Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuấ t kinh doanh đá xây

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực sản xuất kinh danh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng nai đến năm 2015 (Trang 31 - 39)

2.2.2.1. Các doanh nghip sn xut – kinh doanh đá xây dng ln Đồng Nai

Toàn tỉnh Đồng Nai có tất cả 19 doanh nghiệp khai thác đá, với sản lượng sản xuất năm 2004 trên 9,9 triệu m3 đá xây dựng (Phụ lục 4), chiếm 67% sản lượng sản xuất khu vực Nam Bộ. Trong đó, có hai doanh nghiệp có sản lượng sản xuất đá lớn nhất là :

a) Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (BBCC)

- Trụ sở chính : K4/79C, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa,TP.Biên Hòa, Đồng Nai.

- Lịch sử hình thành : Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp khai thác đất Biên Hòa được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-UB, ngày 03/12/1983 của UBND TP.Biên Hòa. Ngày 20/03/1988, Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa được thành lập trên cơ sở sát nhập 03 Xí nghiệp: khai thác đất Biên Hòa, khai thác cát Biên Hòa và khai thác đá Tân Thành theo quyết định số 397/QĐ-UB của UBND TP.Biên Hòa. Ngày 13/03/1991, UBND TP.Biên Hòa tiếp tục ra quyết định số 282/QĐ-UB sát nhập Xí nghiệp quốc doanh gạch ngói Biên Hòa vào Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa. Ngày 12/11/1996, Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa được đổi tên thành Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa theo quyết định số 5425/QĐ.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai.

32

BBCC là DNNN trực thuộc UBND TP.Biên Hòa, là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập. Ngày 26/09/2003, UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 3480/QĐ.UBT về việc sáp nhập Xí nghiệp chế biến đá Tân Bản (trực thuộc Công ty Xuất nhập khấu Biên Hòa – BIHIMEX) vào BBCC. Ngày 27/07/2004, UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 3386/QĐ.UBT về việc sáp nhập Xí nghiệp khai thác đá Thiện Tân trực thuộc Công ty Công trình Giao thông vận tải Đồng Nai vào BBCC.

- Ngành nghề kinh doanh: khai thác đất, cát, đá xây dựng các loại, kinh doanh VLXD, đại lý tiêu thụ các loại VLXD do các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và bao che công nghiệp, sản xuất bê tông nhựa nóng, kinh doanh vật tư, phụ tùng máy móc thiết bị chuyên dùng và các loại cơ giới thi công.

- Thế mạnh của BBCC là cung cấp sản phẩm đá với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thỏa mãn yêu cầu khách hàng. Sở dĩ BBCC có được thế mạnh nêu trên là nhờ có các điều kiện thuận lợi cơ bản sau đây :

+ Một là, mỏđá nguyên liệu có trữ lượng lớn và chất lượng tốt ;

+ Hai là, đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khai thác đá ;

+ Ba là, có bến bãi bốc dỡ đá dọc sông Đồng Nai nên việc giao hàng cho khách hàng chủđộng, thuận lợi và nhanh chóng với chi phí vận chuyển xuống sà lan thấp ;

+ Bốn là, máy móc thiết bị sản xuất hiện đại, có năng lực sản xuất cao ; + Năm là, có khả năng về vốn lớn, thuận lợi cho đầu tư mở rộng sản xuất.

- Thị trường tiêu thụ : BBCC có thị trường tiêu thụ rộng lớn, chiếm đến 30% thị phần khu vực Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và hầu hết các tỉnh ĐBSCL : Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu ... Sản lượng đá tiêu thụ ở khu vực này hiện nay chiếm từ 70 đến 80% sản lượng tiêu thụ của BBCC.

- Các công trình lớn sử dụng đá xây dựng của BBCC trong thời gian qua như : khách sạn New World, Quốc Lộ 1A, Đường Xuyên Á (TP.HCM), Cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), Quốc lộ 51, Đường 25B (Nhơn Trạch), Quốc lộ 1K (Đồng Nai) …

- Phương thức thanh toán : Trong quá trình hoạt động kinh doanh, BBCC đã xây dựng được hệ thống đại lý bán đá xây dựng có vị trí rất thuận lợi cho giao hàng bằng đường

