THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cửu long- Trà Vinh (Trang 41)

5. Nội dung và kết quả đạt được

3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

3.6.1 Thuận lợi

- Công ty đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của tỉnh uỷ, Uỷ Ban nhân dân tỉnh, sở công thương, hiệp hội thuỷ sản Việt Nam và các ban ngành có liên quan trong hoạt đông xuất khẩu thuỷ sản.

- Nhờ nguồn nguyên liệu thuỷ sản của Trà Vinh rất dồi dào.

- Công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu nên có nhiều kinh nghiệm trong mua bán quốc tế, tạo được uy tín và có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định.

- Công ty có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám Đốc với thể cán bộ công nhân viên.

3.6.2 khó khăn

- Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất, nhiên liệu làm cho chi phí công ty tăng.

- Đôi khi chất lượng thuỷ sản nguyên liệu chưa cao để làm hàng xuất khẩu dẫn đến phẩm chất thuỷ sản thấp, bị hạn chế, tăng chi phí chế biến.

3.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

- Đẩy mạnh xuất khẩu các loại thuỷ sản phẩm chất tốt để nâng cao giá trị gia tăng của thuỷ sản xuất khẩu. Từng bước đa dạng hoá các chủng loại hàng thuỷ sản xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh.

- Tiếp tục duy trì thị trường truyền thống như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật,… mở rộng sang thị trường trung Đông, châu Âu.

- Sắp xếp điều chỉnh lại lao động, các bộ phận tinh gọn, hiệu quả, phối hợp theo qui mô hình thức mới, cố gắng đưa năng suất lao động tăng lên từ bằng đén cao hơn năm trước với mức lượng cao hơn.

- Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tấp thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo trí tuệ của người lao động, tạo nên ssức mạnh thống nhất tư Ban Giám Đốc đến người lao động cùng nhau đưa Công ty phát triển.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CÔNG TY

4.1.1 Tình hình biến động doanh thu

Doanh thu tiêu thụ hàng hóa là quá trình chuyển đổi giá trị từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ tạo ra doanh thu, đó là toàn bộ số tiền bán hàng hoá sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá h àng bán, hàng bị trả lại, nó thể hiện mặt giá trị là tích số giữa khối lượng hàng hoá tiêu thụ và giá bán/đơn vị hàng hoá. Do Doanh nghiệp coi vấn đề lợi nhuận gắn liền với doanh thu. Vì vậy, ta cần nghiên cứu tình hình biến động của doanh thu qua thời gian.

Từ bảng 1 trang 29 ta thấy:

+ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 tăng 113.721 triệu đồng so với năm 2006 (tức tăng 22,84%), điều này cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng về mặt khối lượng hoặc giá bán. Nhưng năm 2008 tình hình kinh doanh của Công ty có phần giảm về doanh thu so với năm 2007 (giảm 9.685 triệu đồng tức giảm 2,85%), nhưng mức giảm không đáng kể. Việc giảm doanh thu có thể do ảnh hưởng của tình hình chung về khủng hoảng kinh tế thế giới, do đó nhu cầu của khách hàng trên các nước giảm, điều này ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản lượng sản phẩm của Công ty.

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2007 tăng 939 triệu đồng (tức tăng 80,88%) so với năm 2006 và năm 2008 tăng đáng kể hơn so với năm 2007 (tăng 7.867 triệu đồng tức tăng 374,62%). Phần doanh thu tài chính của Công ty tăng là chủ yếu do khoản chênh lệch tỷ giá và lãi tiền gởi ngân hàng.

+ Doanh thu khác tăng, giảm chủ yếu là do khoản thanh lý tài sản cố định và tiền thưởng xuất khẩu. Năm 2007 giảm 2.385 triệu đồng (giảm 91,77%) so với năm 2006 và năm 2008 giảm nhưng không đáng kể so với năm 2007 (giảm 132 triệu đồng tức giảm 61,68%). Việc giảm doanh thu khác giữa các năm là do số lượng tài sản cố định của Công ty không có phần tài sản thanh lý và tiền thưởng thu từ việc xuất khẩu giảm.

