Phân tích các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường thịt heo tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)

Cầu thịt heo

Thông thường đối với người dân Tp. HCM, thịt heo tiêu thụ hàng ngày sẽ được một người đóng vai trò là nội trợ mua về rồi dùng chung cho cả nhà. Do đó, cầu thịt heo trong mô hình sẽ là cầu thịt heo của hộ gia đình trong một tuần.

Giá thịt heo

Mô hình hồi quy đòi hỏi số liệu ở các biến phải có sự biến động thì các hệ số hồi quy mới có ý nghĩa thống kê. Qua số liệu thu thập được tại chợ đầu mối An Lạc, ta thấy rằng từ năm 2003 đến giữa tháng 03/2005 giá cả thịt heo ít có sự biến động trong thời gian dài, mỗi lần biến động chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, do đó nếu dùng số liệu này để chạy hàm hồi quy thì sẽ cho ra hệ số b không đáng tin cậy. Do vậy, số liệu về giá thịt heo tại các chợ đầu mối không thể được sử dụng cho mô hình này. Vả lại, đây chưa phải là mức giá bán lẻ cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.

Thực tế, thịt heo từ các chợ đầu mối sẽ được các chủ sạp tại các chợ bán lẻ mua về bán cho người tiêu dùng. Căn cứ vào tình hình chi phí cụ thể của mình (chi phí thuê sạp, chi phí vận chuyển, thuế, tiền vệ sinh…), các chủ sạp sẽ tăng giá bán lẻ so với giá mua tại chợ đầu mối sao cho có thể bù được chi phí và có lời. Chi phí mà các chủ sạp phải chịu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm chợ, vị trí của sạp trong chợ… Do đó, giá cả mà người tiêu dùng phải trả sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào mỗi nơi trong thành phố. Hơn nữa, nếu hai

chủ sạp có chi phí như nhau thì giá bán lẻ mà họ đưa ra cũng có thể khác nhau, do việc tính toán mức lời của mỗi người không giống nhau. Thông thường, tại những khu vực mà mức sống của người dân cao hơn, giá thịt heo sẽ cao hơn. Thực tế cho thấy rằng chênh lệch giá bán lẻ thịt heo giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất trên địa bàn thành phố khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg.

Do đó trong mô hình này, biến giá thịt heo sẽ là giá bán lẻ mà người tiêu dùng tại các địa điểm khác nhau trong thành phố phải trả. Số liệu về giá cả sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi.

Thu nhập

Thông thường, đối với người Việt Nam nói chung và người dân Tp. HCM nói riêng, cả gia đình thường dùng chung bữa ăn hàng ngày. Do đó, lượng cầu thịt heo sẽ phụ thuộc vào thu nhập của cả gia đình chứ không phải của một người.

Biến thu nhập trong mô hình sẽ là thu nhập của hộ gia đình. Dữ liệu để chạy hàm hồi quy sẽ được thu thập thông qua bảng phỏng vấn.

Dân số

Ở cấp độ gia đình, cầu thịt heo phụ thuộc vào số lượng thành viên dùng chung bữa ăn hàng ngày. Gia đình nào có số người dùng chung bữa ăn càng đông thì lượng cầu thịt heo càng tăng và ngược lại. Vì vậy biến dân số trong mô hình này sẽ là số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình của mỗi hộ.

Giá hàng hóa thay thế

Hàng hóa có thể thay thế cho thịt heo trong bữa ăn hàng ngày có nhiều loại: thịt bò, thịt gà, thịt vịt, cá. Tuy nhiên đối với từng người, chưa hẳn các loại thịt này đều có thể thay thế được cho thịt heo. Có người vì lý do sức khoẻ hoặc không có sở thích mà không sử dụng một loại thịt nào đó. Do đó, đối với mỗi

người các sản phẩm có thể thay thế cho thịt heo trong bữa ăn hàng ngày sẽ khác nhau.

Vì vậy giá hàng hóa thay thế sử dụng trong mô hình là giá trung bình của các sản phẩm thay thế của từng hộ gia đình cụ thể. Dữ liệu sẽ được lấy từ bảng phỏng vấn của từng hộ.

Sở thích đối với thịt heo

Để xác định ảnh hưởng của sở thích đối với cầu thịt heo, biến sở thích đối với thịt heo sẽ được dùng kỹ thuật biến giả (dummy variable). Sở thích đối với thịt heo bằng 1 khi người tiêu dùng không xếp hạng thịt heo là thực phẩm được ưa chuộng nhất, bằng 0 khi thịt heo không được xếp hạng nhất.

Bảng sau đây mô tả các biến của mô hình:

Bảng 6: Mô tả các biến

Biến Mô tả Dấu mong đợi

Q P I Pr T N

Lượng cầu thịt heo Giá thịt heo

Thu nhập

Giá h/hóa thay thế Sở thích

Số thành viên

Lượng cầu thịt heo của hộ gia đình Giá bán lẻ thịt heo

Thu nhập của hộ gia đình

Giá trung bình của các h/hóa thay thế Bằng 1 nếu thích thịt heo nhất, 0 nếu không thích thịt heo nhất

Số thành viên dùng chung bữa ăn gia đình

- + + + + “-”: Dấu mong đợi là dấu âm

“+”: Dấu mong đợi là dấu dương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường thịt heo tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)