Các giải pháp về việc làm.

Một phần của tài liệu Nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn -Thanh Hóa (Trang 64 - 76)

II- Các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa lao động và việc làm

2- Các giải pháp về việc làm.

Quan điểm về giải quyết việc làm:

Việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội tổng hợp mà không chi là vấn đề kinh tế hay xã hội đơn thuần. Do đó, Tạo việc làm phải hớng vào mục tiêu phát triển nguôn nhân lực, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ trên địa bàn lãnh thổ. Mặt khác, nói đến tạo việc làm phải đáp ứng yêu cầu dịch chuyển kinh tế và cơ cấu lao động, đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hớng sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.

Bảo đảm việc làm cho ngời lao động là mục tiêu xã hội hàng đầu. Giải quyết việc làm , bảo đảm cho mọi ngời có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có cơ hội, có việc làm đặc biệt là thanh niên, lao động nữ, hộ chính sách hộ đói nghèo, hộ khó khăn ngời tàn tật, yếu thế trong xã hội, ngời hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về là trách nhiệm của mọi ngời, mọi ngành, mọi cấp, của nhà nớc và toàn xã hội.

Mục tiêu giải quyết việc làm phải đợc cụ thể hoá trong các chơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của huyện, của xã, của các ngành, các tổ chức xã hội. Trong đó phải khai thác mọi tiềm năng để đảm bảo những điều kiện tơng xứng nhằm thực hiện các mục tiêu đã đợc xác định.

Tạo việc làm phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội. Tăng tr- ởng kinh tế là điều kiện cần để giải quyết việc làm. Tuy vậy tăng trởng kinh tế là kết quả của sự phát triển theo chiều rộng và tăng năng suất lao động. Bởi vậy cần phải lựa chọn mô hình phát triển phù hợp vừa phát triển theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn đồng thời tạo đợc nhiều việc làm cho ngời lao động, thực hiện công bằng trong phân phối kết quả của quá trình phát triển.

Các giải pháp.

Một là: Thực hiện tốt chiến lợc, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo việc làm ở nông thôn trên cơ sở phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã nhằm tạo việc làm mới (giải quyết việc làm tại chỗ).

Đối với nông nghiệp: Thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng vòng quay của đất u tiên phát triển mô hình trang trại.

Cụ thể:

+ Đối với vùng núi: Phát triển trang trại vờn rừng, trang trại chăn nuôi đại gia súc, kết hợp trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, phát triển mạnh cây công nghiệp nh: mía, chè... Tiếp tục đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các nông trờng theo hớng giao, đất giao rừng cho ngời lao động.

+ Đối với vùng đồi: Phát triển trang trại vờn đồi theo hớng Nông- Lâm kết hợp, phát triển mạnh diện tích cây mía để làm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đờng Lam Sơn.

+ Đối với vùng đồng bằng: Phát triển trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hoá để thu hút thêm nguồn lao động nông nhàn.

Đây là vùng đông dân ít đất, chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình, thu hút lao động vào thâm canh tăng vụ, nâng hệ số sử dụng đất lên trên hai vòng trong năm. Đầu t quy hoạch các vùng lúa trọng điểm, các vùng chuyên canh rau màu tạo ra hàng hoá phục vụ ngời tiêu dùng. Để phát triển cho kinh tế nông thôn phát triển, tạo điều kiện đa tiến bộ khoa hoc kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và đời sống, cần tăng cờng mở rộng và phát triển hệ thống các trung tâm khuyến nông...

- Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển mạnh mẽ việc làm phi nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ(chủ yếu công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng ), khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Tổ chức và quản lý tốt việc khai thác quặng Crôm mít theo đúng quy hoạch.

- Trong xây dựng cơ bản: Tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho lu thông hàng hoá, đô thị hoá nông thôn bằng cách phát triển thi trấn, thị tứ, hợp tác xã dịch vụ nhằm mục đích thu hút lao động tại chỗ tạo điều kiện cho việc làm ổn định.

Hai là: Tổ chúc dạy nghề tại địa bàn huyện để nâng cao trình độ chuyên môn cho ngời lao động.

Củng cố hoàn thiện trung tâm giáo dục thờng xuyên và dạy nghề, tiến tới thành lập trung tâm dạy nghề của huyện đủ sức cả về cơ sơ vật chất và năng lực thầy, thợ nhằm đạt đợc hai nhiệm vụ.

+ Nhiệm vụ thứ nhất là dạy nghề, chuyển giao công nghệ mới vào nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện, kể cả kỹ thuật nghiệp vụ và năng lực quản lý kinh tế trong nông thôn. Đặc biệt là kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong tơng lai.

+ Nhiệm vụ thứ hai là dạy nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm phục vụ cho lực lợng lao động trẻ có nhu cầu tìm việc làm ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh để đảm bảo sử dụng lao động đúng nghề đợc đào tạo.

Ba là: Tổ chức dịch vụ việc làm ( tạo việc làm ngoài huyện). Tổ chức mạng lới dịch vụ việc làm của huyện đủ mạnh để:

+ T vấn lựa chọn nghề, nơi học nghề. + T vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc. + Trao đổi thông tin về thị trờng lao động.

