14.287 15.718 2.225 0.431 Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Cty Afie

Một phần của tài liệu Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An GIang (Trang 34 - 50)

CHƯƠNG :3TÁC ĐỘNG TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM

12.06214.287 15.718 2.225 0.431 Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Cty Afie

Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ Cty Afiex

Gọi:

Qo: Số lượng USD thu về (kim ngạch xuất khẩu) năm 1998 Q1: Số lượng USD thu về (kim ngạch xuất khẩu) năm 2000 Q2: Số lượng USD thu về (kim ngạch xuất khẩu) năm 2004 Po: Giá USD ( tỉ giá chuyển đổi VND/USD) năm 1998 P1: Giá USD ( tỉ giá chuyển đổi VND/USD) năm 2000 P2: Giá USD ( tỉ giá chuyển đổi VND/USD) năm 2004 QoPo: Doanh thu xuất khẩu năm 1998

Q1Po: Doanh thu xuất khẩu năm 2000, chuyển đổi theo tỉ giá 1998 Q1P1: Doanh thu xuất khẩu năm 2000

Q2P1: Doanh thu xuất khẩu năm 2004, chuyển đổi theo tỉ giá 2000 Q2P2: Doanh thu xuất khẩu năm 2004.

Phần phân tích này sẽ sử dụng phương pháp tách riêng biến động lượng và biến động giá tác động đến doanh thu và tổng hợp hai biến động để phân tích:

+ Biến động lượng: Giữ giá không đổi phân tích với sự thay đổi của chỉ tiêu lượng

+Biến động giá: Giữ lượng thực hiện kết hợp với biến động giá.

Tổng hợp hai hướng biến động này ta sẽ thu được biến động tổng hợp lượng và giá ảnh hưởng đến doanh thu.

Sơ đồ: Phân tích biến động lựợng, giá USD đến Dthu XK 2000 so với Dthu XK 1998:

Sơ đồ trên giải thích cho sự tăng lên của doanh thu xuất khẩu năm 2000 so với năm 1998:

+ Biến động lượng USD: Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu giảm 1.751,1 ngàn USD đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 giảm 21,12 tỉ đồng. Sự giảm kim ngạch này được giải thích là do giá hàng nông sản trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh đặc biệt là gạo từ 259,84 USD/ tấn năm 1998, giảm xuống còn 182,21 USD/ tấn năm 2000. Đồng thời do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước, hàng nông sản bị quản lí và kiểm tra nghiêm ngặt của hàng rào chất lượng từ các nước. Sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập còn hạn chế. Do đó, đã làm kim ngạch giảm so với năm 1998.

+ Biến động giá USD: Năm 2000 tỉ giá VND/USD chuyển đổi của doanh nghiệp tăng từ 12.062 năm 1998 lên 14.287, làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 tăng đến 47,84 tỉ so với năm 1998. Trong giai đoạn này tỉ giá được thay đổi từ tỉ giá chính thức do NHNN VN thông báo sang tỉ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp hoàn toàn chịu tác động của nó.

Như vậy, tổng hợp hai hướng biến động này: Biến động lượng làm giảm là 21,12 tỉ, biến động giá kéo tăng là 47,84 tỉ, đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2000 tăng 26,72 tỉ đồng so với doanh thu xuất khẩu năm 1998.

280,48 tỉ đồng =23.253,2*12.062 259,36 tỉ đồng =21.502,1*12.062 307,2 tỉ đồng =21.502,1*14.287 Biến động lượng (21,12 tỉ ) Biến động giá 47,84 tỉ QoPo Q1Po Tổng biến động 26,72 tỉ Q1P1

+ Sơ đồ: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến doanh thu XK 2004/2000:

Sự tăng lên của doanh thu 2004 là 174,61 tỉ đồng so với năm 2000 được giải thích như sau:

+ Biến động lượng USD: Kim ngạch XK năm 2004 tăng 8.992,6 ngàn USD làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên 128,48 tỉ. Đây là do doanh nghiệp đã ứng phó kịp thời với những thay đổi trong nhu cầu của thị trường thế giới. Hiện doanh nghiệp đã đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như: HACCP, ISO 9001-2000. Vì vây năng lực cạnh tranh được nâng cao, năng lực tìm kiếm khai thác thị trường mạnh mẽ hơn.

