân tích ma trận SWOT
2006-2010
Tận dụng thế mạnh của mình về vốn, về công suất chế biến lớn công ty thâm nhập vào thị trường nội địa. Thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng mà các công ty khác đang khai thác tuy nhiên AFIEX chưa tham gia vào lĩnh vực gạo thương hiệu. Với chiến lược này sẽ giúp cho công ty tăng thị phần gạo ở thị trường nội địa, vì đa số dân