KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ mới- tỉnh an giang (Trang 73 - 75)

1. Kết luận.

Không ngừng đổi mới và trưởng thành, chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trường, luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện. Trong thời gian qua, những thành tựu mà chi nhánh đạt được đã khẳng định vị trí và vai trò chủđạo và chủ lực trong đầu tư tín dụng tại huyện nhà. Chi nhánh đã đưa nguồn vốn của mình đến tay bà con nông dân kịp thời, giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thêm vào đó, chi nhánh còn tích cực

đóng góp vào sự thành công đối với chủ trương “Tam nông” của tỉnh, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Qua phân tích còn cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn đã giữ vai trò quyết định trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho chi nhánh. Trong giai đoạn 2007 – 2009, doanh số

cho vay, thu nợ và dư nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng lên hàng năm, hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo đó cũng tăng lên được chứng minh qua tốc độ tăng của vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ,… trong cho vay ngắn hạn.

Chợ Mới là huyện có nhiều tiềm năng của tỉnh An Giang với một nền kinh tế phát triển đa dạng và toàn diện, là địa bàn thuận lợi cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động. Tuy nhiên, trong thời gian tới kinh tế của huyện sẽ còn nhiều biến

động, sản xuất kinh doanh của người dân còn có thể gặp nhiều trở ngại khó lường, nhất là ngành nông nghiệp và thủy sản. Điều này đặt ra cho chi nhánh không ít thử thách: muốn nâng cao doanh số thì chính sách cho vay phải linh hoạt theo diễn biến thị trường; muốn thu hút khách hàng thì lãi suất phải hấp dẫn; muốn cạnh tranh tốt thì phải am hiểu và nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế trong và ngoài huyện; v.v…

Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc, chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi thành phần kinh tế.

2. Kiến nghị.

2.1. Đối vi chi nhánh NHNo & PTNT Ch Mi.

- Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng bằng việc áp dụng các biện pháp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong những năm qua cùng các giải pháp mới sau khi được cấp trên chấp thuận. Vốn huy động của chi nhánh càng cao thì khả năng chủ động của chi nhánh càng lớn; đồng thời vốn điều chuyển giảm xuống sẽ tiết kiệm được chi phí, lợi nhuận sẽ tăng cao.

- Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, phối hợp với các ngành nông nghiệp tổ chức các buổi hội thảo về phương thức trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả; áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại lợi nhuận cao. Cần bám sát những dự án, chương trình phát triển kinh tế của huyện để bố trí vốn đầu tư.

- Thực hiện tốt mối quan hệ với khách hàng thông qua những buổi góp ý, lập sổ ghi lại những kiến nghị của khách hàng, từđó thường xuyên đánh giá và xem xét để điều chỉnh hoạt động kinh doanh.

- Ban Giám đốc nên có chính sách khen thưởng đối với cán bộ tín dụng phụ

trách địa bàn đạt chỉ tiêu do chi nhánh đề ra về dư nợ trên mỗi cán bộ và có nợ quá hạn ít.

- Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chi nhánh cần đưa nhanh sản phẩm tiếp thị vào cuộc sống, bằng cách nâng cao vai trò của cán bộ đảm trách hoặc tổ marketing để không ngừng giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới và những vấn đề có liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng và chuyển dần từ cho vay món nhỏ sang cho vay món lớn nhằm giảm tải, hạ chi phí và quản lý khách hàng ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn.

- Thường xuyên huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên giao dịch, cán bộ tín dụng cũng như các kỹ năng giao tiếp với khách hàng đểđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Định kỳ, tổ chức các kỳ thi về kiến thức nghiệp vụđể đánh giá năng lực từng nhân viên và tiến hành tuyên dương khen thưởng.

2.2. Đối vi NHNo & PTNT tnh An Giang.

- Ngân hàng tỉnh nên trang bị thêm máy móc, thiết bị tạo thuận lợi cho nhân viên trong công tác, cụ thể: trang bị máy photocopy hiện đại và máy hủy giấy ngay tại phòng Tín dụng vì hiện tại 2 máy photocopy đặt tại phòng Tổ chức rất bất tiện cho cán bộ tín dụng.

- Khách hàng đến giao dịch với chi nhánh huyện ngày càng đông, trong khi cán bộ tín dụng của chi nhánh huyện ít, do đó mỗi cán bộ phải đảm nhận rất nhiều công việc cùng một lúc nên việc thẩm định khách hàng thường bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của người dân và đôi khi khách hàng phải đợi rất lâu gây ra sự khó chịu.

- Cần có chính sách về huy động vốn đa dạng, mới lạ, hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, đểđạt hiệu quả cao nên có chiến lược khuyến khích, khuyến mãi cho khách hàng, nhất là đối với những vùng khó khăn.

- Trang bị và cung cấp kinh phí cho cơ sởđể đổi mới và nâng cao công nghệ, phục vụ kịp thời trong tình hình mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay tin học phát triển như vũ bảo, cần nhanh chóng đáp ứng để công tác phục vụ ngày một tốt hơn.

2.3. Đối vi cơ quan Nhà nước, các ngành, các cp có liên quan.

- Chính quyền địa phương cần có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút vốn

đầu tư trong và ngoài huyện dựa vào lợi thếđiều kiện tự nhiên của từng vùng.

- Nâng cao trình độ dân trí để người dân có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học, kỹ thuật, vận dụng chúng vào sản xuất để sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.

- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời khi xác nhận hồ sơ xin vay cần phải giải quyết nhanh gọn để người dân không phải đợi lâu.

- Chính quyền địa phương cần tích cực hỗ trợ ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng

được thuận lợi hơn.

- Chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ ngân hàng trong quá trình thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ, từđó đảm bảo kỹ cương pháp luật trong lĩnh vực này.

- Xây dựng các dự án, phương án đểđầu tư phát triển toàn diện như: xây dựng thủy lợi, nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, thu hút vốn đầu tư

trong và ngoài nước,…

- Tổ chức các câu lạc bộ: nông dân sản xuất giỏi, doanh nghiệp thành công, hợp tác xã tiến bộ, v.v… để người dân giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với nhau.

2.4. Đối vi khách hàng.

- Tham gia các buổi tập huấn, diễn đàn, hội thảo của địa phương phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng để nâng cao kinh nghiệm trong sản xuất.

- Xây dựng phương án có tính khả thi, có hiệu quả thiết thực để khi ngân hàng tiếp cận, xem xét tài trợ vốn nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích và có thái độ tích cực trả nợ khi nợđáo hạn; không cố ý chiếm dụng vốn trừ khi do nguyên nhân khách quan và được ngân hàng chấp nhận cho gia hạn nợ.

- Có thái độ trung thực, chính xác khi cung cấp thông tin về mình và tình hình tài chính của mình.

---

Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài nghiên cứu vẫn còn một vài sai sót. Kính mong Hội đồng giám khảo, Quý thầy, cô giảng viên thông cảm và bỏ qua những sai sót trong đề tài.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ mới- tỉnh an giang (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)