Các chỉ tiêu biểu hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Bảo Sơn (Trang 25 - 27)

nhân tố cạnh tranh đã giúp doanh nghiệp phát hiện ra những nhu cầu mới nảy sinh khi khách sạn nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường.

Nâng cao sức cạnh tranh giữa các khách sạn là cần thiết vì qua đó các khách sạn thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình mà có sự chủ động trong sản xuất kinh doanh, phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu và rủi ro có thể xảy ra.

Nâng cao sức cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp giảm được tính thời vụ trong sản phẩm của mình. Bởi các nhà kinh doanh sẽ có các giải pháp, phương hướng kinh doanh vào các thời vụ khác nhau.

Nâng cao sức cạnh tranh trên sản phẩm sẽ là động lực để các khách sạn tạo cho mình nhiều sản phẩm mới, sản phẩm độc đáo và sự đa dạng về chủng loại. Như vậy sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Đó là điều cần thiết để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Nâng cao sức cạnh tranh của một khách sạn còn giúp nó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, mở rộng quan hệ đối tác trong nước và ngoài nước. Mà trong nền kinh tế hiện nay, để kinh doanh được thì phải tạo lập cho mình mối quan hệ tốt với bạn hàng, nhà cung ứng.

Tóm lại, trong nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và các khách sạn nói riêng cần chú ý rằng vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của một doanh nghiệp là điều kiện không thể thiếu được trong chiến lược kinh doanh.

1.3.3 Các chỉ tiêu biểu hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn khách sạn

a) Thị phần của doanh nghiệp

Thị phần của khách sạn chính là chỉ tiêu kinh tế thể hiện khả năng của doanh nghiệp trên thị trường. Trên một phân đoạn thị trường nếu doanh nghiệp có

thị phần lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã tận dụng tốt khả năng của mình để kinh doanh. Chiếm thị phần lớn doanh nghiệp có khả năng chi thị trường, tấn công đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có thị phần nhỏ chứng tỏ tiềm lực của doanh nghiệp không lớn, do vậy sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Có thể nói răng doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn sẽ chiếm được thị phần lớn, doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ thể hiện sức cạnh tranh nhỏ.

b) Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, không ngừng mở rộng sản xuất, thắng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì phải thu được lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Khối lượng lợi nhuận mà doanh nghịêp thu được không những thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn thể hịên rõ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường như thế nào. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu thường xuyên, tuy nhiên vị trí của nó cũng thay đổi phù hợp với từng trường hợp cụ thể, từng giai đoạn cụ thể. Chất lượng và số lượng dịch vụ, sự mở rộng hay thu hẹp chủng loại, chi phí kinh doanh và mức giá có thể bán được của mỗi loại hàng hoá là những yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau và sẽ quyết định mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được.

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp thể hiện qua lượng khách, doanh thu và lợi nhuận. Đây chính là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn và các nhà hoạch định chính sách kinh doanh sẽ dựa vào đó để đưa ra các chiến lược kinh doanh thích ứng giúp khách sạn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

c) Khả năng nhanh nhạy trước những biến động của thị trường và trước những động thái của đối thủ cạnh tranh

Môi trường kinh doanh bao gồm rất nhiều yếu tố khách quan doanh nghiệp không thể kiểm soát nổi như: an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội… Bởi vậy để có thể tồn tại thì các khách sạn cần phải có sự nhanh nhạy của mình để dự báo trước được tình hình có thể xảy ra trong tương lai nhằm đưa ra các biện pháp giúp

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Bảo Sơn (Trang 25 - 27)