Chiến lược phát triền ngành địa chính đến năm 2010 kèm theo tờ trình số 126 Tr/ĐC ngày 09/02/1998 của Tổng cục địa chính

Một phần của tài liệu Bắt người phạm tội (Trang 47 - 52)

VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐA

21Chiến lược phát triền ngành địa chính đến năm 2010 kèm theo tờ trình số 126 Tr/ĐC ngày 09/02/1998 của Tổng cục địa chính

+ Nâng cao chất lượng đào tạo các môn học vê Luật đất đai trong các trường đại học, cao đẳng, các lớp đào tạo cán bộ địa chính để sinh viên ra trường nắm chắc luật và làm việc tốt.

+ Đối với đội ngũ cán bộ địa chính, đặc biệt là cán bộ địa chính xã thì cần tiến hành đào tạo nghiệp vụ và kết hợp kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, nếu không đủ điều kiện thì phải kiên quyết loại bỏ.

+ Tổ chức các cuộc thi mang tính chất phong trào để khuyến khích cán bộ quản lý đất đai tìm hiểu về pháp luật đất đai.

2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra đối với các cơ quản lý đất đai các cơ quản lý đất đai

Hoạt động thanh tra, kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng, là biện pháp cơ bản để thực hiện chế độ sở hữu toàn dân và quyền quản lý thống nhất của Nhà nước đối với đất đai. Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra mà phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, đảm bảo thực hiện đúng đắn các chính sách pháp luật đất đai, tăng cường trách nhiệm đối với cơ quản quản lý. Luật đất đai 2003 quy định thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra đất đai tại địa phương. Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên tục có các cuộc thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện Luật đất đai 2003 và đã phát hiện được rất nhiều sai phạm đặc biệt là của cán bộ quản lý đất đai. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đất đai trong thời gian tới, cần phải thực hiện những biện pháp sau:

+ Xây dựng đội ngũ thanh tra viên ngành địa chính đủ phẩm chất, năng lực, trình độ và tăng cường số lượng cán bộ để phát hiện kịp thời những vi phạm. Đồng thời cần cải tiến lề lối, phương pháp công tác, khắc phục bệnh quan liêu hành chính, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra địa chính với các ngành, các cấp chính quyền địa phương để tăng cường lực lượng thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

+ Tăng cường quyền hạn cho thanh tra trong khi tiến hành nhiệm vụ. Hiện nay, thanh tra chỉ có quyền kiểm tra không có thẩm quyền xử lý, vì vậy nên quy định thêm trong các văn bản pháp luật về thẩm quyền xử lý một số vi phạm của thanh tra trong khi thực hiện công vụ.

+ Tăng cường hơn nữa các đợt thanh tra, kiểm tra. Chú trọng công tác thanh tra thường xuyên để không bị động trước vụ việc xảy ra trước. Kịp thời phát hiện những sai phạm, sớm ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra. Thực tế cho thấy có nhiều loại vi phạm do không được phát hiện kịp thời mà dẫn đến hậu quả cơ quan có thẩm quyền phải mất nhiều thời gian để giải quyết, hiệu quả lại không cao, quyền lợi của người dân không được đảm bảo. Đồng thời, kiểm tra, thanh tra phải có trọng điểm, tập trung giải quyết trước những vấn đề có tính bức xúc.

2.4. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý đất đai đất đai

Công tác xử lý vi phạm đối với cán bộ quản lý đất đai trong thời gian qua vẫn còn chưa kịp thời, chưa nghiêm minh, đó là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm vấn tiếp tục gia tăng và ngày càng phức tạp. Do đó, áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp là một trong những phương pháp để hạn chế vi phạm pháp luật đất đai của người quản lý. Xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm không những thể hiện sự trừng phạt mà còn nhằm mục đích răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm có thể xảy ra. Những hành vi vi phạm của cán bộ quản lý đất đai rất đa dạng, xảy ra phổ biến trên cả nước. Trước mắt, chúng ta không thể rà soát và xử lý triệt để tất cả các trường hợp vi phạm. Vì vậy, trước tiên chúng ta cần tập trung xử lý các vụ việc trọng điểm gây bức xúc lớn trong nhân dân.