+ T vấn lập dự án tự tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm + T vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm.

+ Giới thiệu việc làm, bố trí việc làm và các dịch vụ khác có liên quan đến việc làm.

Bốn là: Tổ chức, quản lý tốt việc cho vay vốn để giải quyết việc làm từ các nguồn:

- Vốn vay từ ngân hàng nông nghiệp.

- Vốn vay từ ngân hàng phục vụ ngời nghèo - Vốn vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ tao việc làm - Vốn vay từ các quỹ hội

- Khai thác tốt nguồn vốn tự có nhàn rỗi trong nhân dân .

Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm: Đối tợng đợc vay vốn với lãi suất u đãi là ngời thất nghiệp, ngời thiếu việc làm đã đăng ký để tạo việc làm mới hoặc việc làm thêm, các tổ chức sử dụng lao động nhận thu hút ngời thất nghiệp, thiếu việc làm đã đăng ký do các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề cho ngời tàn tật vào học nghề hoặc nhận họ vào làm việc.

Năm là: Thực hiện xã hội hoá vấn đề giải quyết việc làm.

Trên cơ sở pháp luật của Nhà nớc, khuyến khích các ngành các cấp và các gia đình, cá nhân khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia phát triển việc làm. Xã hội hoá các hoạt động tình nghĩa từ thiện cùng với chính sách của Nhà nớc để giúp đỡ các gia đình chính sách. Do trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài đã để lại nhiều hậu quả cho xã hội ở huyện có nhiều ngời trong độ tuổi lao động là thơng binh, bệnh binh. Ngoài ra các đối tợng xã hội nh ngời bị tàn tật. Các đối tợng này cần phải có việc làm phù hợp có thêm thu nhập nhằm nâng cao mức sống của đối tợng xã hội và nó thể hiện rõ nét tính u việt của chế độ ta. Tuỳ theo đối tợng mà huyện tổ chức việc làm thích hợp nh tổ chức các cơ sở sản xuất riêng của từng đối tợng với chính sách u đãi về thuế, tín dụng, mặt bằng... hoặc hình

thành các trung tâm xã hội tổng hợp, các trung tâm giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và tổ chức việc làm cho họ. Các hình thức tạo việc làm đặc thù này không những đã có tác dụng tích cực về kinh tế, mà còn góp phần quan trọng giải quyết vấn đề xã hội ở huyện.

Các giải pháp về chính sách:

Xây dựng hệ thống chính sách, cơ chế nguồn lực để phát triển nguồn lực đúng với tầm của nó nhằm sử dụng có hiệu quả năng lực nguồn lao động. Xây dựng các chính sách nhng chính sách đó hớng vào sử dụng toàn bộ lao động trên cơ sở số lợng và chất lợng nguồn lao động ngày càng đợc nâng cao.

Nhà nớc hỗ trợ vốn thông qua tín dụng u đãi cho ngời lao động nông thôn để họ đầu t phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, mở mang các ngành nghề phi nông nghiệp nhằm tạo ra việc làm cho bản thân và tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Nhà nớc xây dựng các chơng trình phát triển kinh tế nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách đầu t xây dựng các khu công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Đây là hình thức mới xây dựng kinh tế Nhà nởctên địa bàn nông thôn. Khâu chế biến sau thu hoạchlà khâu cần sự hỗ trợ đầu t lớncủa Nhà nớc, vì hiện nay nông sản xuất khẩu của chúng ta cha đợc hế biến tinh bằng công nghệ hiện đại nên xuất khẩu rất hạn chế kể cả số lợng, chất lợng và giá cả.

Nhà nớc ban hành các chính sách u đãi để khuyến khích các nhà đầu t trong và ngoài nớc vào địa bàn nông thôn, nhằm tạo thêm việc làm, phát triển kinh tế nông thôn.

+ Nhà nớc hỗ trợ đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng(đờng xá, điện, n- ớc...) ở nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu t vào nông thôn. Chính sách này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và năng xuất lao động, từng bớc cải thiện đời sống cho c dân trong huyện.

+ Cắt giảm các thủ tục hành chính rờm rà trong cấp giấy phép kinh doanh cho các nhà đầu t. Thực hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với các nhà đầu t về nông thôn, kể cả nhà đầu t trong nớc và nớc ngoài.

+ Giảm thuế cho các nhà đầu t vào các khu vực nông thôn. + Thực hiện chinh sách tin dụng u đãi cho các nhà đầu t.

+ Tao điều kiện thuận lợi trong cấp và cho thuê mặt bằng với giá u đãi cho các nhà đầu t về nông thôn.

Huyện Triệu Sơn có quặng Crôm mít cần tạo điều kiệnvà áp dụng các chính sách trên để thu hút các nhà đầu t vào đó khai thác để phát triển kinh tế và thu hút lao động.

Nhà nớc có chính sách khuyến khích trợ giúp trong khôi phục phát triển làng nghề nhằm phát triển việc làm phi nông nghiệp. Làng nghề truyền thống đợc khôi phục phát triển không chỉ tạo thêm nhiều chỗ làm mới mà còn tăng thêm thu nhập tao nguồn hàng hoá, giảm số hộ thuần nông, mô hình cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn.

