Việc dự báo chính xác nhu cầu đá xây dựng tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho Nhà nước có cơ sở điều hành nền kinh tế và các doanh nghiệp định hướng được chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.
Căn cứ tình hình sản xuất và tiêu thụ đá xây dựng từ năm 2001 đến năm 2005 (ước) và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chúng tôi đưa ra dự báo nhu cầu đá xây dựng đến năm 2015. Dự báo này không bao hàm nhu cầu đá xây dựng ở các tỉnh Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu, vì các tỉnh này tự sản xuất và cung ứng đủ trong tỉnh và không cạnh tranh với nơi khác.
2.3.1. Phương pháp dự báo
2.3.1.1. Bản chất của phương pháp dự báo
Khi chúng ta tiến hành dự báo, phải căn cứ trên các số liệu phản ánh tình hình thực tế hiện tại, quá khứ, căn cứ vào xu thế phát triển của tình hình, dựa vào các mô hình toán học để dựđoán tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai.
Nhu cầu thị trường luôn biến động theo thời gian và trong những điều kiện nhất định nó thường biến động theo một xu hướng nào đó và để phát hiện được xu hướng
44
phát triển của nhu cầu, chúng ta cần thu thập các số liệu trong quá khứđể có được một dãy số thời gian.
Qua số liệu nhu cầu thực tếđá xây dựng từ năm 2001 đến năm 2005 (Bảng 16), ta nhận thấy các số liệu tăng tương đối điều đặn, vì vậy ta có thể sử dụng phương pháp dự báo đường thẳng thống kê.
2.3.1.2. Công thức dùng để dự báo
Sử dụng phương trình đường thẳng có dạng :
Y = aX + b
Trong đó : X : thứ tự thời gian ;
Y : số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ ; n : số lượng các số liệu có được trong quá khứ ; Yc : nhu cầu dự báo trong tương lai.
2.3.2. Dự báo nhu cầu đá xây dựng đến năm 2015
2.3.2.1. Ở tỉnh Đồng Nai
Theo phụ lục 11, phương trình dự báo có dạng : Yc = 0,371X + 2,214 Từ phương trình này, chúng ta dự báo nhu cầu đá xây dựng như bảng 21
Nhìn vào bảng 21, chúng ta thấy nhu cầu đá xây dựng tăng đến năm 2010 là 4,811 triệu m3, năm 2015 là 6,666 triệu m3 tức là tăng 2,7 lần so với hiện nay.
Bảng 21. Dự báo nhu cầu đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai đến năm 2015
Năm dự báo Nhu cầu đá xây
dựng (triệu m3) Tỷ l2005 (%) ệ tăng so với 2006 3,327 37% 2007 3,698 52% 2008 4,069 67% 2009 4,440 83% 2010 4,811 98% ………….. ………….. ………….. 2015 6,666 174% 2.3.2.2. Ở các tỉnh Nam Bộ
45
Từ phương trình này, chúng ta dự báo nhu cầu đá xây dựng như Bảng 22
Nhìn vào bảng 22, chúng ta thấy nhu cầu đá xây dựng tăng, đến năm 2010 là trên 26 triệu m3, năm 2015 là 36,536 triệu m3 tức là tăng hơn gấp đôi so với hiện nay.
Bảng 22. Dự báo nhu cầu đá xây dựng ở các tỉnh Nam Bộđến năm 2015
Năm dự báo Nhu cầu đá xây dựng (triệu m3) Tỷ lệ tăng so với 2005 (%) 2006 18,401 15% 2007 20,416 27% 2008 22,431 40% 2009 24,446 52% 2010 26,461 65% ………….. ………….. ………….. 2015 36,536 128%
2.4. ỨNG DỤNG MA TRẬN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ BÁO NHU CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ Ở TỈNH ĐỒNG NAI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ Ở TỈNH ĐỒNG NAI
2.4.1. Ứng dụng ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) Bảng 23. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Bảng 23. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Thứ tự Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng 1 Chính trị ổn định, Nhà nước chủ trương khuyến
khích phát triển các thành phần kinh tế 0,1 3 0,3
2 Dự báo nhu cầu về đá xây dựng tiếp tục tăng mạnh ở thị trường khu vực Nam Bộ trong những năm sắp tới
0,14 3 0,42
3 Nhiều công trình trọng điểm có nhu cầu rất lớn về sản phẩm đá có chất lượng cao, sản phẩm đa dạng
0,12 3 0,36
4 Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi (thông qua Quỹ phát triển sản xuất Đồng Nai)
0,1 3 0,3
5 Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn
46
6 Những quy định về khai thác tài nguyên khoáng sản, về an toàn, môi trường và sử dụng vật liệu nổ ngày càng chặt chẽ và chi phí phục hồi môi trường sau khi khai thác nhiều hơn
0,15 2 0,3
7 Chi phí đền bù đất, nhà cửa, cây cối cho dân để thành lập, mở rộng mỏ khai thác ngày càng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp
0,14 3 0,42
8 Các đối thủ cạnh tranh tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị có công suất lớn, hiện đại để nâng cao sản lượng
0,1 3 0,3
9 Giá nhiên liệu, điện có xu hướng ngày càng tăng
ảnh hưởng hoạt động sản xuất - kinh doanh 0,05 2 0,1 10 Ô nhiễm môi trường sống do bụi khói từ hoạt
động sản xuất
0,05 2 0,1
Tổng cộng 1,00 2,70
Theo bảng 23, tổng cộng số điểm quan trọng là 2,70. Số điểm này xấp xỉ mức trung bình là 2,50 cho thấy các doanh nghiệp khai thác đá ở Đồng Nai phản ứng ở mức trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. Bảng 23 cũng chỉ ra rằng, các yếu tốảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động của ngành khai thác đá ở Đồng Nai trong thời gian tới là : nhu cầu về VLXD, những quy định về khai khoáng, chi phí đền bù.
