III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ BẰNG TÒA ÁN
a. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn 10 ngày toà án phải mở phiên toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó không quá 20 ngày.
toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó không quá 20 ngày.
Nếu Viện kiểm sát tham gia phiên toà Sơ thẩm thì ngay sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử toà án phải đưa vụ án cho Việt kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 5 ngày.
Yêu cầu của việc xét xử là kiểm tra đánh giá lại toàn bộ chứng cứ đã thu thập được trên cơ sở đó vận dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết chính xác quyền và nghĩa vụ của các đương sự để ra bản án phù hợp với sự thật khách quan, đúng pháp luật.
Giai đoạn tố tụng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nếu toà án ra bản án phù hợp với sự thật khách quan đúng pháp luật thì bản án có hiệu lực ngay và vụ án được giải quyết dứt điểm, song nếu xét xử sai thì bản án sẽ bị kháng cáo, kháng nghị việc giải quyết vụ án kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của các bên.
Hội động xét xử hoãn phiên toà trong các trường hợp sau:
♦ Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu tham gia phiên toà;
♦ Người làm chứng vắng mặt mà cần được lấy lời khai hoặc xác minh lời khai tại phiên toà;
♦ Thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế, phiên toà sơ thẩm vụ án kinh tế được tiến hành dưới sự điều khiển của một Hội đồng xét xử gồm 2 Thẩm phán và một Hội thẩm.