Sự giúp đỡ của Nhà nớc đối với các làng nghề có thể thực hiện bằng các hình thức:

- Hỗ trợ về vốn và tín dụng u đãi để khuyến khích sự phát triển. - Miễn giảm thuế cho ngời lao động để họ tham gia vào sản xuất, miễn giảm ở đây là miễn giảm cho ngời nghèo. Nh ở các làng nghề Nhà nớc tạo diều kiện giúp đỡ vốn để phát triển, miễn giảm thuế đầu vào. Giúp họ tìm kiếm thị trờng tiêu thụ sản phẩm tránh trờng hợp hàng hoá làm ra bị ứ đọng không tiêu thụ đợc. Nhất là nghề đan tre ở một số xã của huyện. Đây là một trong những chính sách tốt để tạo việc làm cho ngời lao động đặc biệt là lao động nghèo.

- Giúp họ tìm kiếm thị trờng tiêu thụ sản phẩm.

Nhà nớc điều chỉnh chính sách ruộng đất giúp tạo việc làm cho nông dân nghèo.

Nhà nớc khuyến khích đầu t và phát triển khoa học công nghệ ở nông thôn. Nhà nớc có chính sách hỗ trợ và khuyến khích chuyển giao công nghệ vào nônh thôn và nông nghiệp để thu hút lực lợng lao động qua đào tạo về nông thôn làm việc. Hỗ trợ đầu t xây dựng các dự án phát triển kinh tế nông thônvà đầu t phát triển khoa học ở nông thôn.

Phát triển các trung khoa học công nghệ về nông nghiệp và nông thôn nh các trạm về nghiên cứu cây trồng, vật nuôi để chuyển giao giống lúa mới cho ngời nông dân.

Tổ chức lồng ghép và thực hiện tốt các chơng trình và dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo để vừa tạo điều kiện phát triển nhanh kinh tế, tạo nhiều việc làm cho ngời lao động, ổn định thu nhập đời sống, từng bớc đợc nâng cao cho các hộ nông dân.

Tiêp tục bổ xung và hoàn thiện hệ thống các chính sách và luật pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động, thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Các giải pháp trên cần đợc tiến hành đồng bộ để bổ sung và hỗ chợ cho nhau nhằm phát triển sản xuất, tạo việc làm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn, sử dụng nguồn lao động ở nông thôn một cách có hiệu quả. Tổ chức xây dựng, bổ sung các chính sách việc làm và tuyên truyền kiểm tra đánh giá chơng trình. Nghiên cứu hoàn chỉnh các chính sách về dịch vụ việc làm, chính sách dạy nghề gắn với việc làm; chính sách vay vốn tạo việc làm: chính sách hỗ trợ tài chính tạo việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó Triệu Sơn phải tổ chức thực hiện tốt các chính sách mà Đảng và Nhà nớc đã đề ra từ cấp huyện đến các cơ sở, địa phơng.

+ Cấp xã, thị trấn: Căn cứ vào mục tiêu và tình hình cụ thể của từng địa phơng để xây dựng chơng trinh phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm cho kế hoạch hàng năm và giai đoạn 2000-2010. Qua đó xây dựng các dự án hoặc hớng dẫn các hộ xây dựng dự án phát triển kinh tế hộ. Đặc biệt u tiên kinh tế trang trại, các xí nghiệp kinh tế vừa và nhỏ, đề xuất những vấn đề cần hỗ trợ, từ đó điều tra đánh giá số lợng và chất lợng lao động giải quyết việc làm tại cơ sở, địa phơng, số nhời cần tìm việc làm trên địa bàn huyện hoặc ngoài huyện theo thứ tự - u tiên.

+ Cấp huyện: Nghiên cứu xây dựng dự án trên phạm vi toàn huyện. Trớc hết u tiên xây dựng các dự án sau:

-Xây dựng nhà máy chế biến nông sản để kích thích phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Dự án xây dựng trung tâm dạy nghề cấp huyện.

- Dự án xây dựng hệ thống dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện.

kết luận

Nói đến việc làm của ngời lao động là nói đến vai trò của con ng- ời trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Để đảm bảo và nâng cao chất lợng cuộc sống, ngời lao động phải thông qua hoạt động sản xuất, chính là ngời lao động có việc làm. “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều đợc tha nhận là việc làm”

Việc làm là hoạt động tạo ra giá trị, của cải vật chất. Chỉ có thông qua hoạt động, sản xuất con ngời mói có điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lợng cuộc sống. “Lao động là nguồn gốc của mọi của cải”... “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của tàon bộ đời sống xã hội loài ngời”. Lao động là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nớc. Giải quyết việc làm cho ngời lao động xã hội vừa , là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Đảng và Nhà nớc luôn quan tâm việc làm cho ngời lao động. Nhà nớc đã khẳng định “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi ngời có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nớc và của toàn xã hội...”

Một phần của tài liệu Nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu Sơn -Thanh Hóa (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w