2.4.2. Ứng dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh
Song song với việc ứng dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), để có thểđánh giá và phân tích một cách đầy đủ hơn về những ưu thế và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, chúng ta sử dụng công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến hai đối thủ cạnh tranh mạnh và đáng ngại nhất của BBCC là hình ảnh hai công ty : DHA và M&C.
Bảng 24. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
S Các yếu tố thành công Mức BBCC DHA M&C
tt độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Chất lượng sản phẩm 0,12 4 0,48 3 0,36 3 0,36 2 Có đội ngũ công nhân 0,08 4 0,32 4 0,32 4 0,32
47 kỹ thuật có tay nghề 3 Cạnh tranh về giá cả 0,12 2 0,24 2 0,24 3 0,36 4 Năng lực cung cấp 0,08 4 0,32 2 0,16 3 0,24 5 Thị phần 0,06 4 0,24 2 0,12 3 0,18 6 Lợi thế về vịtrí 0,10 4 0,40 2 0,20 3 0,30 7 Khả năng về tài chính 0,07 4 0,28 3 0,21 4 0,28 8 Chủđộng về thiết bị 0,04 3 0,12 2 0,08 3 0,12 9 Máy móc hiện đại 0,08 3 0,24 2 0,16 3 0,24 10 Hiểu biết về khách hàng truyền thống 0,04 3 0,12 2 0,08 3 0,12 11 Đa dạng hóa sản phẩm 0,08 4 0,32 2 0,16 3 0,24 12 Cơ cấu tổ chức 0,08 2 0,16 3 0,24 3 0,24 13 Chi phí sản xuất 0,05 2 0,10 3 0,15 4 0,20 Tổng cộng 1,00 3,34 2,48 3,20
Bảng 24 cho thấy, tổng số điểm quan trọng của BBCC là 3,34, cao nhất so với DHA và M&C. Như vậy, BBCC được xếp vị trí thứ nhất, tiếp theo sau là M&C và cuối cùng là DHA. Tuy nhiên, tổng số điểm quan trọng của M&C xấp xỉ với BBCC cho thấy đây là đối thủđáng lo ngại nhất của BBCC. Do vậy, việc xây dựng chiến lược của BBCC cần tiếp tục phát huy những mặt mạnh, hoàn thiện những điểm yếu của mình so với M&C là việc rất cần thiết trong thời gian tới như giảm chi phí sản xuất và về giá bán.
Tóm lại, chúng ta rút ra một số nhận xét như sau :
- Nhu cầu vềđá xây dựng từ nay đến năm 2015 tăng lên rất nhanh, đến năm 2015 tỉnh Đồng Nai tăng 174% và khu vực Nam Bộ tăng 128% so với năm 2005.
- Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai có năng lực sản xuất kinh doanh cao nhất, chiếm 58% đến 67% tổng sản lượng của toàn khu vực và chiếm 69% đến 74% thị phần tiêu thụở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL.
- Ngành sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai có lợi thế so sánh về giá vận chuyển thấp vì các mỏđá lớn của tỉnh đều nằm gần các tuyến giao thông thủy mà cước vận chuyển đường sông thấp hơn nhiều so với vận chuyển đường bộ.
- Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai là các doanh nghiệp cùng ngành nghềở tỉnh Bình Dương.
48
- Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới là nhu cầu về vật liệu xây dựng, các quy định về khai khoáng, chi phí đền bù.
- Quy mô các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai còn nhỏ, có vốn thấp (dưới 10 tỷđồng chiếm đến 74%). Các DNNN bố trí lao động chưa hợp lý, dư thừa lao động làm tạp vụ nhưng thiếu lao động sản xuất trực tiếp ; hầu hết lao động tại các doanh nghiệp tư nhân có trình độ thấp hoặc chưa qua đào tạo.
- Công nghệ sản xuất đá chưa đồng bộ.
- Giá bán và chi phí sản xuất của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai còn cao so với các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương.
- Tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Công tác marketing tại các doanh nghiệp còn thiếu và yếu.
Như vậy, tìm giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tình Đồng Nai trong thời gian tới là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách.