+Biến động giá USD: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đi vào hoạt động và ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động, biên độ dao động của tỉ giá được nới rộng ra ±0,25% tỉ giá bình quân giao dịch ngày hôm trước. Tỉ giá VND/USD chuyển đổi năm 2004 tăng 0.431 đồng từ 14.287 lên 15.718 làm cho doanh thu xuất khẩu tăng lên 46,13 tỉ đồng.

Như vậy, tổng hợp hai hướng biến động này: biến động lượng kéo tăng 128,48 tỉ, biến động giá kéo tăng 46,13 tỉ đã làm cho doanh thu xuất khẩu năm 2004 tăng lên 174,61 tỉ đồng so với doanh thu xuất khẩu năm 2000.

Tóm lại, phân tích trên chứng tỏ rằng có hai yếu tố tác động đến doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp:

+Thứ nhất: Yếu tố bên trong là năng lực cạnh tranh, năng lực thích ứng với những thay đổi, thử thách và cơ hội mới của thị trường, sẽ ảnh hưởng đến kết quả của kim ngạch xuất khẩu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

+Thứ hai: Đó là yếu tố vĩ mô - tỉ giá hối đoái, tác động của nó là không lường trước được đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong những năm phân

307,20 tỉ đồng =21.502,1*14.287 435,68 tỉ đồng =30.494,7*14.287 481,81 tỉ đồng =30.494,7*15.718 Biến động lượng 128,48tỉ Biến động giá 46,13 tỉ Tổng biến động 174,61 tỉ

Q1P1 Q2P1

Tổng biến động 174,61 tỉ

Trong phần phân tích trên ta nhận thấy:

+ Có một sự khác biệt giữa kim ngạch xuất khẩu tạm gọi là kim ngạch thống kê và kim ngạch thực tế tính theo doanh thu tạm gọi là kim ngạch thực tế

Năm 1998 kim ngạch thống kê là 29.830,5 ngàn USD, trong khi đó kim ngạch thực tế là 23.253,2 ngàn USD. Năm 2000 kim ngạch thống kê là 24.679,4 ngàn USD, kim ngạch thực tế là 21.502,1 ngàn USD. Năm 2004, kim ngạch thống kê là 29.220,1 ngàn USD trong đó kim ngạch thực tế thu trong năm là 30.494,7 ngàn USD. Sự chênh lệch giữa kim ngạch thống kê của năm và kim ngạch thực tế là do:

+ Kim ngạch thống kê của năm được phản ánh theo số liệu thống kê, có nghĩa là khi thực hiện xong hợp đồng xuất khẩu, hoàn tất bộ chứng từ thì khi xuất bán hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu sẽ được ghi nhận dồn vào tổng kim ngạch xuất bán của năm.

+ Số chênh lệch giữa kim ngạch thực tế và kim ngạch thống kê qua các năm được diễn giải như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo qui định kim ngạch xuất khẩu đựợc tính không bao gồm kim ngạch ủy thác cho doanh nghiệp khác xuất bán. Phần kim ngạch này sẽ do doanh nghiệp nhận ủy thác hạch toán, doanh nghiệp ủy thác chỉ nhận lại số tiền bằng VND, cho nên doanh thu xuất khẩu sẽ bao gồm phần tiền này, nhưng lại không được ghi nhận là kim ngạch thuộc về doanh nghiệp.

