Đổi mới quản lý NS theo hướng quản lý NS theo kết quả đầu ra:

Một phần của tài liệu Quản lý và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước (Trang 67 - 68)

- Triệt để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán được duyệt, tiến tới tất cả các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán Đồng thời, mở

1 Tất cả các nước đều quy định một cơ quan cấp bộ chủ trì việc chuẩn bị và soạn lập DTNS, nhưng không nhất thiết đó phải là Bộ Tài chính.

3.2.2.7. Đổi mới quản lý NS theo hướng quản lý NS theo kết quả đầu ra:

Hiện nay, đổi mới quản lý NS theo mô hình mới, dựa theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn đang diễn ra ở hầu khắp các nước phát triển như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Úc, NiuZilân, Anh, Pháp, Mỹ, Thuỵ Điển... Trong đó, điểm nổi bật là sự thay đổi tư duy về cách thức quản lý NS đã dẫn đến các trào lưu đổi mới quy trình lập, phân bổ NS theo khuôn khổ NS trung hạn và khuôn khổ chi tiêu trung hạn, lấy tiêu thức kết quả đầu ra (của quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực công) làm căn cứ chủ yếu để lập dự toán, thiết lập quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả sử dụng ngân sách. Trong khi đó, ở nước ta vẫn thực hiện quản lý NS theo quy trình truyền thống. Tư duy quản lý NS truyền thống dựa chủ yếu trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và dự báo sẽ có trong năm để xây dựng dự toán và phân bổ NS. Theo đó, các chế độ quản lý, các định mức chi tiêu, MLNS.. được thiết lập để kiểm soát theo phương châm càng chặt chẽ càng tốt.

Thực tiễn chỉ rõ cách thức quản lý theo kiểu truyền thống (cả ở Việt Nam và trên thế giới) là một quá trình quản lý duy ý chí, mang tính chủ quan, áp đặt từ phía các nhà quản lý nguồn lực, từ trên xuống. Điều đó thường dẫn đến các kết cục là: Hiệu lực quản lý thấp. Ít gắn kết giữa kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được. Tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động. Bất cập ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng dự toán. Phân bổ dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.

thì mức độ gắn kết giữa các chỉ tiêu tài chính (nguồn và sử dụng nguồn tài chính) với chỉ tiêu của các kế hoạch phát triển KT-XH hoặc các kế hoạch phát triển ngành còn hạn chế, nhiều khi không chỉ rõ được mối liên hệ giữa chúng (mặc dù mọi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoặc kế hoạch phát triển ngành đều cần đến tài chính). Thiếu sự gắn kết rõ ràng giữa việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính với các mục tiêu và chính sách phát triển KT-XH sẽ dẫn đến việc có thể không có đủ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, chính sách đã đề ra; hoặc có thể sử dụng không đúng chỗ, không đúng thời điểm... Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc phân bổ dàn trải, chi tiêu không hiệu quả, ít nhất cũng là do lo thiếu nguồn tài chính nên bố trí công trình kéo dài hoặc chi không đủ lượng cần thiết.

Qua nghiên cứu quá trình chuyển đổi mô hình quản lý NS ở các nước cho thấy quản lý, phân bổ NS theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý tiên tiến, hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện theo phương thức mới này, cần chuẩn bị rất chu đáo, trước hết cần nâng cao nhận thức chung của các cơ quan chức năng về phương pháp quản lý mới; Tiếp đến là xây dựng được hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động và nâng cao năng lực cung cấp thông tin về tài chính - NS của các cơ quan, đặc biệt là cơ quan dân cử.

Thực hiện đổi mới quy trình xây dựng dự toán và phương pháp phân bổ NS dựa theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn chính là cách làm thích hợp và tốt nhất để Quốc hội và HĐND chủ động thực hiện vai trò giám sát hiệu quả nhất đối với quá trình xây dựng dự toán, phân bổ và sử dụng nguồn NSNN của đất nước. Đồng thời, cách thức quản lý mới cũng đảm bảo nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử trong việc phân bổ, sử dụng ngân sách vì các mục tiêu công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo...

Một phần của tài liệu Quản lý và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)