Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cửu long- Trà Vinh (Trang 37)

5. Nội dung và kết quả đạt được

3.2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh

- Giúp việc cho Ban Giám Đốc về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh (bao gồm kế hoạch ngắn – trung và dài hạn), kế hoạch sửa chữa lớn hoặc đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mở rộng và đầu tư mới.

- Tham mưu đề xuất cho Ban Giám Đốc giá mua nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, theo dõi tiến bộ sản xuất kinh doanh (tháng, quý, năm), tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế, chỉ đạo thực hiện công tác xuất – nhập khẩu hàng hoá.

- Lập và đề xuất mức nguyên, nhiên, vật liệu, cung ứng vật tư, bao bì và hoá chất cho sản xuất. Quản lý kho, điều vận thông dịch, phiên dịch, fax, email. Truy cập thông tin phục vụ yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh..

- Kết hợp với phòng kỹ thuật và kiểm nghiệm thiết kế in ấn, kiểm tra các thông tin trên bao bì và đặt bao bì phục vụ sản xuất. Kết hợp với nhà máy đông lạnh để nắm tiến độ sản xuất hàng theo hợp đồng nhằm tham mưu cho Ban Giám Đốc ra quyết định thu mua nguyên liệu, đảm bảo chuyển đầy đủ và kịp thời cho sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

- Chỉ đạo tổ thu mua nguyên liệu hoạt động theo đúng quy chế hoạt động đã ban hành.

- Chịu trách nhiệm thống kê số liệu sản xuất kinh doanh hàng ngày để tổng hợp báo cáo theo từng tháng, quý năm cho cấp trên và các ngành có liên quan.

Theo dõi tiến độ sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản để phân tích và báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nghiên cứu đề xuất và xây dựng các phương án chiến lược và hoạch định sách lược kinh doanh cho Doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về việc thực hiện nghiệp vụ hạch toán, các chế độ chính sách về quản lý tài chính, pháp lệnh thống kê kế toán,… tổ chức kiểm tra và điều hành bộ phận nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán đúng, đầy đủ theo quy định, chịu trách nhiệm cân đối nguồn vốn, chủ động t ìm kiếm và lập kế hoạch, huy động vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, cân đối vòng quay vốn và báo cáo kết quả kinh doanh cho từng kỳ và từng thương vụ.

3.2.2.4 Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật và kiểm nghiệm

- Xây dựng, biên soạn các tài liệu hướng dẫn công việc, tài liệu đào tạo, các phương pháp kiểm tra, kiểm soát quy trình. Thu thập xây dựng các tiêu chuẩn, quá trình, quy định liên quan đế hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm theo luật định.

- Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng sản phẩm, giám sát việc thực hiện và tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu của khách hàng. Giám sát hoạt động kiểm soát chất lượng tại nhà máy đông lạnh và tổ chức quản lý chất lượng để đạt được hiệu quả cao nhất trong quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tiến hành nghiên cứu thử nghiệm những vấn liên quan đến chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình công nghệ. Phát hiện và phân tích các vấn đề phát sinh trong quá trính sản xuất, đề xuất cải tiến các biện pháp khắc phục phòng ngừa nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xây dựng quy trình, làm hàng mẫu đáp ứng theo yêu cầu của Công ty và khách hàng, sau đó chuyển giao công nghệ cho nhà máy đông lạnh.

- Kiểm tra giám sát điều kiện an toàn vệ sinh của nhà máy đông lạnh, các đại lý chuyển nguyên liệu cho Công ty và những nơi Công ty gởi hàng gia công.

- Biên soạn tài liệu, bổ sung hiệu chỉnh các tài liệu, tiêu chuẩn quy trình, quy định hướng dẫn công việc và điều kiện thực tế sản xuất của Công ty.

- Tham gia kiểm hàng ở nơi khác khi Công ty có yêu cầu mua hàng ở các Công ty .khác.

- Lấy mẫu phân tích kiểm nghiệm vi sinh, kháng sinh đối với các công đoạn trong quy trình sản xuất và mẫu vệ sinh công nghiệp, nước sử dụng của nhà máy đông lạnh.

- Kiểm soát vi sinh 100% các lô hàng do nhà máy sản xuất.

- Phối hợp các phòng kinh doanh và nhà máy chuẩn bị cho việc kiểm định lô hàng trước khi xuất theo quy định đối với cơ quan chức năng.

- Báo cáo kết quả kiểm nghiệm đến Ban Giám Đốc và các phòng ban có liên quan.

- Giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy đông lạnh và những nơi Công ty gửi hàng gia công. Kết hợp với các bộ phận liên quan, xác định, phân tích tìm nguyên nhân gây mất an toàn cho sản phẩm và báo cáo Ban Giám Đốc. Trưởng phòng có trách nhiệm xin ý kiến chỉ đạo và tổ chức thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa khi các tiêu chuẩn về vi sinh/kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép.

- Xác định các nguyên nhân đề xuất hành động khắc phục, phòng ngừa đế Ban Giám Đốc và các bộ phận có liên quan khi phát hiện sản phẩm có nguy cơ mất an toàn yêu cầu vệ sinh thực phẩm.