Thêm nữa, có một phần kim ngạch không được thanh toán trong cùng một thời điểm. Theo từng phương thức thanh toán: L/C trả ngay, L/C chậm trả có thời hạn kéo dài khoảng 60 ngày hoặc hơn nhất là đối với các hợp đồng bán gạo cho Cuba, Iraq theo Nghị định thư của Chính phủ. Cho nên, sẽ có một phần sẽ được ghi nhận vào kim ngạch thống kê của năm, nhưng không được ghi nhận là kim ngạch thực tế.

+ Có một sự chênh lệch giữa tỉ giá chuyển đổi VND/USD của doanh nghiệp và tỉ giá thực tế trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm. Bởi vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang tính chất liên tục, tỉ giá giao dịch cũng sẽ khác nhau tùy từng thời điểm mà chuyển đổi, cho nên việc tính toán ở trên được dựa vào tỉ giá bình quân khi chuyển đổi. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho chênh lệch giữa kim ngạch thống kê và kim ngạch thực tế tính theo doanh thu.

Như vậy, doanh thu được hạch toán là doanh thu thực tế thu tiền được hạch toán theo nguyên tắc thực thu thực chi, cho nên đối ứng với nó phải là kim ngạch thực tế tính theo doanh thu. Căn cứ vào tỉ giá chuyển đổi sẽ có được kim ngạch thực tế thu tiền.

Bảng .8 Kim ngạch thực tế và kim ngạch thống kê các năm 1998, 2000 và 2004 Đvt: ngàn USD Chỉ tiêu 1998 2000 2004 Kim ngạch thống kê 29.830,5 24.679,4 29.220,1 - Kim ngạch ủy thác 4.010,2 5.325,7 2.894,3 Kim ngạch xuất thực tế 25.820,3 19.353,7 26.325,8 -Kim ngach thực tế tính

theo doanh thu thực tế 23.253,2 21.502,1 30.494,7 Chênh lệch do thanh

toán

2.567,1 -2.148,4 -4.168,9Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ Cty Afiex Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ Cty Afiex

.3.4.Kim ngạch xuất nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng:

3.4.1 Xuất nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng:

Bảng .9 Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm 1998, 2000 và 2004

Đvt: ngàn USD

Chỉ tiêu 1998 2000 2004

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

A.Xuất khẩu 29.830,5 100 24.679,4 100 29.220,1 100 1.Gạo 29.830,5 100 24.422,3 98,9 20.967,4 71,8 2.Thủy sản 0 0 0 0 7.732,4 26,5 3.Tinh bột 0 0 0 0 128,2 0,5 4.Nếp 0 0 257,1 1,1 392,1 1,2 B.Nhập khẩu 4.577,9 100 2.933,2 100 6.852,2 100 1.Bả đậu nành 2.440,1 53,3 1.631,8 55,6 4.280,4 62,5 2.Cám các loại 522,8 11,4 120,8 4,1 1.142,8 16,7 3.Bột xương, thuốc thú y 1.615,0 35,3 162,9 5,6 117,4 1,7 4.Khô dầu các loại 0 0 126,1 4,2 745,6 10,9 5.Máy thiết bị 0 0 891,6 30,5 566,0 8,2

Nguồn: Phòng Kế toán- tài vụ Cty Afiex

+ Cơ cấu hàng xuất khẩu bao gồm: gạo, thủy sản, tinh bột, nếp. Trong đó gạo là mặt hàng luôn chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Năm 1998, kim ngạch gạo chiếm 100% trong tổng kim ngạch, năm 2000 là 98,9 % và năm 2004 là 71,8 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đồng thời, tỉ trọng gạo qua các năm có sự giảm dần từ 100% năm 1998 với giá trị 29.830,5 ngàn USD xuống chiếm 71,8 % với giá trị 20.967,4 ngàn USD. Cùng với sự giảm dần của tỉ trọng kim ngạch gạo xuất khẩu là sự tăng lên của các mặt hàng xuất khẩu khác, trong đó có thủy sản, năm 2004 là 7.732,4 ngàn USD chiếm tỉ trọng 26,5 %, nếp với kim ngạch là 392,1 ngàn USD chiếm 1,2 %, tinh bột với trị giá 128,2 ngàn USD chiếm 0,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sự giảm dần của kim ngạch gạo xuất khẩu được giải thích là do: Cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt từ các đối thủ như: Thái lan...Yêu cầu của thị trường thế giới thay đổi và yêu cầu cao hơn. Chất lượng gạo của ta không cạnh tranh kịp với các đối thủ, mẫu mã, bao bì và sự ứng phó kịp thời với những thay đổi của thị trường xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp đã mở rộng các mặt hàng xuất khẩu ra nhiều loại hàng hóa khác đáp ứng yêu cầu của thị trường.