33

sông. Phương thức thanh toán chủ yếu là thanh toán ngay khi nhận hàng hoặc cho nợ gối đầu tối đa là 30 ngày đối với khách hàng thường xuyên. Ngoài ra, BBCC còn linh hoạt áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác như : thanh toán trước khi nhận hàng với giá bán ưu đãi, hợp đồng có bảo lãnh nợ của ngân hàng, thanh toán bù trừ tiền gia công đối với khách hàng là chủ gia công, thanh toán bù trừ khách hàng cung cấp vật tư…

- Chiến lược và kế hoạch kinh doanh : ngành sản xuất kinh doanh chủ yếu là khai thác, chế biến và kinh doanh đá, tìm kiếm và thăm dò mỏ đá xây dựng mới và từng bước hoàn thiện việc khép kín quy trình sản xuất – tiêu thụ.

- Máy móc thiết bị chủ yếu : trong thời gian qua BBCC đã đầu tư 4 máy nghiền sàng đá có công suất 200 tấn/giờ, hàng chục máy nghiền sàng đá nhỏ công suất từ 50 tấn/giờ đến 70 tấn/giờ, 5 máy khoan thủy lực hiện đại hiệu TAMROCK CHA 660, PANTERA 800, RANGER 8002 (Phần Lan), AtlasCopco ROC D7 (Thụy Điển) có đường kính lỗ khoan θ105mm, 5 máy xúc Volvo L120D(Thụy Điển), CAT 966F (Mỹ) thể tích 3m3/gàu, 1 máy đập đục Caterpillar 375 (Mỹ).

- Năng lực sản xuất đá : năng lực sản xuất đá xây dựng của BBCC tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2004 tăng hơn 64% so năm 2003 (Bảng 11).

- Trữ lượng : mỏ Bình Hóa có diện tích khoảng 30 ha, trữ lượng còn lại khoảng 10 triệu m3, mỏ Tân Bản diện tích khoảng 12 ha, trữ lượng còn lại 5,5 triệu m3, mỏ Thiện Tân diện tích 65 ha, trữ lượng 6,5 triệu m3. Ngoài ra, dự kiến cuối năm 2005, BBCC sẽ đưa vào khai thác mỏ đá Phước Tân (huyện Long Thành, Đồng Nai) có diện tích mỏ 30 ha, trữ lượng trên 11 triệu m3.

Bảng 11. Sản lượng - doanh thu - lợi nhuận của BBCC từ năm 2001 đến năm 2004

Năm Sản lượng đá xây dựng

các loại (m3) (triDoanh thu ệu đồng) Lợi nhu(triệu ận sau thuđồng) ế

2001 1.918.859 111.731 13.802

2002 2.289.941 132.829 20.280

2003 2.704.462 148.732 19.561

2004 4.439.375 244.166 18.115

34

Với lợi thế về trữ lượng mỏ, chất lượng mỏ, vị trí mỏ thuận lợi và quy mô khai thác cùng với những nỗ lực trong việc quản lý kinh doanh, cho thấy BBCC là một đơn vị mạnh trong ngành khai thác với sản lượng đá dẫn đầu ngành trong nhiều năm liền, và là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận khá cao. Với những gì BBCC đã đạt được trong thời gian vừa qua, chúng ta tin rằng BBCC sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

b) Công ty cổ phần Đá Hóa An (DHA)

- Trụ sở chính : ấp Tân Hóa, xã Hóa An, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai.

- Lịch sử hình thành : khởi nguồn của Công ty Khai thác đá và VLXD Hóa An là Phân xưởng đá Hóa An, một phân xưởng của Xí nghiệp đá Bình Hòa được thành lập theo Quyết định số 1309/BXD-TCCB ngày 29/7/1978 của Bộ Xây dựng, hoạt động khai thác tại xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, Xí nghiệp đá Bình Hòa chuyển địa điểm khai thác về xã Hóa An, TP.Biên Hòa. Sản lượng khai thác lúc bấy giờ bình quân từ 25.000 đến 30.000 m3/năm.

Ngày 01/9/1980, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 28/BXD-TCCB chuyển phân xưởng đá Hóa An thuộc Xí nghiệp đá Bình Hòa thành Xí nghiệp đá Hóa An trực thuộc Công ty VLXD số 1 (Bộ Xây dựng) với công suất thiết kế ban đầu là 50.000 m3đá các loại/năm.

