Phân tích tình hình tổng doanh thu

Một phần của tài liệu 218185 (Trang 40)

Khái quát về tình hình doanh thu, doanh thu của Nhà máy gạch Ceramic An Giang gồm các thành phần sau:

+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Doanh thu hoạt động tài chính + Doanh thu khác

’ Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng các thành phần

Bảng 4.2: Tổng doanh thu của Nhà máy

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh l2008/2007 ệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. DT thuần 65.391,45 81.943,72 81.684,88 16.552,27 25,31 (258,84) (0,32) 2. DT HĐTC 0,00 4,53 39,68 4,53 35,15 775,94 3. TN khác 775,08 992,53 602,03 217,45 28,06 (390,50) (39,34) Tổng DT 66.166,53 82.940,78 82.326,59 16.774,25 25,35 (614,19) (0,74)

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Nhà máy gạch Ceramic An Giang) Từ bảng 4.2 cho ta thấy:

Tổng doanh thu của Nhà máy có sự biến động không đều qua 03 năm, tổng doanh thu tăng nhanh trong năm 2007 sau đó có phần giảm nhẹ vào năm 2008.

Tổng doanh thu năm 2007 tăng do các doanh thu thành phần đều tăng, cụ thể:

+ Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 25,31% so với năm 2006 tương đương với số tiền là 16.522,27 triệu đồng.

+ Doanh thu hoạt động tài chính có được từ việc chênh lệch tỷ giá không có

được trong năm 2006 nhưng bước sang năm 2007 thì Nhà máy thực hiện được 4,53 triệu đồng, và qua năm 2008 thì tăng 35,15 triệu đồng với tỷ lệ tăng mạnh là 775,94% do việc xoay đồng vốn không nhanh, tiền mặt bịứđọng nhiều trong Ngân hàng.

+ Thu nhập khác tăng 28,06% so với năm 2006 tương đương với số tiền là 217,45 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do Nhà máy nhận được tiền hỗ trợ lãi suất sau

đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và thu nhập từ một số hoạt động khác như: thu nhập từ vận chuyển, bán điện cho Công ty bao bì giấy, một số khoản nợđã bị xóa sổ nay thu hồi được, cho thuê chỗđặt máy ATM.

Vậy cả ba thành phần đều tăng đặt biệt là sự tăng nhanh của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là tác nhân chính tạo ra sựđột biến của năm 2007. Nguyên nhân của việc này là do vào năm 2007 số lượng hàng hóa Nhà máy bán ra tăng rất nhiều và giá bán mỗi sản phẩm cũng tăng do nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng làm doanh thu bán hàng ở thị trường trong nước tăng nhanh nhưng số lượng hàng hóa xuất

khẩu sang Campuchia lại có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu giảm không có sựảnh hưởng đáng kểđối với tổng doanh thu của Nhà máy trong năm 2007.

Sang năm 2008 tổng doanh thu có phần giảm nhẹ (giảm 0,74%) so với năm 2007. Vì trong ba thành phần tạo nên tổng doanh thu của Nhà máy vào năm 2008 thì chỉ có doanh thu hoạt động tài chính tăng và tăng 35,15 triệu đồng với tỷ lệ rất lớn là 775,94%, nhưng doanh thu hoạt động tài chính chiếm một phần quá nhỏ trong tổng doanh thu nên không làm tác động cho toàn cục năm 2008, chính nhân tố doanh thu bán hàng và doanh thu khác giảm đã tác động đến tổng doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007.

Bên cạnh đó nguyên nhân từ việc tăng các khoản giảm trừ cũng làm giảm doanh thu năm 2008. Các khoản giảm trừ tăng quá nhiều do năm 2008 Nhà máy mở rộng thêm một số thị trường mới nên vẫn giữ được mức doanh thu cao, tuy nhiên vì phải bán hàng cho nhiều khách hàng mới, những khách hàng khó tính, có yêu cầu cao nên hàng bán bị trả lại và chiết khấu thương mại phải nhiều nên cuối cùng làm cho giá trị các khoản giảm trừ tăng 47,6%.