- Bảo mật thông tin theo quy định hiện hành của Công ty.

- Cập nhật thẩm tra hồ sơ theo quy định cung cấp các hồ sơ kết quả kiểm nghiệm đến các bộ phận liên quan và cho khách hàng theo yêu cầu. Truy xuất nguồn gốc xuất lô hàng sản xuất.

- Tham gia vào các chương trình đánh giá từ các đoàn đánh giá bên ngoài và đánh giá nội bộ theo hệ thống quản lý chất lượng chung của Công ty.

3.2.2.5 Chức năng nhiệm vụ của nhà máy Đông lạnh

- Sản xuất, chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản theo hợp đồng sản xuất được triển khai theo chỉ đạo của Ban Giám Đốc, theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành và tiêu chuẩn của từng khách hàng.

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng tại Công ty. Quản lý sản phẩm trong suốt quy trình sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu sản phẩm, bảo quản hàng hoá trong kho lưu trữ đông theo đúng quy định.

- Điều hành sản xuất, quản lý lao động trong nhà máy, thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, từng bước cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao tay nghề cho công nhân.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị hệ thống điện chiếu sáng, nước đá, cấp thoát nước, dụng cụ vật tư bảo đảm tốt cho sản xuất.

3.3 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ

Tổng số lao động đến 30/11/2008: 1.037 người.

- Phân theo loại lao động: gián tiếp: 66 người; trực tiếp và phụ trợ: 971 người.

- Phân theo giới tính: nam: 185 người; nữ 852 người.

- Phân theo trình độ: Đại học/ Cao đẳng: 71 người; Trung cấp: 62 người; Công nhân chế biến, công nhân kỹ thuật từ bậc 1 đến bậc 6: 904 người.

3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT

- Hình thức sỡ hữu vốn: là loại hình Công ty cổ phần. - Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và chế biến thuỷ hải sản. - Ngành nghề kinh doanh:

+ Thu mua, nuôi trồng và chế biến các mặt hàng thuỷ sản, nông súc sản đông lạnh.

+ Kinh doanh trong nước và ngoài nước các mặt hàng thuỷ hải sản.

+ Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bị và thức ăn tôm cá phục vụ nuôi trồng, chế biến hàng xuất khẩu.

3.5 CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG

Ngày nay các Doanh nghiệp thuỷ hải sản phải đạt được tiêu chuẩn HACCP, khuyến khích xây dựng tiêu chuẩn ISO 900. Ngoài ra còn nhiều tiêu chuẩn khắc khe khác buộc các Doanh nghiệp phải đáp ứng để đưa hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây các mặt hàng thuỷ hải sản của Việt nam khi xuất khẩu ra nước ngoài liên tục bị phát hiện có dư lượng kháng sinh vì vậy Công ty luôn đưa ra những mục tiêu để đảm bảo chất lượng sản phẩm:

- Tiếp tục duy trì các vùng nguyên liệu tạo được dây chuyền khép kín trong sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, không những

Công ty giảm được một phần chi phí mà còn giúp cho Công ty có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đào tạo nâng cao năng lực và kiến thức chuyên môn cho bộ phận KCS để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Đổi mới trang thiết bị sản xuất cũ, nâng cao tay nghề cho công nhân thông qua các lớp huấn luyện ngắn hạn.

Hiện nay, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), có đầy đủ các quyền của một thành viên chính thức thì các nước lại dựng lên hàng rào kỹ thuật. Vì vậy, Công ty luôn cải thiện và đổi mới kỹ thuật để đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường thế giới.

3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.6.1 Thuận lợi 3.6.1 Thuận lợi

- Công ty đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của tỉnh uỷ, Uỷ Ban nhân dân tỉnh, sở công thương, hiệp hội thuỷ sản Việt Nam và các ban ngành có liên quan trong hoạt đông xuất khẩu thuỷ sản.

- Nhờ nguồn nguyên liệu thuỷ sản của Trà Vinh rất dồi dào.

- Công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu nên có nhiều kinh nghiệm trong mua bán quốc tế, tạo được uy tín và có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định.

- Công ty có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám Đốc với thể cán bộ công nhân viên.

3.6.2 khó khăn

- Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất, nhiên liệu làm cho chi phí công ty tăng.

- Đôi khi chất lượng thuỷ sản nguyên liệu chưa cao để làm hàng xuất khẩu dẫn đến phẩm chất thuỷ sản thấp, bị hạn chế, tăng chi phí chế biến.

3.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

- Đẩy mạnh xuất khẩu các loại thuỷ sản phẩm chất tốt để nâng cao giá trị gia tăng của thuỷ sản xuất khẩu. Từng bước đa dạng hoá các chủng loại hàng thuỷ sản xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh.

- Tiếp tục duy trì thị trường truyền thống như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật,… mở rộng sang thị trường trung Đông, châu Âu.