Ngày 12/2/1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 042A/BXD-TCLĐ thành lập Xí nghiệp Khai thác đá Hóa An trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp VLXD số 1 (Bộ Xây dựng).

Năm 1995, Xí nghiệp Khai thác đá Hóa An được đổi tên thành Công ty Khai thác đá và VLXD Hóa An theo Quyết định số 200/BXD-TCCB ngày 27/03/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty Khai thác đá và VLXD Hóa An là DNNN trực thuộc Tổng Công ty VLXD số 1 - Bộ Xây dựng.

Ngày 18/04/2000, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 47/2000/QĐ-TTg chuyển DHA từ DNNN thành Công ty cổ phần. Ngày 01/06/2000, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần. Vốn điều lệ là 25 tỷđồng và đăng ký thay đổi lần hai ngày 21/05/2003 tăng vốn lên 35 tỷđồng. Phạm vi kinh doanh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất và kinh doanh VLXD. Công ty hiện đang

35

tập trung vào khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng. Sản phẩm chính của Công ty là đá chế biến theo quy cách 1x1 ; 1x2.

- Giống như BBCC, thế mạnh của DHA là cung cấp sản phẩm đá với chất lượng tốt và có điều kiện thuận lợi như : mỏđá có chất lượng tốt, đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khai thác đá.

- Thị trường tiêu thụ : chủ yếu vận chuyển tiêu thụ bằng đường bộ và nằm trong phạm vi bán kính từ 40 – 50 km, bao gồm : Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh. Riêng sản lượng đá được vận chuyển đến các tỉnh ĐBSCL thông qua bến bốc dỡđá trên sông Đồng Nai (cách mỏ cự ly khoảng 4 km) chiếm khoảng 15% tổng sản lượng tiêu thụ của DHA.

- Phương thức thanh toán : DHA áp dụng phương thức thanh toán ngay khi nhận hàng là chủ yếu, ngoài ra còn áp dụng các phương thức khác như : thanh toán trước nhận hàng sau, đối với một số khách hàng quen có thể cho nợ gối đầu tối đa là 30 ngày.

- Chiến lược và kế hoạch kinh doanh : kinh doanh chủ yếu là khai thác và chế biến đá quy cách 1x1, 1x2. Bên cạnh đó tiến hành nghiên cứu phát triển các sản phẩm VLXD mới như gạch nung tuy - nen, gạch block.

- Máy móc thiết bị chủ yếu : 01 máy nghiền sàng Allis (Mỹ) công suất 240 tấn/giờ, 1 máy nghiền sàng PDSU 200 công suất thiết kế 200 tấn/giờ, 01 máy khoan thủy lực XL635, 1 máy xúc Volvo L90C (Thụy Điển), ngoài ra còn nhiều máy móc thiết bị chuyên dùng của DHA hoặc thuê ngoài gia công.

- Năng lực sản xuất : chiếm tỷ lệ khoảng 12% sản lượng sản xuất của tỉnh Đồng Nai. - Trữ lượng : mỏ Hóa An có diện tích 29,66 ha, trữ lượng còn lại khoảng 10 triệu m3, dự kiến đến cuối năm 2005, DHA sẽ đưa vào khai thác mỏ Núi Gió ở huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.

Bảng 12. Sản lượng - doanh thu - lợi nhuận của DHA từ năm 2001 đến năm 2004

Năm Sản lượng đá xây dựng các loại (m3)

Doanh thu (triệu đồng)

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

2001 964.992 88.437 24.623

2002 1.097.335 100.181 25.679

2003 664.239 57.495 18.946

2004 1.179.695 82.638 22.376

36

Sản lượng sản xuất – kinh doanh đá xây dựng của DHA không ổn định, tăng giảm bất thường (Bảng 12). Cụ thể, sản lượng sản xuất đá của năm 2002 tăng 14% so năm 2001, đến năm 2003 giảm 39% so năm 2002 và năm 2004 tăng 78% so năm 2003. Điều này được giải thích như sau : trong năm 2003, do có sự cạnh tranh mạnh của các đối thủ cùng địa bàn nên sản lượng đá tiêu thụ của công ty giảm.

Tuy nhiên, sau hơn năm năm đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng cao (tỷ suất lợi nhuận/doanh thu từ 25% - 32%, đạt cao nhất so với các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai).