Năm 2007, ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam có bước phát triển mới cả về sản lượng, năng lực sản xuất, đầu tư phát triển và qui mô thị trường. Có thể nói sau khoảng 3 năm thị trường bất động sản trầm lắng kéo theo thị trường vật liệu xây dựng trong đó có gốm sứ xây dựng gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, cùng với sự khởi sắc của thị trường bất động sản, Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những thuận lợi và thời cơ mới cho ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong nước và đầu tư

nước ngoài. Có thể nói sau 3 - 4 năm gặp quá nhiều khó khăn, hiện ngành gốm sứ xây dựng đang bắt đầu một thời kỳ phát triển mới, giá vật liệu xây dựng có xu hướng tăng cao, phần nào phản ánh đúng với sự phát triển của thị trường vật liệu xây dựng. Vì vậy, doanh thu bán hàng năm 2007 của Nhà máy đạt giá trị cao nhất là điều tất yếu. ’ Phân tích doanh thu theo tỷ trọng các thành phần

Bảng 4.3: Tỷ trọng các loại doanh thu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. DT thuần 65.391,45 98,83 81.943,72 98,80 81.684,88 99,22 2. DT HĐTC 0 0 4,53 0,01 39,68 0,05 3. TN khác 775,08 1,17 992,53 1,19 602,03 0,73 Tổng DT 66.166,53 100,00 82.940,78 100,00 82.326,59 100,00

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Nhà máy gạch Ceramic An Giang) Bảng 4.3 cho ta thấy trong cơ cấu của tổng doanh thu qua 03 năm đều có một điểm chung là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tất cả các năm, cụ thể:

- Năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 98,83%. - Năm 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 98,80%. - Năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 99,22%.

Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy có sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu này, đó là phần trăm của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có phần giảm nhẹ từ 98,83%

giảm xuống 98,80% trong năm 2007 nhưng sau đó lại tăng lên 99,22% trong năm 2008. Trong một doanh nghiệp thì lúc nào doanh thu từ bán hàng luôn luôn chiếm một tỷ trọng rất cao vì đó là hoạt động chính mang lại thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy Nhà máy gạch Ceramic An Giang là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng chỉ cần thay đổi nhẹ trong cơ cấu này cũng là giá trị tương đối lớn về số tiền. Chẳng hạn như trong năm 2007 doanh thu khác chiếm 1,19% thì số tiền đã gần 1.000 triệu

đồng, so với các doanh nghiệp nhỏ thì đây là số tiền lớn. Do đó chỉ cần một sự biến

động nhỏ trong cơ cấu tỷ trọng của Nhà máy là đã có sự thay đổi lớn trên số tiền. ’ Phân tích doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính theo cơ cấu sản phẩm

Bảng 4.4: Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm từ hoạt động kinh doanh chính

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT theo loại sản phẩm Giá trị (Triệu đồng) % Giá trị (Triệu đồng) % Giá trị (Triệu đồng) % 1. Gạch 40 x 40cm 38.387,00 58,70 36.546,94 44,60 43.562,62 53,33 2. Gạch 30 x 30cm 6.611,25 10,11 4.060,38 4,96 4.980,54 6,10 3. Gạch 20 x 25cm 9.721,73 14,87 6.482,70 7,91 8.799,46 10,77 4. Gạch 25 x 40cm 10.646,72 16,28 34.848,50 42,52 24.327,62 29,78 5. Gạch len 24,75 0,04 5,20 0,01 14,65 0,02 Tổng DT 65.391,45 100,00 81.943,72 100,00 81.684,88 100,00

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Nhà máy gạch Ceramic An Giang) Các loại sản phẩm tạo ra thu nhập cho Nhà máy có sự biến động trong các năm và qua

đó đã nói lên rằng Nhà máy đang có sự thay đổi qua từng năm theo chiều hướng ngày càng có lợi.

- Mặt hàng gạch 40 x 40cm: chiếm tỷ trọng cao nhất trong trong tổng doanh thu của Nhà máy và đạt tỷ trọng cao nhất vào năm 2006 là 58,7%. Nhưng nếu xét đến số

tiền thu được khi bán mặt hàng gạch 40 x 40cm thì năm 2008 đạt doanh thu cao nhất, nguyên nhân chính là do giá bán của mặt hàng này tăng cao hơn so với năm 2006.

- Mặt hàng xếp thứ nhì là gạch 25 x 40cm chiếm tỷ trọng cao và trong năm 2007 mặt hàng 25 x 40cm chiếm tỷ trọng 42,52% cao nhất trong 03 năm.

- Mặt hàng 30 x 30cm và 20 x 25cm cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu theo sản phẩm của Nhà máy. Do nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi nên số lượng các mặt hàng bán ra có phần thay đổi qua các năm. Mặt hàng 30 x 30cm có xu hướng giảm trong năm 2007 và 2008. Bên cạnh đó thì mặt hàng 20 x 25cm cũng giảm trong năm 2007 và sau đó lại tăng lên trong năm 2008.

