xưởng, cơ sở kinh doanh dịch vụ… Tính đến giữa năm 2003, riêng các cơ quan hành chính sự nghiệp cho thuê khoảng 1 triệu 320 nghìn mét vuông nhà, đất. Tuy nhiên việc cho thuê này đang gây lãng phí và thất thoát lớn cho Nhà nước cần phải có biện pháp chấn chỉnh ngay. Bên cạnh đó, một loại hình giao dịch hiện đang tăng tại các đô thị là việc nhiều hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở, ki ốt, văn phòng… cho các cá nhân, tổ chức thuê để mở cửa hàng, kinh doanh dịch vụ, làm văn phòng… và cho học sinh, sinh viên, người lao động ngoại tỉnh thuê làm chỗ ở. Tuy nhiên, đa số những giao dịch này không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, nên rất khó nắm bắt được chính xác.
- Giao dịch thế chấp, góp vốn liên doanh bằng đất đai, Bất động sản đã mở rộng đáng kể, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Về thế chấp, sự mở rộng này thể hiện ở chỗ số vốn cho vay có sự thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản tăng khá mạnh. Dư nợ cho vay năm 1998/1993=7,3 lần, cuối năm 2003 gấp 3 lần so với cuối năm 1998. Tỷ trọng dư nợ cho vay có thế chấp giá trị quyền quyền sử dụng đất và bất động sản cuối năm 2003 chiếm khỏang 25% tổng dư nợ.
- Với quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã phát triển, với nhiều dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong phần lớn các dự án liên doanh với nước ngoài, phần vốn góp của phía Việt Nam là bằng giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản. Theo ước tính, đến giữa năm 2003, tổng giá trị quyền sử dụng đất của bên Việt Nam góp vốn vào các dự án liên doanh với nước ngoài lên đến 3 tỷ USD, tương đương với hơn 48.000 tỷ đồng Việt Nam.
2.2.1.3 Giá cả trên thị trường bất động sản:
Từ khi Luật đất đai ra đời năm 1993 cho phép các tổ chức, cá nhân mua bán, chuyển nhượng đất đai, bất động sản. Từ đó đến nay đã thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua hai cơn “sốt”. Đó là cơn “sốt” bất động sản vào những năm 1994- 1996 và cơn “sốt” thứ hai vào những năm 2001-2003. Cứ qua mỗi cơn “sốt” thì giá cả bất động sản tăng rất cao và hình thành một mặt bằng giá mới. Theo nhiều
chuyên gia nhận định giá cả bất động sản Việt Nam trong giai đọan hiện nay đang ở mức cao nhất thế giới. Một số nơi tại Hà Nội, giá cả nhà đất gần bằng với giá tại Tokyo, Nhật Bản trong khi đó thì thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội thấp hơn khỏang 40-50 lần thu nhập bình quân tại Tokyo. Tại Châu Âu, một ngôi nhà điển hình giá thường gấp 4-5 lần lương hằng năm, khi con số này lên đến hơn 6 lần họ đã coi đó là điều bất bình thường. Còn ở Việt Nam thu nhập bình quân của tầng lớp khá giả ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vào khỏang 5.000 USD/ năm trong khi giá phổ biến của một căn hộ hạng trung ở đây vào khỏang 50.000 USD tức là gấp 10 lần lương hằng năm. Điều đó có nghĩa là giá bất động sản ở Việt Nam đang ở mức không bình thường so với mặt bằng chung của thế giới. Ở Hà Nội, ngay cả giá bán cho các đối tượng chính sách cũng ở mức 6 triệu đồng/m2, mức giá phi thực tế đối với khả năng mua của đối tượng này.
1800 1500 1500 800 1200 800 1600 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
Pacific Place The Manor Chelsea Park Hoa Binh Int'l Towers
Ciputra Golden Westlake
Hình 2.1: Giá cả một số căn hộ chung cư tại Hà Nội (USD/m2) (Nguồn: CB Richard Ellis)
Chính vì giá cả quá cao mà có rất nhiều người không thể mua được nhà để ở. Cuộc khảo sát trên 1103 người tại một số thành phố đang ở trong các nhà chung cư cũng cho thấy có tới hơn 60% số người không thỏa mãn với tình trạng nhà ở hiện nay với tỷ lệ nhà tạm là 19.37 % và nhà ở bán kiên cố là 41.65% 3 .