+ Cơ cấu hàng nhập khẩu gồm: Bả đậu nành, cám, bột xương, thuốc thú y, khô dầu và máy thíêt bị các loại.Trong đó, bả đậu nành luôn chiếm tỉ trọng cao và tăng dần qua các năm, năm 1998 với trị giá là 2.440,1 ngàn USD chiếm 53,3 %, năm 2000 với trị giá giảm còn 1.631,9 ngàn USD nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao 55,6%, năm 2004 kim ngạch nhập là 4.280,4 ngàn USD chiếm tỉ trọng 62,47 %. Đây là nguyên liệu phục vụ chủ yếu cho Nhà máy chế biến thức ăn gia súc của doanh nghiệp, hoạt đông này đang ngày càng phát triển nhằm sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, những mặt hàng nhập nhằm mục đích kinh doanh như: Máy thiết bị, hàng cơ điện lạnh. Đây là sản phẩm kinh doanh của Cửa hàng kinh doanh Bách hóa tổng hợp. Với tiêu chí “Đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng”, doanh nghiệp luôn đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh từ thiết bị điện tử đến hàng tiêu dùng.

3.4.2 Mối quan hệ giữa tỉ giá gạo xuất khẩu và tỉ giá thực tế:

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu gạo là mặt hàng luôn chiếm tỉ trọng cao trên 50%, cho nên sự thay đổi trong kim ngạch gạo xuất khẩu sẽ tác động mạnh mẽ đến tổng kim ngạch xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu. Phần phân tích này sẽ làm rõ mối quan hệ giữa giá vốn gạo xuất khẩu, kim ngạch gạo và tỉ giá thực tế chuyển đổi.

Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần tiến hành nhiều bước phân tích, từ phân tích thị trường xuất khẩu như: nhu cầu của thị trường, lợi nhuận đã

quan đến giá mua sản phẩm, giá bán sản phẩm đó bằng ngoại tệ nhằm ước đoán khá chính xác lợi nhuận thu về từ hoạt động xuất khẩu đó là tính tỉ giá xuất khẩu.

Tương tự như vậy:

Doanh nghiệp sẽ so sánh với tỉ giá hiện hành trên thị trường ngoại tệ, hay chính xác là tỉ giá mua USD của ngân hàng mà doanh nghiệp giao dịch. Nếu:

+ Tỉ giá gạo xuất khẩu > tỉ giá mua USD của ngân hàng giao dịch: Điều này có nghĩa là số tiền Việt Nam đồng (VND) bỏ ra để mua gạo nhiều hơn số tiền VND thu về từ chuyển đổi ngoại tệ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

+ Ngược lại, khi tỉ giá gạo xuất khẩu < tỉ giá mua USD của Ngân hàng: Điều này có nghĩa là số VND bỏ ra ban đầu để mua gạo ít hơn số VND thu về từ chuyển đổi ngoại tệ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có lời.