- Mặt hàng gạch len tường 10 x 25cm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh thu của Nhà máy. Do khách hàng ít có nhu cầu đối với mặt hàng này nên Nhà máy chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng.

’ Phân tích doanh thu kinh doanh theo thị trường

Doanh thu hoạt động kinh doanh của Nhà máy được chia thành hai nguồn: - Doanh thu từ thị trường trong nước.

- Doanh thu từ xuất khẩu. 61.197,91 4.459,46 81.025,86 1.083,09 81.928,76 0 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT nội địa DT xuất khẩu Triệu đồng

Hình 4.1: Tổng doanh thu của Nhà máy

Theo nhận định và dự báo của Hiệp hội gốm sứ xây dựng, trong năm 2008 tới đây, thị

trường vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục sôi động do nhu cầu xây dựng ở trong nước đang tăng cao.

* Đánh giá doanh thu thị trường nội địa

Hình 4.1 cho ta thấy được rằng trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của Nhà máy thì doanh thu bán hàng từ thị trường nội địa chiếm tỷ trọng rất lớn. Doanh thu bán hàng tại thị trường trong nước tăng đều qua các năm, cụ thể trong năm 2007 tăng nhanh với tỷ lệ 32,4% tương đương số tiền là 19.827,95 triệu đồng, và năm 2008 chỉ

tăng nhẹ 1,11% ứng với số tiền 902,9 triệu đồng, số liệu chi tiết về từng thị trường

được thể hiện trong bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.5: Doanh thu thị trường nội địa

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉtiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. An Giang 17.862,38 13.914,86 18.698,52 (3.947,52) (22,10) 4.783,66 34,38 2. ĐBSCL 34.901,69 48.128,84 52.684,26 13.227,15 37,90 4.555,42 9,47 3. TP. HCM 4.600,00 10.896,55 8.259,68 6.296,55 136,88 (2.636,87) (24,20) 4. Đông Nam Bộ 3.833,84 8.085,61 2.286,30 4.251,77 110,90 (5.799,31) (71,72) Tổng 61.197,91 81.025,86 81.928,76 19.827,95 32,40 902,90 1,11

Năm 2007 20% Năm 2008 0% Năm 2006 80% 29,19% 17,17% 22,82% 57,03% 59,40% 64,30% 7,52% 13,45% 10,08% 6,26% 9,98% 2,79% 0% 20% 40% 60% 80% 100% AG ĐBSCL TPHCM Đ.N.Bộ 2006 2007 2008

Từ các số liệu ở bảng 4.5 ta có thể thấy được trong năm 2008 doanh thu ở thị trường nội địa đạt mức cao nhất, trong đó số tiền bán hàng thu được từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long là 71.328,78 triệu đồng, chiếm 87,13% trong tổng doanh thu, trong đó thị trường An Giang chiếm 26,19% ứng với số tiền 18.698,52 triệu đồng. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2008 doanh thu ở các tỉnh Đông Nam Bộ mà đặc biệt là TP. HCM tăng rất mạnh, tổng doanh thu ở Đông Nam Bộ là 10.545,98 triệu đồng trong đó thị

trường ở TP. HCM chiếm 78,32% tương đương 8.259,68 triệu đồng.

Qua đó ta có thể thấy được rằng trong tất cả các thị trường ở trong nước thì sản phẩm gạch Ceramic được tiêu thụ nhiều nhất ở An Giang và TP. HCM. Do đó Nhà máy nên quan tâm đến 2 thị trường này, nhưng cũng không nên bỏ qua các thị trường khác mà cần phải tiến hành khảo sát nhu cầu của khách hàng ở các thị trường trong nước để có thểđưa ra kế hoạch sản xuất và thiết kế các mẫu mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Hình 4.2: Cơ cấu thị trường nội địa của Nhà máy

Nhìn vào hình 4.3 ta thấy được doanh thu ở thị trường nội địa có sự thay đổi qua các năm. Trong đó, doanh thu mà Nhà máy thu được nhiều nhất ở cả 03 năm tập trung vào các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Doanh thu ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của Nhà máy, cụ thể là doanh thu ởđồng bằng Sông Cửu Long chiếm 57,03% trong năm 2006 và lần lượt chiếm tỷ trọng là 59,4% và 64,3% trong năm 2007 và 2008.

