2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Bảo Sơn
Cùng với chính sách của Đảng và nhà nước ta, công tác đối nội đối ngoại phát triển đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân nhiều tổ chức quốc tế đầu tư, giao lưu hợp tác kinh doanh và tham quan du lịch. Thực tế khách công vụ khách du lịch, thương nhân đến Việt Nam ngày càng gia tăng. Nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ lưu trú, kinh doanh ngành khách sạn đang được nhà nước khuyến khích, có triển vọng phát triển.
Ngày 27 tháng 3 năm 1990, theo quy định 1588 CNN- TCLD đã đổi tên Công ty liên doanh may mặc, xuất nhập khẩu và dịch vụ thành Công ty dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm( tên giao dịch quốc tế là RESTOVTEX. Ltd). Cho đến ngày 16-6-2003, Công ty đã đăng kí thay đổi tên làn thứ 8 với tổng số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, và kinh doanh các ngành nghề sau:
1- Sản xuất, gia công hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ. 2- Kinh doanh thương nghiệp, khách sạn.
3- Dịch vụ du lịch.
5- Sản xuất, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và các mặt hàng trang trí nội thất.
6- Lữ hành du lịch.
7- Dịch vụ thuê mướn văn phòng cho các đối tượng trong và ngoài nước. 8- Buôn bán dược phẩm, dụng cụ y tế thông thường.
9- Khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. 10- Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Công ty dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm đã đầu tư xây dựng khách sạn quốc tế Bảo Sơn vào cuối tháng 11 năm 1993. Do vậy đây là một doanh nghiệp tư nhân thuộc sự quản lý của Công ty dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm. Giai đoạn một của dự án được hoàn thành và khai trương vào tháng 12 năm 1995. Trong quá trình hoạt động, giai đoạn xây dựng lần hai vẫn tiếp tục được thực hiện để hoàn thành phần quan trọng nhất vào tháng 12 năm 1997.
Khách sạn có địa chỉ tại số 50, đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Khách sạn Bảo Sơn được xây dựng trên mặt bằng diện tích là 5000m2. Khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại gồm hai đơn nguyên nhà 8 tầng tạo thành hình chữ T. Theo như thiết kế thì khách sạn có 164 phòng. Tuy nhiên do khách du lịch vào Việt Nam không ổn định nên công ty Restovtex cho 92 phòng hoạt động. Ngoài ra khách sạn có 3 nhà hàng ăn: nhà hàng ăn Âu, nhà hàng ăn Á và nhà hàng đặc sản Việt Nam với dung lượng khoảng 850 chỗ ngồi, 6 phòng hội thảo lớn nhỏ, 1 vũ trường, 11 phòng karaoke. Với hệ thống cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, khách sạn Bảo Sơn đã được nhà nước công nhận là đạt tiêu chuẩn của một khách sạn 4 sao.
Trong năm 1998, khách sạn đã lọt vào danh sách Topten của Việt Nam về mức tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Ngày 23 tháng 3 năm 2002, khách sạn đã được nhận giải thưởng cúp vàng chất lượng và công nghệ do tổ chức International Initiative Directions( viết tắt là BID ) trao tặng.
Trong quá trình hoạt động, khách sạn đã đón tiếp nhiều vị khách quốc tế khách tham dự liên hoan phim Đông Nam Á(tháng 4-1997), các quan khách tham dự hiệp hội các quốc gia nói tiếng Pháp(tháng 10-1997), đón tiếp các đội bóng tham dự Tiger Cup(tháng 8-1998). Sản phẩm dịch vụ ngày một nâng cao chất lượng, kết quả kinh doanh ngày càng cao.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lí của khách sạn
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lí
Là một doanh nghiệp tư nhân, Khách sạn Bảo Sơn có cơ cấu tổ chức gồm nhiều bộ phận để giúp cho việc quản lý dễ dàng và phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế thị trường.
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Ban giám đốc: là những người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm
về toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn, đề ra các biện pháp cần thiết để quyết định cơ cấu tổ chức, phân rõ quyền hạn và nghĩa vụ của từng bộ phận trong khách sạn.