Cho nên, tỉ giá gạo xuất khẩu càng nhỏ hơn so với tỉ giá mua ngoại tệ thì càng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong thực tế, thời gian từ lúc mua gạo đến khi xuất bán thường khoảng 30 ngày, trong thời gian này khi nào tỉ giá của Ngân hàng có chênh lệch tương đối hoặc khi có nhu cầu thì doanh nghiệp sẽ xuất bán mà không căn cứ vào tỉ giá hiện thời. Tỉ giá hiện thời chỉ là số liệu tham khảo nhằm ước đoán lợi nhuận mà thôi. Để đi vào hoạt động cụ thể, ta có bảng số liệu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng .10 So sánh tỉ giá xuất khẩu gạo và tỉ giá VND/USD năm 1998, 2000 và 2004

Chỉ tiêu 1998 2000 2004

1.Giá mua gạo (1000 đ/ Tấn) 3.264,18 2.277,24 3.072,63

2.Giá xuất bình quân (USD/ Tấn) 259,84 182,21 206,35

3.Tỉ giá gạo xuất khẩu (1/2) (VND/USD)

12.562 12.498 14.890

4. Tỉ giá VND/USD hiện hành 13.380 14.044 15.672

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Xuất Khẩu Lương Thực

* Bảng số liệu trên được ghi nhận từ Công ty Xuất Khẩu Lương Thực trực thuộc Cty Afiex, trong quá trình thu thập số liệu có một số chênh lệch như sau:

Giá vốn mua hàng trong nước Tỉ giá xuất khẩu =

Số ngoại tệ thu về do bán hàng qua thị trường khác

Giá vốn mua gạo trong nước Tỉ giá gạo xuất khẩu =

+ Do gạo thu mua và gạo xuất khẩu có rất nhiều loại khác nhau, đồng thời xuất bán qua nhiều thị trường khác nhau, nên sẽ có từng loại giá cả khác nhau với từng số lượng cũng khác nhau, cách tính giá thu mua và giá xuất bán ở trên chỉ mang tính bình quân. Cho nên số liệu sẽ không mang tính tuyệt đối, nhưng con số tổng giá thu mua và kim ngạch là được cung cấp từ công ty.

+ Tỉ giá VND/USD thực tế từng thời điểm cũng là những số liệu bình quân bởi tỉ giá luôn biến động theo từng giờ, từng tháng. Ta lấy số liệu bình quân để có cách nhìn một cách khái quát hơn.

Vì phần phân tích này chỉ chú trọng vào mối quan hệ giữa tỉ giá xuất khẩu và tỉ giá thực tế, xem xét trong kinh doanh xuất khẩu thì tỉ giá thực tế ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

Nhận xét:

+ Qua các năm ta nhận thấy tỉ giá XK gạo < tỉ giá thực tế : Điều này chứng tỏ rằng trong việc hoạch định và kinh doanh xuất khẩu gạo luôn đem về hiệu quả cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

+ Giá thu mua gạo và giá xuất khẩu gạo qua các năm điều có sự thay đổi:

Năm 1998, giá thu mua bình quân là 3.264,18 ngàn đồng /tấn, với giá xuất khẩu là 259,84 USD/tấn, tỉ giá xuất khẩu là 12.562 VND/USD nhỏ hơn tỉ giá thực tế là 13.380 VND/USD. Cho nên, nếu đánh giá hiệu quả xuất khẩu trong năm này, doanh nghiệp thu lời.

Sang năm 2000, giá thu mua gạo giảm mạnh xuống còn 2.277,24 ngàn đồng/tấn, với giá xuất khẩu cùng giảm xuống còn 182,21 USD/tấn. Cho nên, tỉ giá XK cũng giảm còn 12.498 VND/USD nhưng vẫn nhỏ hơn tỉ giá thực tế là 14.044 VND/USD, trong năm này kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn đem về lợi nhụân cho doanh nghiệp.

Đến năm 2004, giá thu mua gạo tăng lên là 3.072,63 ngàn đồng/tấn, với giá xuất khẩu cũng tăng lên là 206,35 USD/tấn, tỉ giá xuất khẩu tăng lên 14.890 VND/USD

Một phần của tài liệu Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An GIang (Trang 34 - 50)