2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai

Trên thực tế, công việc điều tra nhà đất và cập nhật dữ liệu nhà đất để phục vụ công tác quản lý đất đai là hết sức cần thiết. Đất đai là tài sản có giá trị lớn nhưng chỉ mua bán trao tay hoặc thông qua lấn chiếm đất… chưa được hợp thức hoá nên rất khó kiểm soát. Trong khi đó, một số cán bộ lợi dụng chức quyền để trục lợi, chiếm đoạt đất đai. Xuất phát từ thực tế đó, ứng dụng công

nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà đất là hết sức cần thiết và hữu ích, làm công khai, minh bạch, góp phần phòng chống tham nhũng một cách hiệu quả. Đồng thời, thông qua việc biến động về số liệu quản lý, về tình hình nhà đất trên phạm vi toàn quốc có thể phát hiện những người có thu nhập bất thường. Tại các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã áp dụng thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai và đã phát huy hiệu quả tốt, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân về đất đai. Trong thời gian tới, chúng ta nên nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước. Để thực hiện được điều này cần phải cần phải đầu tư tài chính lớn, trải qua rất nhiều công đoạn như đào tạo cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị….Nhưng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai là cần thiết và chúng ta có thể thực hiện được.

2.6. Lắng nghe ý kiến của nhân dân về công tác quản lý đất đai để phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm của người quản lý đất đai. và xử lý kịp thời những vi phạm của người quản lý đất đai.

Trong số những vi phạm pháp luật đất đai của cán bộ quản lý trong thời gian vừa qua, có đến 50% là do người dân phát giác. Nhân dân chính là đối tượng bị thiệt hại trực tiếp do những hành vi vi phạm của người quản lý nên họ biết rõ những sai phạm. Mục 4 Nghị định 181, quy định rất rõ về việc phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đặc biệt nhấn mạnh việc tiếp nhận ý kiến từ nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế công tác tổ chức tiếp nhận phát hiện, kiến nghị của tổ chức, công dân đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai còn chưa được chú trọng, thực hiện mang tính chất hình thức, còn gây khó khăn cho nhân dân trong quá trình kiến nghị. Cần tạo điều kiện để tiếp cận trực tiếp, nhanh chóng và chính xác với ý kiến của nhân dân thông qua các buổi tiếp dân. Tăng cường giám sát công tác tiếp nhận kiến nghị của nhân dân đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. Các UBND cần nhanh chóng lập các website để công khai điện thoại riêng, hòm thư riêng và thông qua đó người dân có thể trực tiếp gửi kiến nghị. Một biện pháp cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới là các buổi giao lưu trực tuyến và các diễn đàn trao đổi trên các website của cơ quan Tài nguyên – Môi trường.

KẾT LUẬN

Vấn đề xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đai đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng, từ các chuyên gia nghiên cứu lý luận đến các cán bộ làm công tác thực tiễn cũng như nhân dân và các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề lý luận, thực tiễn, khoá luận đã nêu rõ thực trạng pháp luật, thực trạng áp dụng pháp luật. Từ đó, phân tích những nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và xử lý vi phạm đối với cán bộ quản lý đất đai.

Đây là một vấn đề khá mới mẻ và đòi hỏi kiến thức tổng hợp giữa lý luận và đánh giá thực tiễn. Là sinh viên lần đầu tham gia vào nghiên cứu và còn thiếu kiến thức thực tế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được thông cảm và những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô để em có thể rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện hơn về đề tài này.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, cùng các thầy cô, Ban chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.

Một phần của tài liệu Bắt người phạm tội (Trang 47 - 52)