(Nguồn: Phòng kế toán)
Thông quả bảng báo cáo trên có thể thấy sự tăng trưởng rõ nét qua 2 năm 2004 – 2005. Năm 2004, kết quả sản xuất không được cao, doanh thu thuần hoạt động bán hàng chỉ ở con số trên 5 tỉ đồng. Đến năm 2005, doanh thu thuần đã đạt là hơn 9 tỉ đồng, tăng tới 80% so với năm 2004. (Tuy chưa có báo cáo chính xác nhưng doanh thu ước tính của năm 2006 là khoảng 50 tỉ đồng). Về số tuyệt đối, kết quả doanh thu như vậy chưa phải là cao, song tốc độ tăng trưởng của Đức Việt như vậy đã vượt xa so với tốc độ trung bình của ngành là 20 – 25% mỗi năm.
Chi phí bán hàng năm 2005 đã tăng lên 65% so với năm 2004, điều này cho thấy công ty đã tập trung nhiều nỗ lực hơn cho hoạt động bán hàng – một hoạt động chính mang lại doanh thu cho công ty. Tổng chi phí cho kinh doanh (bao gồm giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng) năm 2004 chiếm tới 89,81% doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận của công ty còn rất thấp. Con số này đến năm 2005 là 81,554%, tuy có giảm đi nhưng vẫn tương đối cao. Tuy nhiên, năm 2005, tổng chi phí chỉ tăng lên 74,174% so với năm 2004, trong khi doanh thu tăng lên tới 80%, dẫn đến lợi nhuận thuần tăng lên 133%. Điều này cho thấy năm 2005 công ty đã biết sử dụng chi phí hiệu quả hơn, dẫn đến hiệu suất trên một đơn vị chi phí cao hơn. Tính hiệu quả còn có thể thấy được thông qua tỉ suất lời của vốn chủ sở hữu (ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân)
Năm 2004 = 357.814.000/9.054.011.448 =3,952% Năm 2005 = 834.165.000/13.370.136.013 = 6,24%
(Nguồn: Phòng kế toán)
Một điều có thể nhận thấy rõ ràng là kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2004 khá thấp, đến năm 2005, kết quả này đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Tuy nhiên, kết quả như vậy so với những nỗ lực đầu tư của công ty thì chưa thực sự hiệu quả. Một nguyên nhân thực tế có thể nhận thấy là đây chỉ là con số báo cáo của công ty, số liệu thực tế có thể cao hơn khoảng 2 lần. Mặc dù vậy, kết quả đó cũng chưa phải là cao. Nguyên nhân một phần do công ty lúc này vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường, phản ứng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong ngành lại rất gay gắt, hơn nữa, lúc này công ty vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức vào marketing và bán hàng, dù mức chi phí bỏ ra đã cao hơn song chi phí bán hàng vẫn chỉ chiếm khoảng 6,73% doanh thu. Qua năm 2006, khi bộ phận marketing được thành lập, tỷ lệ này đã tăng lên, do vậy, kết quả kinh doanh cũng như giá trị thương hiệu của công ty đã tăng lên rõ rệt.