2.2.2.2. Năng lc sn xut – kinh doanh ca các doanh nghip Đồng Nai

a) Vốn : quy mô vốn của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp đó. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2004 tại Bảng 13, các doanh nghiệp khai thác ởĐồng Nai có quy mô vốn như sau :

Bảng 13. Vốn của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai (năm 2004)

Stt Quy mô vốn Số lượng

doanh nghiệp Tỷ lệ (%) 1 Vốn lớn hơn 100 tỷđồng 1 5% 2 Vốn lớn hơn 50 tỷđồng đến 100 tỷđồng 1 5% 3 Vốn lớn hơn 10 tỷđồng đến 50 tỷđồng 3 16% 4 Vốn đến 10 tỷđồng 14 74% Cộng 19 100%

(Nguồn : Số liệu thống kê tại các doanh nghiệp - Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai)

Hầu hết các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai có quy mô vốn thấp. Vốn của một doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng chiếm đến 74% (có 14 doanh nghiệp). Các doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn, vốn kinh doanh cao như : BBCC có vốn trên 100 tỷđồng, DHA có vốn là 69 tỷđồng.

Quy mô vốn của doanh nghiệp thấp sẽ có nhiều khó khăn khi đầu tư máy móc thiết bị mới, hiện đại và nếu vay vốn để đầu tư ở ngân hàng thương mại thì doanh nghiệp phải trả lãi cao, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

37

b) Nguồn nhân lực :nguồn nhân lực của các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được phân tích dựa trên số liệu thực tế của ba doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau (Bảng 14).

Bảng 14, cho chúng ta thấy lao động gián tiếp của DNNN chiếm tỷ lệ cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Sử dụng nhiều lao động gián tiếp sẽ có một số bất lợi như chi phí tiền lương cao làm giá thành sản phẩm cao giảm đi tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, tại BBCC sử dụng nhiều lao động gián tiếp để làm tạp vụ do họ chưa được đào tạo mặc dù số lượng lao động trực tiếp lại thiếu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong thời gian tới, BBCC cần phải đào tạo số tạp vụ này để bổ sung cho lực lượng lao động trực tiếp.

Bảng 14. Lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai

S Tên doanh Loại Số lượng lao động Trình độ t

t nghiệp hình doanh Tổsống Trong lao độđng ó, Đạvà trên i học thĐấào tp hoạo ặc

nghiệp lao động Trực tiếp Gián tiếp Đại học chưa qua đào tạo 1 BBCC Tỷ lệ (%): DNNN 560 450 80% 20% 110 10% 57 90% 503 2 DHA Tỷ lệ (%): Công ty cổ phần 143 117 82% 18% 26 11% 16 89% 127 3 Xí nghiệp khai thác đá Vĩnh Hải Tỷ lệ (%): Doanh nghiệp tư nhân 103 88 86% 15 14% 5 5% 98 95%

(Nguồn : Số liệu thống kê tại các doanh nghiệp - Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai)

Về trình độ của đội ngũ lao động, qua bảng 14, chúng ta thấy, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có trình độ cao tại các doanh nghiệp tư nhân thấp hơn hẳn so DNNN hoặc công ty cổ phần. Việc sử dụng lao động đào tạo thấp hoặc chưa qua đào tạo sẽ có bất lợi cho doanh nghiệp : hạn chế áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thiếu công nhân có đủ trình độ, năng lực vận hành máy móc thiết bị hiện đại …Vì vậy, để

38

phát triển mạnh và vững chắc, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao trình độ cho nhân viên trong doanh nghiệp mình.

c) Công nghệ khai thác, chế biến : khoảng 80% sản lượng đá xây dựng sản xuất ở tỉnh Đồng Nai được khai thác, chế biến bằng công nghệ tiên tiến trong khu vực Nam Bộ, do đó sản phẩm đá đạt chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu khách hàng. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ đổi mới công nghệ diễn ra tương đối nhanh, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn như BBCC, DHA... Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đá xây dựng này đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường về sản phẩm đá, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm tiêu hao năng lượng điện, nguyên, nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, cũng trong các doanh nghiệp này vẫn còn sử dụng nhiều thiết bị cũ, lạc hậu, công suất thấp, thường xuyên hư hỏng, chi phí sửa chữa cao… Vì vậy, để đáp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực sản xuất kinh danh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng nai đến năm 2015 (Trang 31 - 39)