- Phòng nhân sự: Có chức năng quản lý các hoạt động hoạch định nhân
sự, tuyển dụng, bố trí và sử dụng nhân sự, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá nhân viên, đãi ngộ nhân sự… Mặt khác, phòng nhân sự còn trợ lý giám đốc trong việc sử dụng và bố trí người đúng việc.
- Bộ phận tài chính: đây là bộ phận có chức năng kiểm soát toàn bộ hoạt
động của khách sạn về mặt tài chính. Đứng đầu là kế toán trưởng có trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn sau kỳ hoạt động. Đồng thời phải đưa ra kế hoạch tài chính cho kỳ sau.
- Phòng Marketing: Họ có chức năng tiến hành các hoạt động nghiên cứu
thị trường, nghiên cứu khách hàng, trợ giúp giám đốc trong việc xây dựng các chiến lược và chính sách kinh doanh.
- Phòng du lịch: Công việc của họ là tổ chức các tour du lịch cho khách
trong và ngoài khách sạn. Và còn có đội ngũ hướng dẫn viên thành thạo, biết nhiều ngoại ngữ.
- Phòng công trình: Công việc của họ là sửa chữa các sự cố về kĩ thuật xảy ra trong khách sạn.
- Phòng bảo vệ: Bộ phận này có chức năng giúp cho các hoạt động của
khách sạn được thông suốt, bảo vệ an toàn về tài sản và tính mạng cho khách, bảo vệ tài sản cho khách sạn.
- Bộ phận lễ tân: Là cầu nối giữa khách và các bộ phận khác trong khách
sạn. Họ có chức năng đón tiếp, giải quyết các các nhu cầu của khách, quản lý và thực hiện các thủ tục thanh toán kịp thời khi khách rời khỏi khách sạn. Bộ phận
này còn giúp giám đốc khách sạn nắm vững tình hình khách lưu trú, thông tin về cơ cấu khách.
- Bộ phận buồng: Nhiệm vụ của họ là làm vệ sinh toàn bộ buồng phòng,
thực hiện các dịch vụ như nhận giặt là, kiểm tra đồ uống trong phòng, tiếp nhận các yêu cầu khác của khách. Mỗi tầng đều có một bàn trực, nhân viên trực buồng có trách nhiệm theo dõi khách và ghi vào sổ chấm khách, báo hỏng các trang thiết bị trong phòng cho lễ tân sau đó báo cho tổ sửa chữa để thay thế ngay giúp cho quá trình phục vụ được liên tục.
- Bộ phận bàn, bar, bếp: Họ có chức năng phục vụ ăn uống hàng ngày cho
khách và tổ chức các bữa tiệc.
Nói chung, trong Khách sạn Bảo Sơn có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có công việc riêng, chức năng riêng và hoạt động rất linh hoạt. Tất cả các quy định đưa ra và được thực hiện rất nhanh chóng bởi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận chuyên trách trong khách sạn. Hầu hết tất cả các nhân viên dù là lao động trực tiếp hay lao động gián tiếp đều có tinh thần trách nhiệm phẩm chất đạo đức tốt, thái độ tận tình chu đáo, họ đều là những người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tốt, song ngoại ngữ còn yếu ở một số bộ phận.
2.1.3 Điều kiện kinh doanh bên ngoài của khách sạn Bảo Sơn
Nền kinh tế phát triển tác động trực tiếp và nhiều mặt đến hoạt động kinh doanh khách sạn. Khi kinh tế phát triển người dân có cuộc sống ổn định, mức sống được nâng cao. Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật nên nhận thức của con người ngày một nâng cao, con người không chỉ có nhu cầu về ăn ở, tiêu dùng các dịch vụ khác mà còn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh mình. Du lịch đã là một nhu cầu thiết yếu của con người.
Việt Nam có nền chính trị ổn định, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng. Bất cứ một xáo động chính trị, xã hội nào dù lớn hay nhỏ đều có ảnh hưởng đến kinh doanh khách sạn.