* Đánh giá doanh thu thị trường xuất khẩu

Qua hình 4.3 ta thấy được rằng tình hình xuất khẩu sang Campuchia của Nhà máy có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2006 doanh thu xuất khẩu đạt 4.459,46 triệu

đồng nhưng sang năm 2007 thì giảm xuống còn 1.083,09 triệu đồng tương đương giảm 76% so với năm 2006. Bước sang năm 2008 thì thị trường Campuchia không còn chấp nhận các sản phẩm của Nhà máy nữa vì giá bán một sản phẩm của Nhà máy cao hơn so với các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Nguyên nhân là ở Trung Quốc 80% ceramic tập trung ở vùng Phật Sơn vì thế họ tối ưu được mọi chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên liệu và nhất là nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa cao. Các sản phẩm gạch từ

Trung Quốc với công nghệ địa phương, tiết kiệm chi phí nên giá thành thấp, giá bán cũng thấp làm ảnh hưởng doanh thu xuất khẩu của Nhà máy gạch Ceramic An Giang. Do vậy mà trong năm 2008 tổng doanh thu bán hàng của Nhà máy giảm nhẹ so với năm 2007. Vì vậy Nhà máy cần phải tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài nhằm gia tăng doanh thu bán hàng trong những năm tiếp theo.

œ Đánh giá chung về doanh thu

Doanh thu Nhà máy có sự biến động qua 03 năm, trong đó doanh thu năm 2007

đạt giá trị cao nhất nguyên nhân là do sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản

đã làm cho ngành sản xuất gạch men phát triển. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn nên khi doanh thu bán hàng có sự thay đổi thì sẽảnh hưởng

đến tổng doanh thu của Nhà máy. Bên cạnh đó, kết cấu mặt hàng cũng ảnh hưởng đến tổng doanh thu bán hàng, các loại gạch 40 x 40cm và 25 x 40cm đạt doanh thu cao trong 03 năm, việc tăng số lượng bán các loại này là do nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ nhất định. Mặt khác, doanh thu năm 2008 thấp hơn năm 2007 một phần là do trong năm 2008 doanh thu xuất khẩu sang Campuchia đã không còn, thị trường Campuchia không chấp nhận giá bán của Nhà máy và chuyển sang tiêu thụ gạch của Trung Quốc – quốc gia sản xuất gạch Ceramic nhiều nhất trên thế giới – với giá bán thấp hơn. Nhìn chung, qua 03 năm doanh thu bán hàng của Nhà máy đạt mức tốt, thỏa mãn kế hoạch bán hàng đề ra trước đó.

Sau đây ta sẽ xem xét các nguyên nhân làm tăng giá bán của các sản phẩm bằng việc đi vào phân tích các chi phí có liên quan đến việc làm tăng giá thành sản phẩm của Nhà máy. 4.2.2. Phân tích tình hình tng chi phí Bảng 4.6: Thành phần tổng chi phí của Nhà máy ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh l2008/2007 ệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. GVHB 54.567,74 68.242,73 62.051,81 13.674,99 25,06 (6.190,92) (9,07) 2. CP HĐTC 4.359,36 3.619,09 4.306,86 (740,27) (16,98) 687,77 19,00 3. CP BH 3.233,45 4.235,50 4.948,58 1.002,05 30,99 713,08 16,84 4. CP QLDN 1.785,65 2.328,57 4.062,09 542,92 30,40 1.733,52 74,45 5. CP khác 127,37 16,50 27,90 (110,87) (87,05) 11,40 69,09 6. Thuế 523,24 1.124,59 1.732,34 601,35 114,93 607,75 54,04 Tổng CP 64.596,81 79.566,98 77.129,58 14.970,17 23,17 (2.437,40) (3,06)

Trong bảng trên thì thành phần đứng vị trí thứ 2 sau giá vốn hàng bán là chi phí bán hàng, tiếp theo là chi phí hoạt động tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cũng giống như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng của Nhà máy cũng biến động tăng qua từng năm.

3 Năm 2007 so với năm 2006

Tổng chi phí tăng 23,17% tương đương với số tiền là 14.970,17 triệu đồng. Nguyên nhân làm tăng tổng chi phí là do tất cả các nhân tố cấu thành đều tăng ngoại trừ nhân tố chi phí khác có phần giảm 87,05% tương ứng với số tiền 111 triệu đồng và chi phí hoạt động tài chính giảm gần 17% với số tiền 740,27 triệu đồng. Mặc dù tổng chi phí

Một phần của tài liệu 218185 (Trang 40)