BẢNG 1: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU TỪ NĂM 2006 – 2008

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng doanh thu 501.669 100 613.944 100 604.259 100 112.275 122,38 (9.685) 98,41

Doanh thu thuần từ

hoạt động SXKD 497.909 99,25 611.630 99,61 594.210 98,34 113.721 122,84 (17.420) 97,15

Doanh thu từ hoạt

động tài chính 1.161 0,23 2.100 0,34 9.967 1,65 939 180,88 7.867 474,62

Doanh thu khác

2.599 0,52 214 0,05 82 0,01 (2.385) 8,23 (132) 38,32

Việc tăng giảm doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu khác qua các năm sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu và đây cũng là phần quan trọng quyết định đến tình hình lợi nhuận của Công ty.

4.1.2 Tình hình biến động chi phí

Chi phí kinh doanh là khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của Doanh nghiệp. Đó là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sỡ hũu.

Từ năm 2006 đến nay, giá nguyên liệu thuỷ hải sản biến động thất thường do nhiều nguyên nhân như con giống, thời tiết, ô nhiễm môi trường,… làm ảnh hưởng đến việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta. Đây là mối quan tâm lớn cho những Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thuỷ hải sản ở nước ta. Hơn nữa, đây là mặt hàng kinh doanh phần lớn phục vụ cho xuất khẩu. Vì vậy, việc hạ thấp chi phí sản xuất sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh khi đưa hàng ra chào bán và kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Do đó, việc phân tích biến động về chi phí có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra những biện pháp tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao lợi nhuận cho Công ty.

Từ bảng 2 trang 32 cho ta thấy tình hình chi phí của Công ty là biến động tương đối.

+ Giá vốn hàng bán

 Năm 2006 là 473.021 triệu đồng chiếm tỷ lệ 95,54% trong tổng chi phí.  Năm 2007 chiếm 94,12% tức 576.901 triệu đồng trong tổng chi phí.  Năm 2008 chiếm 91,20 % tức 543.270 triệu đồng trong tổng chi phí.

Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 94.880 triệu đồng (tức tăng 20,06%) so với năm 2006 và năm 2008 giảm 24.631 triệu đồng (tức giảm 4,34%) so với năm 2007. Giá vốn hàng bán tăng giảm là do việc thu mua nguyên liệu tăng giảm về mặt số lượng và giá cả. Nhưng việc tăng hay giảm giá vốn hàng bán phần lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, vì đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tổng doanh thu của Công ty.

+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp tăng mạnh hàng năm là do Công ty chưa chủ động quản lý tốt chi phí mua ngoài. Đây là nguyên nhân làm tăng tổng chi phí và giảm lợi nhuận của Công ty.

+ Chi phí hoạt động tài chính năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 (tăng 7.898 triệu đồng tức tăng 133,39%), năm 2008 tăng 7.932 triệu đồng (tức tăng 59,67%) so với năm 2007. Chi phí hoạt động tài chính tăng hàng năm chủ yếu là do Công ty phải trả phần lãi vay ngân hàng và chênh lệch tỷ giá của đồng tiền.

+ Chi phí khác năm 2007 giảm 121 triệu đồng (tức giảm 65,41%) so với năm 2006 và năm 2008 tăng 53 triệu đông ( tức 82,81%) so với năm 2007. Phần chi phí khác tăng giảm hàng năm chủ yếu là do giá trị còn lại của tài sản cố định.

Nhìn chung các khoản mục chi phí tuy tăng mạnh nhưng cũng không tăng vượt tổng doanh thu, điều này chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả

BẢNG 2: BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TỪ NĂM 2006 – 2008

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiên % Số tiên % Số tiên % Số tiên % Số tiên %

Tổng doanh thu 501.669 613.944 604.259 112.275 (9.685)

Tổngchi phí

- Giá vốn hàng bán - CPBH & CPQLDN

- Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí khác 495.118 473.021 16.216 5.696 185 100 95,54 3,28 1,14 0,04 603.435 567.901 22.176 13.294 64 100 94,12 3,67 2,20 0,01 595.681 543.270 31.068 21.226 117 100 91,20 5,22 3,56 0,02 108.371 94.880 5.960 7.898 (121) 121,88 120,06 136,75 233,39 34,59 (7.754) (24.631) 8.892 7.932 53 98,72 95,66 140,10 159,67 182,81

4.1.3 Tình hình biến động lợi nhuận

Từ bảng 3 trang 34 cho thấy tình hình lợi nhuận của Công ty như sau: + Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 tăng 6.223 triệu đồng (tức tăng 150,50%) so với 2006 nhưng vào năm 2008 lại giảm 1.746 triệu đồng (tức giảm 16,86%) so với năm 2007.