Trong những năm vừa qua, ngành kinh doanh khách sạn được Nhà nước quan tâm, môi trường đầu tư trong nước được cải thiện nên đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác Nhà nước đã có chính sách đa phương hoá mối quan hệ đối ngoại, mở rộng đường bay, đường vận chuyển cho nên khách du lịch vào nước ta đã tăng với số lượng đáng kể. Số lượng các khách sạn được xây dung ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu của khách du lịch đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu. Điều này khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường kinh doanh khách sạn ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn.
Ảnh hưởng của văn hoá xã hội đối với hoạt động kinh doanh khách sạn là rất lớn. Việt Nam với 64 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng nên nền văn hoá rất đa dạng và phong phú. Đây là một trong những yếu tố văn hoá hấp dẫn để đưa Việt Nam trở thành một điểm đến của khách du lịch.
Việc gia nhập ASEAN của Việt Nam là sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Nó đã mở ra một cánh cửa rộng lớn cho thị trường du lịch Việt Nam. Trên thực tế ngành du lịch Việt Nam đã và đang chuẩn bị tích cực cho chương trình hội nhập của mình vào sự phát triển chung của du lịch các nước ASEAN.
Những điều kiện kinh doanh bên ngoài này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói chung và của khách sạn Bảo Sơn nói riêng.
2.1.4 Kết quả kinh doanh của khách sạn Bảo Sơn
Trong những năm qua mặc dù phải chịu sức ép khá lớn trong việc cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và do những cuộc khủng bố trên thế giới, các nạn dịch đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và của khách sạn Bảo Sơn nói riêng. Điều đó làm cho tính cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt và quyết liệt hơn. Nhưng do sự cố gắng và lỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể cán
bộ công nhân viên trong khách sạn, Khách sạn Bảo Sơn vẫn tồn tại, đứng vững và dần khẳng định vị thế riêng của mình trên thị trường kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay. Điều này được thể hiện rõ qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bảo Sơn trong hai năm 2003- 2004.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bảo Sơn trong 2 năm 2003- 2004 Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 So sánh + - % 1. Tổng doanh thu Tr.đ 27.197,08 31.085,25 +3.888,17 14,3 -Doanh thu lưu trú Tr.đ 15.964,34 18.487,21 +2.522,87 15,8
Tỷ trọng % 58,70 59,47 (+0,77)
-Doanh thu ăn uống Tr.đ 7.485,21 7.920,52 +435,31 5,82
Tỷ trọng % 27,52 25,48 (-2,04)
-Doanh thu dịch vụ bổ sung Tr.đ 3.747,53 4.677,52 +929,99 24,82
Tỷ trọng % 13,78 15,05 (+1,27)
2. Tổng chi phí Tr.đ 24.962,79 28.405,7 +3.442,91 13,8
- Tỷ suất chi phí % 91,78 91,38 (-0,4)
3. Nộp ngân sách Tr.đ 1359,83 1554,26 +194,41 14,3
4. Tổng lợi nhuận Tr.đ 874,46 1125,29 +250,83 28,68
- Tỷ suất lợi nhuận % 3,22 3,62 (+0,4)
5. Công suất sử dụng phòng % 79 81 (+2)
Qua bảng có thể thấy tình hình kinh doanh của khách sạn Bảo Sơn như sau:
- Về doanh thu của khách sạn Bảo Sơn
Tình hình thực hiện doanh thu của khách sạn Bảo Sơn năm 2004 nhìn chung là tốt, doanh thu tăng với số tiền và tỷ lệ khá. Tổng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 14,3% tương ứng tăng 3888,17 triệu đồng. Trong đó:
- Doanh thu lưu trú tăng 15,8% tương ứng tăng 2522,87 triệu đồng - Doanh thu ăn uống tăng 5,82% tương ứng tăng 435,31 triệu đồng.
- Doanh thu dịch vụ bổ sung tăng 24,82% tương ứng tăng 929,99 triệu đồng. Có thể nói doanh thu của khách sạn Bảo Sơn chủ yếu là doanh thu từ bộ phận kinh doanh lưu trú. Chiếm 59,47% trong tổng doanh thu của toàn khách sạn và so với năm 2003 tăng 0,77%. Doanh thu ăn uống chiếm tỷ trọng 25,48% trong tổng doanh thu và so với năm 2003 giảm 2,04%. Doanh thu dịch vụ bổ sung chiếm tỷ trọng 15,05% và so với năm 2003 tăng 1,27%.