- Sắp xếp điều chỉnh lại lao động, các bộ phận tinh gọn, hiệu quả, phối hợp theo qui mô hình thức mới, cố gắng đưa năng suất lao động tăng lên từ bằng đén cao hơn năm trước với mức lượng cao hơn.

- Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tấp thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo trí tuệ của người lao động, tạo nên ssức mạnh thống nhất tư Ban Giám Đốc đến người lao động cùng nhau đưa Công ty phát triển.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CÔNG TY

4.1.1 Tình hình biến động doanh thu

Doanh thu tiêu thụ hàng hóa là quá trình chuyển đổi giá trị từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ tạo ra doanh thu, đó là toàn bộ số tiền bán hàng hoá sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá h àng bán, hàng bị trả lại, nó thể hiện mặt giá trị là tích số giữa khối lượng hàng hoá tiêu thụ và giá bán/đơn vị hàng hoá. Do Doanh nghiệp coi vấn đề lợi nhuận gắn liền với doanh thu. Vì vậy, ta cần nghiên cứu tình hình biến động của doanh thu qua thời gian.

Từ bảng 1 trang 29 ta thấy:

+ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 tăng 113.721 triệu đồng so với năm 2006 (tức tăng 22,84%), điều này cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng về mặt khối lượng hoặc giá bán. Nhưng năm 2008 tình hình kinh doanh của Công ty có phần giảm về doanh thu so với năm 2007 (giảm 9.685 triệu đồng tức giảm 2,85%), nhưng mức giảm không đáng kể. Việc giảm doanh thu có thể do ảnh hưởng của tình hình chung về khủng hoảng kinh tế thế giới, do đó nhu cầu của khách hàng trên các nước giảm, điều này ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản lượng sản phẩm của Công ty.

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2007 tăng 939 triệu đồng (tức tăng 80,88%) so với năm 2006 và năm 2008 tăng đáng kể hơn so với năm 2007 (tăng 7.867 triệu đồng tức tăng 374,62%). Phần doanh thu tài chính của Công ty tăng là chủ yếu do khoản chênh lệch tỷ giá và lãi tiền gởi ngân hàng.

+ Doanh thu khác tăng, giảm chủ yếu là do khoản thanh lý tài sản cố định và tiền thưởng xuất khẩu. Năm 2007 giảm 2.385 triệu đồng (giảm 91,77%) so với năm 2006 và năm 2008 giảm nhưng không đáng kể so với năm 2007 (giảm 132 triệu đồng tức giảm 61,68%). Việc giảm doanh thu khác giữa các năm là do số lượng tài sản cố định của Công ty không có phần tài sản thanh lý và tiền thưởng thu từ việc xuất khẩu giảm.

BẢNG 1: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU TỪ NĂM 2006 – 2008

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng doanh thu 501.669 100 613.944 100 604.259 100 112.275 122,38 (9.685) 98,41

Doanh thu thuần từ

hoạt động SXKD 497.909 99,25 611.630 99,61 594.210 98,34 113.721 122,84 (17.420) 97,15

Doanh thu từ hoạt

động tài chính 1.161 0,23 2.100 0,34 9.967 1,65 939 180,88 7.867 474,62

Doanh thu khác

2.599 0,52 214 0,05 82 0,01 (2.385) 8,23 (132) 38,32

Việc tăng giảm doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu khác qua các năm sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu và đây cũng là phần quan trọng quyết định đến tình hình lợi nhuận của Công ty.

4.1.2 Tình hình biến động chi phí

Chi phí kinh doanh là khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của Doanh nghiệp. Đó là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sỡ hũu.

Từ năm 2006 đến nay, giá nguyên liệu thuỷ hải sản biến động thất thường do nhiều nguyên nhân như con giống, thời tiết, ô nhiễm môi trường,… làm ảnh hưởng đến việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta. Đây là mối quan tâm lớn cho những Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thuỷ hải sản ở nước ta. Hơn nữa, đây là mặt hàng kinh doanh phần lớn phục vụ cho xuất khẩu. Vì vậy, việc hạ thấp chi phí sản xuất sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh khi đưa hàng ra chào bán và kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Do đó, việc phân tích biến động về chi phí có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra những biện pháp tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao lợi nhuận cho Công ty.

Từ bảng 2 trang 32 cho ta thấy tình hình chi phí của Công ty là biến động tương đối.

+ Giá vốn hàng bán

 Năm 2006 là 473.021 triệu đồng chiếm tỷ lệ 95,54% trong tổng chi phí.  Năm 2007 chiếm 94,12% tức 576.901 triệu đồng trong tổng chi phí.  Năm 2008 chiếm 91,20 % tức 543.270 triệu đồng trong tổng chi phí.

Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 94.880 triệu đồng (tức tăng 20,06%) so với năm 2006 và năm 2008 giảm 24.631 triệu đồng (tức giảm 4,34%) so với năm 2007. Giá vốn hàng bán tăng giảm là do việc thu mua nguyên liệu tăng giảm về mặt số lượng và giá cả. Nhưng việc tăng hay giảm giá vốn hàng bán phần lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, vì đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tổng doanh thu của Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản cửu long- Trà Vinh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)