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT -
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHAI
THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. QUAN ĐIỂM KHI ĐỀ RA GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
Các chiến lược đề ra phải phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước theo chủ trương :
- Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
49
- Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.
- Phù hợp tình hình chung của ngành như : cung - cầu, định hướng phát triển chung theo quy hoạch ngành khai thác VLXD, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào các khâu chủ yếu như khai thác, sản xuất … đáp ứng nhu cầu xã hội về VLXD.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ Ở TỈNH ĐỒNG NAI THÁC ĐÁ Ở TỈNH ĐỒNG NAI
Các giải pháp chiến lược để năng cao năng lực sản xuất – kinh doanh các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai được lập theo ma trận SWOT, ma trận được lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở các chương 1 và 2 (Khung 1).
3.2.1. Lập ma trận SWOT Khung 1. Sơ đồ SWOT Khung 1. Sơ đồ SWOT Các cơ hội (O) 1) Nhu cầu về sản phẩm đá tiếp tục tăng mạnh ở khu vực Nam Bộ trong thời gian sắp tới 2) Nhiều công trình có nhu cầu lớn về đá xây dựng, chất lượng cao, sản phẩm đa dạng 3) Nhà nước khuyến khích đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi (thông qua Quỹ phát triển sản xuất Đồng Nai) 4) Cự ly vận chuyển xuống phương tiện Các đe dọa (T)
1) Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và mở rộng việc quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư … làm nguồn khai thác đá mỏ bị thu hẹp.
2) Những quy định về khai thác tài nguyên khoáng sản, về an toàn, môi trường và sử dụng vật liệu nổ ngày càng chặt chẽ và chi phí phục hồi môi trường sau khi khai thác nhiều hơn 3) Chi phí đền bù đất, nhà cửa, cây cối cho dân để thành lập, mở rộng mỏ khai thác ngày càng cao ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp 4) Việc bán hàng (đá) không qua cân định lượng (bán theo xe) của đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp 5) Các đối thủ cạnh tranh tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị có công suất lớn, hiện đại để nâng cao sản lượng
6) Giá nhiên liệu, điện có xu hướng ngày càng tăng ảnh hưởng hoạt động sản xuất – kinh doanh
50 đường sông của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương xa hơn. phát sinh từ việc sản xuất đá làm ảnh hưởng cuộc sống người dân xung quanh mỏ.
Các điểm mạnh (S)
1) Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khai thác 2) Sản phẩm đá có chất lượng cao và uy tín trên thị trường 3) Có bến bãi bốc dỡđá dọc sông Đồng Nai nên việc giao hàng cho khách hàng rất chủ động, thuận lợi và nhanh chóng với chi phí vận chuyển xuống sà lan thấp 4) Có mối quan hệ thân thiện và lâu dài với nhiều đơn vị vừa là khách hàng tiêu thụ sản phẩm vừa là nhà cung ứng máy móc thiết bị, vật tư và dễ dàng huy động sản xuất khi nhu cầu sản phẩm đá tăng
5) Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất hiện đại, có đủ năng lực đáp ứng cho thị trường 6) Nhiều mỏ đá nguyên liệu có trữ lượng lớn và chất lượng tốt Đặc điểm riêng của BBCC : 7) Sản phẩm đá đa dạng đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. 8) Khả năng về vốn và tài chính lớn, đủ khả năng đáng ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. 9) Việc khép kín qui trình sản xuất làm tăng chủng loại sản phẩm cung ứng ra thị trường (bê tông nhựa nóng, công trình giao thông xây dựng) và làm tăng kênh tiêu thụđá.
10) Chất lượng sản phẩm được kiểm soát theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Kết hợp S-O : 1. S1→ S8,S10 + + O1→ O4 : Tăng cường hơn nữa đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị phần → Chiến lược thâm nhập thị trường. 2. S1,S4,S5,S6,S8 + O1→ O4 : Tìm kiếm mỏ mới có chất lượng tốt. 3. S1 → S8+O2 : Đáp ứng yêu cầu khách hàng bằng chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng → Chiến lược phát triển sản phẩm. Kết hợp S-T : S1, S5 + T7 :
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. S1, S3, S4, S5 + T6 :
Tiết kiệm nhiên liệu , điện : Giảm giá thành sản phẩm.
51 1) Cơ cấu tổ chức nặng nề,
chồng chéo, nhiều bộ phận thừa nhưng các bộ phận khác lại thiếu người nên hoạt động kém hiệu quả. 2) Thiếu bộ phận marketing để nghiên cứu thị trường, đặc biệt là tổng nhu cầu của thị trường về VLXD. 3) Máy móc thiết bị phần lớn phải thuê ngoài nên khó có thể hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất. 4) Một số máy nghiền sàng cũ, lạc hậu, năng suất thấp, cho ra sản phẩm có chất lượng kém, không ổn định nhưng chi phí sản xuất cao hơn máy có năng suất cao. 5) Trình độ và năng lực điều hành của một số cán bộ quản lý còn yếu về nghiệp vụ nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế