Một số nhận xét chung về thị trường thịt heo tại Tp HCM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường thịt heo tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 58)

Từ việc phân tích về tình hình thị trường thịt heo tại Tp. HCM trên đây, một số nhận xét về phía cung và phía cầu được đưa ra như sau:

Nhận xét về phía cầu

Tp. HCM là địa phương có lượng cầu thịt heo cao nhất nước. Lượng heo được nuôi tại thành phố chỉ cung cấp 10% nhu cầu của người dân, phần còn lại được nhập từ các tỉnh khác. Vì vậy làm cho số lượng cung ứng cũng như chất lượng thịt không ổn định. Về tập quán tiêu dùng, hiện nay người dân có thói quen sử dụng thịt nóng trong chế biến thức ăn, chưa quen sử dụng thịt đông lạnh

hoặc thịt đã chế biến sẵn. Vì thịt nóng khó bảo quản hơn và thời gian tồn tại không lâu nên khó chủ động được lượng cung. Vào các tháng 6,7, nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long tranh thủ bán heo để “chạy lũ”, dẫn đến lượng cung tăng, trong khi lượng cầu vẫn không biến động, làm cho tình trạng cung vượt cầu. Trái lại vào các dịp lễ, tết lượng cầu thịt heo tại thành phố tăng đột biến, trong khi lượng cung từ các tỉnh không tăng nhiều dẫn đến tình trạng cầu vượt cung.

Trong các loại thịt thì thịt heo được ưa chuộng nhất, do đó được tiêu thụï nhiều nhất. Người dân hiện chưa có ý thức chọn mua thịt heo sạch, có nguồn gốc từ các đơn vị có uy tín; ở đâu cũng có thể mua được, ở chợ, tiệm bán gần nhà, vỉa hè… Trong các sản phẩm thay thế cho thịt heo thì cá được nhiều người sử dụng nhất. Về sở thích, đa phần người dân thích thịt nạc và xương, không thích thịt mỡ.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, việc kiểm nghiệm thực tế bằng mô hình kinh tế lượng cho thấy rằng các yếu tố giá thịt heo, thu nhập của người dân, sở thích, dân số có ảnh hưởng đến cầu thịt heo. Đối với yếu tố giá cả hàng hóa thay thế, việc kiểm định thực tế đã không được như mong đợi, lý do là quá trình lấy mẫu đã không bao quát hết được nội dung cần nghiên cứu. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng thịt heo là hàng hóa thiết yếu, có độ co dãn của cầu theo giá và theo thu nhập nhỏ hơn 1. Nên khi thu nhập tăng hoặc giá giảm thì lượng cầu thịt heo sẽ tăng nhưng mức tăng không bằng mức tăng của thu nhập hoặc mức giảm của giá.

Với việc nghiên cứu thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, ta thấy rằng trong những năm tới khi dân số và thu nhập tăng lên thì lượng cầu thịt heo chắc chắn sẽ tăng theo.

Nhận xét về phía cung

Hiện nay, thành phố có 3 hệ thống chăn nuôi cơ bản. Hệ thống chăn nuôi tập trung của nhà nước tuy có quy mô nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp con giống, kỹ thuật cho các hệ thống khác. Hệ thống chăn nuôi thương phẩm gia đình, tồn tại dưới dạng các trang trại có quy mô lớn. Do đó hệ thống này có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh thú y. Hệ thống chăn nuôi nhỏ gia đình mang tính chất “bỏ ống”, hiệu quả không cao, không có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, nên chất lượng cũng như công tác đảm bảo vệ sinh không được thực hiện tốt.

Đàn heo thành phố tuy chỉ cung ứng khoảng 10% lượng cầu tiêu thụï, nhưng đàn heo ở đây được chăm sóc tốt nên có chất lượng và đạt yêu cầu về vệ sinh thực phẩm cao hơn với đàn heo từ các tỉnh. Hệ thống chuồng trại của thành phố hiện đã xuống cấp, không đảm bảo vệ sinh. Nước thải được xả trực tiếp vào hệ thống sông ngòi gây ô nhiễm.

90% lượng heo giết mổ hàng đêm tại các cơ sở giết mổ được nhập từ các tỉnh. Tuy nhiên, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa Chi cục Thú y thành phố và Chi cục Thú y các tỉnh. Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh bắt nguồn từ các tỉnh là rất lớn.

Về hiệu quả chăn nuôi heo, do chi phí thức ăn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí chăn nuôi nên mỗi khi giá TĂGS biến động đã ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chăn nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi.

Về lĩnh vực giết mổ, hệ thống các lò mổ của thành phố hầu hết không đảm bảo vệ sinh theo đúng yêu cầu quy định của nhà nước. Phần lớn hệ thống này đều của tư nhân hoặc tư nhân mượn danh nhà nước để hoạt động. Ngoài ra, hệ thống này nằm rải rác không tập trung làm cho cơ quan chức năng khó kiểm soát hết tất cả. Bên cạnh đó, phương pháp giết mổ còn thủ công, lạc hậu dẫn đến khó

đảm bảo vệ sinh và chất lượng thịt. Vì các điều kiện về vệ sinh thực phẩm trong nước chưa được đảm bảo tốt, các siêu thị đã phải nhập một lượng thịt heo từ nước ngoài đảm bảo vệ sinh hơn để cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng.

Về lĩnh vực kinh doanh, phân phối, thành phố hiện có hệ thống các chợ đầu mối, chợ bán lẻ và các siêu thị. Bên cạnh hệ thống phân phối chính thức còn có hệ thống giết mổ lậu bán ở vỉa hè, lòng lề đường mà chính quyền không kiểm soát hết. Đối với hệ thống chợ đầu mối và các chợ bán lẻ, điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo vệ sinh, phương tiện chuyên chở chủ yếu bằng xe tải, xích lô, ba gác, xe máy không có phương tiện bảo ôn nên không đảm bảo an toàn. Đối với hệ thống siêu thị, việc kinh doanh thịt heo tỏ ra chuyên nghiệp, nguồn thịt cung cấp có nguồn gốc rõ ràng, có phương tiện bảo quản cũng như vận chuyển đạt yêu cầu. Do đó hệ thống này ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỊT HEO

TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường thịt heo tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)