 Năm 2007 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng so với năm 2006 là do hợp đồng Công ty nhận xuất khẩu mặt hàng tôm tăng đáng kể nên làm tăng số lượng mặt hàng bán ra, mặt khác do năm 2007 là năm kinh tế đất nước trong giai đoạn phát triển mạnh điều này làm cho giá thành ổn định. Tuy nhiên, cùng với việc tăng doanh thu thì các phần chi phí cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, Công ty cần phải đề ra biện pháp quản lý chi phí chung cho tốt để giảm sự ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận.

 Năm 2008 lợi nhuận giảm là do doanh thu Công ty thu được giảm. Và một phần do ảnh hưởng của tình hình biến động kinh tế thế giới, làm cho giá thành các mặt hàng xuất khẩu giảm.

+ Lợi nhuận hoạt động khác

 Năm 2007 giảm 2.265 triệu đồng (tức giảm 93,75%) so với năm 2006 là do thu nhập khác giảm. Nguyên nhân giảm là do khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh như phần hoa hồng uỷ thác xuất khẩu giảm, và trong năm 2007 Công ty không tham gia đầu tư vào các hoạt động tài chính khác.

 Năm 2008 giảm so với năm 2007 (giảm 185 triệu đồng tức giảm 77,48%) chủ yếu là do trong năm 2008 phần giá trị còn lại của tài sản cố định lớn, thu nhập từ tài sản cố định phải thanh lý thấp và tiền thưởng xuất khẩu được hưởng lại giảm.

Qua phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty ta thấy tuy có sự tăng giảm hàng năm nhưng không đáng kể. Và phần lợi nhuận trước thuế của Công ty tương đối cao, điều này chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả tốt.

+ Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận/doanh thu biểu hiện cứ 0,01 đồng doanh thu thuần thì tạo 6.551 triệu đồng lợi nhuận trước thuế (tức chiếm 1,32%) trong năm 2006. Năm 2007 cứ 0,02 đồng doanh thu tạo 10.509 triệu đồng lợi nhuận trước thuế (chiếm 1,72%), và 0,01 đồng tạo 8.578 triệu đồng lợi nhuận (tức chiếm

BẢNG 3: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2006 – 2008

(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty cổ phần Thuỷ Sản Cửu Long)

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Lợi nhuận hoạt động SXKD 4.135 63,12 10.358 98,56 8.612 100,40 6.223 250,50 (1.746) 83,14 Lợi nhuận hoạt động khác 2.416 36,88 151 1,44 (34) (40) (2.265) 6,25 (185) (22,52)

Lợi nhuận trước thuế 6.551 100 10.509 100 8.578 100 3.958 160,42 (1.931) 81,63

Doanh thu thuần 497.909 - 611.630 - 594.210 - 113.721 122,84 (17.420) 97,15

Vốn 27.306 - 80.219 - 80.512 - 52.913 293,78 293 100,37

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (%) 1,32 - 1,72 - 1,44 - 0,4 - (0,28) -

1,44%) trong doanh thu vào năm 2008. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ phần lợi nhuận của Công ty tăng, hiệu quả kinh doanh tốt.

+ Tỷ suất lợi nhuận/Vốn

 Năm 2006 cứ 2,4 đồng vốn tạo 6.551 triệu đồng lợi nhuận trước thuế (chiếm 23,99%).

 Năm 2007 cứ 1,31 đồng vốn tạo 10.509 triệu đồng lợi nhuận trước thuế (chiếm 13,10%).

 Năm 2008 cứ 1,07 đồng vốn tạo 8.578 đồng lợi nhuận trước thuế (chiếm 10,65%).

Tỷ lệ này cho thấy hàng năm Công ty phải bù đắp vốn cho kinh doanh, như thế việc sử dụng vốn của Công ty đạt hiệu quả chưa cao.

4.1.4 Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận

Ta có: LN = DT - CP DT = KL x ĐG

Chi phí gồm: chi phí khả biến và chi phí bất biến.

Phân tích lợi nhuận trong mối liên hệ với doanh thu và chi phí không chỉ giúp Doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận mà còn là phương pháp phân tích dựa trên những dữ liệu mang tính dự báo, phục vụ cho các quyết định quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định kế hoạch tương lai.

Từ bảng 4 trang 36 thể hiện mối quan hệ giữa Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận. Từ đó, thấy rõ sự thay đổi của doanh thu và chi phí sẽ tác động như thế nào đến lợi nhuận.

+ Tổng doanh thu năm 2007 tăng 112.275 triệu đồng ( tức tăng 22,38%) so với năm 2006. Nguyên nhân làm doanh thu tăng mạnh là do số lượng hàng bán ra tăng, giá thành ổn định và thu nhập từ chênh lệch tỷ giá của đồng ngoại tệ tăng (do giá trị đồng USD cao), mặt khác hoa hồng thu từ việc xuất khẩu là đáng kể. Tuy nhiên, chi phí cũng tăng đột biến so với năm 2006 (tăng 108.371 triệu đồng tức tăng 21,88%). Chi phí tăng chủ yếu là do tăng chi phí mua ngoài như tiền vận chuyển nguyên liệu , chi phí bốc vác khi tiến hành thu mua từ nhà cung cấp đến nhà máy sản xuất, mặt khác Công ty còn phải trả phần lãi vay của ngân hàng. Mặc dù, chi phí tăng nhưng không vượt doanh thu nên Công ty vẫn thu khoảng

BẢNG 4: DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2006 - 2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 501.669 613.944 604.259 112.275 122,38 (9.685) 98,42 Chi phí 495.118 603.435 595.681 108.371 121,88 (7.754) 98,72 Lợi nhuận 6.551 10.509 8.578 3.958 160,42 (1.931) 81,63

lợi nhuận trước thuế cao hơn năm 2006 là 3.958 triệu đồng. Điều này chứng tỏ, năm 2007 Công ty kinh doanh đạt chỉ tiêu lợi nhuận.

+ Tổng doanh thu năm 2008 giảm 9.685 triệu đồng (tức giảm 1,58%) so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng tình hình lạm phát chung của thế giới làm giá thành sản phẩm giảm và doanh thu từ chênh lệnh tỷ giá giảm. Bên cạnh, doanh thu giảm thì tổng chi phí cũng giảm (giảm 7.754 triệu đồng tức chiếm1,28%) nhưng giảm nhẹ hơn việc giảm doanh thu. Như vậy cho thấy, Công ty chưa chủ động trong việc điều chỉnh chi phí mua ngoài và mặt khác chi phí lãi vay lại tăng mạnh so với năm 2007. Điều này nhận thấy, năm 2008 Công ty kinh doanh đạt hiệu quả chưa cao.

Nhìn chung, tình hình doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 và lại giảm vào năm 2008. Tương ứng với doanh thu thì chi phí hàng năm của Công ty cũng tăng mạnh vào năm 2007 và giảm vào năm 2008 và đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giảm lợi nhuận của Công ty vào năm 2007 và năm 2008. Ta dễ nhận thấy qua biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận.

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2,006 2,007 2,008 Năm T r i u đ n g Doanh thu Chi phí Lợi nhuân

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

Ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp có nhiều nhân tố có thể phân thành các nhóm chính như việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất, hoàn thiện bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ta tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

4.2.1 Khối lượng hàng hoá tiêu thụ

4.2.1.1 Tình hình tiêu thụ theo các nhóm mặt hàng

Khối lượng hàng hoá tiêu thụ là lượng hàng được tiêu thụ, bán ra trong kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cửu long- Trà Vinh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)