Ngày 56 ngày 36 ngày 31 ngày 20 ngày

Một phần của tài liệu Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An GIang (Trang 50 - 53)

Ghi chú: Kì thu tiền bình quân = Phải thu x 360 ngày / Doanh thu thuần

Nhận xét:

Qua 3 năm 1998, 2000 và 2004 ta nhận thấy: kì thu tiền bình quân dao động từ 25-56 ngày, trong đó năm 2000 kì thu tiền bình quân là cao nhất 56 ngày, năm 1998 là thấp nhất 25 ngày. Chứng tỏ cho phần phân tích ở trên: khoản nợ phải thu khách hàng có thời hạn thanh toán kéo dài, làm cho kim ngạch xuất khẩu thống kê trong năm không tương ứng với doanh thu thực hiện trong năm.

Chỉ tiêu này phản ánh trong năm 2000 doanh nghiệp đã để cho các khoản phải thu kéo dài, gây thiệt hại cho vòng luân chuyển của vốn. Nhưng trong thực tế, doanh nghiệp kinh doanh không chỉ là xuất nhập khẩu mà trong đó bao gồm nhiều ngành sản xuất như: thức ăn gia súc, chăn nuôi …Cho nên với mục tiêu là đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng sẽ có một lượng lớn phải thu bị tồn động, đồng thời do phục vụ phần lớn là sản xuất nông nghiệp, có tính thời vụ, nên phải thu luôn chiếm tỉ trọng lớn và thời hạn kéo dài.

Trong những năm gần đây, do doanh nghiệp đã tăng doanh thu thực hiện lên, quản lí tốt các khoản phải thu, vì vậy năm 2004, chỉ tiêu này giảm xuống còn 36 ngày giảm 20 ngày so với năm 2000 là 20 ngày. Đây là một cố gắng của doanh nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động có hiệu quả hơn.

.3.6.4Tỉ số doanh lợi:

Các tỉ số này bao gồm: Doanh lợi tiêu thụ, Doanh lợi tổng tài sản, Doanh lợi vốn tự có, phản ánh mức sinh lời của khả năng tiêu thụ hàng hóa, của tổng tài sản, của tổng vốn tự có so với doanh thu thuần đạt được của doanh nghiệp.

Qua bảng các tỉ số doanh lợi ta nhận thấy:

+ Chỉ số ROS: Năm 1998 là 0,02 %, năm 2000 là 0,53 %, năm 2004 là 0,56%, chỉ số này thấp chứng tỏ khả năng sinh lời từ lợi nhuận so với doanh thu không cao, doanh nghiệp chưa tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, xu hướng này tăng lên qua các năm chứng tỏ lợi nhuận thu về các năm đều tăng lên, năm 1998 lợi nhuận là 82,53 tr, đến năm 2000 tăng lên 2.764,47 tr đạt 2.847 tr, sang năm 2004 tăng lên 2.841 tr đạt 5.688 tr. Doanh nghiệp ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.

Bảng .18 Các tỉ số doanh lợi các năm 1998, 2000 và 2004

Đvt:Triệu đồng

Chỉ tiêu 1998 2000 2004 00/98 04/00 1.Lợi nhuận sau thuế 83 2.847 5.688 2.764 2.841 2.Tổng tài sản 228.517 289.537 360.558 61.020 71.021 3.Vốn tự có 36.743 50.893 88.633 14.150 37.740 4.Dthu thuần 521.781 535.570 1.010.826 13.789 475.256 5.ROS (%) 0,02 0,53 0,56 0,51 0,03 6.ROA (%) 0,04 0,98 1,58 0,94 0,60 7.ROE (%) 0,23 5,6 6,42 5,37 0,82

+ Chỉ số ROA: Năm 1998 là 0,04 %, năm 2000 là 0,98 %, năm 2004 là 1,58 %, chỉ số này qua các năm tăng lên. Chứng tỏ khả năng sinh lời của tổng tài sản đối với doanh thu thuần tăng lên. Năm 2000, chỉ số này tăng so với năm 1998 là 0,94%, năm 2004 chỉ số này tăng 0,6 so với năm 2000. Đây là biểu hiện chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả hơn.

+ Chỉ số ROE: Năm 1998 là 0,23 %, năm 2000 là 5,6 %, năm 2004 là 6,42%. Năm 2000 chỉ số này tăng 5,37 % so với năm 1998, năm 2004 chỉ số này tăng 0,82 % so với năm 2000. Chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn tự có càng đạt hiệu quả tốt.

Như vậy, qua phần tích trên ta nhận thấy, khả năng sinh lời của lợi nhuận so với doanh thu chưa cao. Tuy nhiên tình hình tài chính của doanh nghiệp có chuyển biến tốt qua các năm, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn bỏ ra có tốt hơn. Doanh nghiệp hoạt động vững vàng và thích ứng hơn với những thay đổi của thị trường hơn biểu hiện là doanh thu bán hàng luôn tăng lên và lợi nhuận cũng tăng lên qua các năm 1998, 2000 và 2004.

NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An GIang (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)