- Về chi phí
Do phải đầu tư cho việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu khách hàng nên tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của khách sạn năm 2004 so với năm 2003 tăng 13,8% tương ứng tăng 3442,91 triệu đồng. Chi phí tăng nhưng tỷ suất chi phí lại giảm 0,4%. Thêm vào đó tỷ lệ tăng của doanh thu nhanh hơn tỷ lệ tăng của chí phí điều này khẳng định khách sạn rất cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí nên hoạt động kinh doanh của khách sạn vẫn được đánh giá là tốt.
- Về lợi nhuận của khách sạn Bảo Sơn
Tổng mức lợi nhuận của khách sạn năm 2004 so với năm 2003 tăng 28,68% tương ứng tăng 250,83 triệu đồng. Lợi nhuận tăng làm tỷ suất lợi nhuận cũng tăng theo với tỷ lệ 0,4%. Điều này chứng tỏ khách sạn đã sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kĩ thuật để kinh doanh.
2.2 SỨC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN BẢO SƠN
2.2.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của khách sạn Bảo Sơn
2.2.1.1 Thị trường kinh doanh của khách sạn
* Thị trường truyền thống:
Đối tượng khách quốc tế chủ yếu của khách sạn Bảo Sơn là khách Châu Á, khách từ các nước Âu Mỹ. Trong mấy năm gần đây thì lượng khách du lịch
Trung Quốc, Nhật có xu hướng tăng mạnh. Tập khách này đến Việt Nam chủ yếu với mục đích là đi du lịch nên họ không yêu cầu mức độ phục vụ cũng như chất lượng phục vụ là quá cao. Thời gian lưu trú trung bình khoảng 1 tuần. Khách đi tour và theo mục đích du lịch thuần tuý thường lưu trú trong khoảng thời gian 1-2 tuần. Khách du lịch balô đi riêng lẻ ít ngày hơn.Với mức chi phí trung bình nhưng với số lượng đông thì tập khách này cũng góp phần quyết định trong tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.
Khách nội địa đến khách sạn chủ yếu là khách công vụ. Đối tượng này không yêu cầu chất lượng dịch vụ là cao mà họ chỉ yêu cầu về tiện nghi và điều kiện thuận lợi để họ có thể làm việc. Khách công vụ có khả năng chi trả không cao so với khách quốc tế nhưng họ thường lưu trú dài ngày hơn khách du lịch có thể hàng tuần hoặc nửa tháng. Ngoài ra còn phải kể đến khách đặt tiệc cưới, hội nghị, hội thảo tại khách sạn.
Bảng 2.2 Cơ cấu khách tại khách sạn Bảo Sơn
Cơ cấu khách ĐVT Năm 2003 Năm 2004 tăng trưởng(%)Tốc độ 1. Theo phạm vi DL - Khách quốc tế - Khách nội địa Lượt % Lượt % 122.893 65 66.175 35 137.250 60 91.500 40 +11,68 (-5) +38,27 (+5) 2. Theo mục đích DL - Khách thương mại - Khách du lịch - Khách khác Lượt % Lượt % Lượt % 94.534 50 90.753 48 3.781 2 114.375 50 107.513 47 6.863 3 +20,99 (0) +18,47 (-1) +77,29 (+1) 3. Tổng cộng Lượt 189.068 228.750 20,99
Cả khách quốc tế và khách nội địa đều chủ yếu chi tiêu cho dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống.
Bảng 2.3 Tỷ trọng chi tiêu dịch vụ của khách tại khách sạn Bảo Sơn ĐVT: %
Thị trường khách Lưu trú Ăn uống Dịch vụ bổ sung
Khách quốc tế 80 15 5
Khách nội địa 76 20 4
* Thị trường tiềm năng: Trong vài năm trở lại đây, khách sạn đã hướng chiến lược
khai thác vào thị trường Trung Quốc, Nhật. Ngoài ra một thị trường khách quan trọng nữa cũng được doanh nghiệp chú trọng đến đó là các cuộc hội nghị, hội thảo.