2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm đối với người quản lý đất đa
2.2. Các vi phạm điển hình của người quản lý đất đa
2.2.1. Vi phạm trong bồi thường giải phóng mặt bằng
Để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đáp ứng cho sự chuyển mình của nền kinh tế, việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất để 9 “Khởi tố 6 bị can tham nhũng đất đai tại thành phố Vinh” – Báo Tuổi Trẻ: http://www.tuoitre.com.vn
xây dựng các công trình giao thông, các dự án kinh tế, văn hóa, xã hội đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Kéo theo đó là vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng cho những hộ gia đình bị thu hồi đất. Hiện nay, ngày càng có nhiều khiếu kiện về đất đai, nhất là vấn đề đất bị thu hồi nhưng không được đền bù thỏa đáng, trong lúc đó các quan chức thì được giao đất với giá rẻ. Dư luận thường cho rằng, ai bị thu hồi đất là “mạt vận”, ai được giao đất hoặc được mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước là “trúng số độc đắc”.
Trong đợt kiểm tra việc thực hiện Luật đất đai của Bộ Tài nguyên - Môi trường vừa tiến hành, các đoàn thanh tra đã tiếp nhận tới 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong đó khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm hơn 70%(10).Tại Hà Nội, 80% số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải phóng mặt bằng.(11)
Việc xây dựng các quy hoạch vẫn có sự mập mờ, không rõ ràng, không thông báo một cách công khai cho người dân biết. Việc lựa chọn nơi tiến hành dự án chưa thực sự xem xét tới quyền lợi chính đáng của người dân.
Hiện nay, giá đền bù quá thấp và sự không công bằng của cơ quan chức năng trong việc chi trả tiền đền bù làm người dân vô cùng bức xúc. Có nơi giá đền bù chỉ bằng 1/10 giá thị trường. Hiện tượng những lô đất có điều kiện giống nhau nhưng giá đền bù lại chênh lệch quá lớn. Ví dụ ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang có trường hợp cùng một khu vực, một loại đất dọc quốc lộ 1A, hai hộ ở cạnh nhau nhưng người được bồi thường 2,5 triệu đ/m2, còn người chỉ được 210.000 đ/m2. Thực trạng “một quyết định, hai đơn giá đất” rất phổ biến. Tiêu biểu là vụ dự án nâng cấp quốc lộ 2, đoạn Nội Bài – Vĩnh yên. Theo quyết định về đền bù, giá đất đoạn từ ngã ba chợ Đám đến hết cầu Tiền Châu có giá đền bù là 3 triệu còn địa bàn xã Đạo Đức liền kề chỉ được đền bù với mức giá 2 triệu/m2. Song khi nhận tiền đền bù thì các hộ này chỉ nhận được tiền đền bù với mức giá 2 triệu/m2. Hộ ông Nguyễn Quốc Hòa, ngoài số đất bị thu hồi được bồi thường thì ban giải phóng mặt bằng còn thu thêm hơn 90 m2 đất mà không đền bù.(12) 10 “Quản lý đất đai vẫn là vấn đề bức xúc” – www.thanhtra.gov
11 “Hà Nội: 80% số vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải phóng mặt bằng, đất đai” – Theo thông tấn xã Việt nam
Một hiện tượng nữa cũng đáng lên án là cán bộ câu kết với người dân thuộc diện được đền bù, giải tỏa để khai tăng, khai khống diện tích đất được bồi thường để “móc túi Nhà nước” ăn chia nhau. Cụ thể, trong việc đền bù giải tỏa lô đất của ông Lê Bửu, đường Hùng Vương, tại khối phố 7, phường An Sơn, thị xã Tam Kỳ đã phát hiện ra tổng diện tích đất của ông Bửu có gần 2.178 m2 ao cá, hơn 274 m2 nhà ở và sân thì còn lại vườn cây ăn quả khoảng 698 m2. Tuy vậy, mảnh vườn lại được xác định có 1.073 cây, trong đó chiếm gần một nửa là cây ăn quả lâu năm, tán rộng…ngoài ra chưa kể đến 39 mộ đất. Nhẩm tính, trong phạm vi chưa đầy 2 m2, có đến 3 cây ăn quả lâu năm.(13)
Khi tiến hành giải phóng mặt bằng, một số cán bộ quản lý đất đai câu kết với nhau cố tình thu hồi diện tích đất lớn hơn quy định để chia chác. Trong dự án khu công nghệ cao quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2002, Chính phủ cho phép Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ Quyết định 989 để thu hồi 804 ha và sau đó UBND thành phố ký quyết định 2666 thu hồi đúng diện tích nói trên. Tuy nhiên, đến ngày 18/7/2003, thành phố lại ra tiếp quyết định 2717 thu hồi 7 ha, ngày 19/5/2004 lại ký tiếp quyết định 2193 thu hồi tiếp 102 ha. Cả 3 lần UBND thành phố đã ký quyết định thu hồi 913 ha vào nhiều thời điểm khác nhau khiến cho người dân đã làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xong lại phải đón nhận quyết định giải tỏa.(14)
Khoản 3 Điều 42 Luật đất đai 2003 quy định:
“Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện
các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Tuy nhiên, trên thực tế vi phạm về thực hiện tái định cư cho các hộ gia đình trong diện bị giải tỏa đang bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Cán bộ thờ ơ, chưa sâu sát với dân, chủ đầu tư cũng nhanh chóng lấy đất của dân để thi công mà không có dự án tái định cư phù hợp để dân ổn định cuộc sống. Thời 13 “Quảng Nam: nhiều sai phạm trong đền bù giải tỏa” – www.thanhtra.gov
hạn cưỡng chế quá ngắn, chính quyền buộc người dân di dời trong khi họ vẫn chưa biết đi đâu, về đâu. Nhiều nơi chính quyền còn áp dụng quy trình ngược: giải tỏa trước rồi đền bù, tái định cư sau. Trong dự án khu nhà ở Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, “chưa xong thỏa thuận đền bù nhà dân đã thành
bình địa”. Tất cả nhà, vườn của 27 hộ dân đang trong giai đoạn khiếu nại ở đây
đã bị san lấp. Chủ đầu tư dự án này cũng không hề có kế hoạch tái định cư cho các hộ trong phạm vi dự án. Từ 1/7/2004 đến 30/7/2005 toàn huyện Châu Đức, Bà Rịa, Vũng Tàu có 1.523 hộ bị giải tỏa, trong đó có 133 hộ bị giải tỏa trắng. Thế nhưng cả 2 khu nhà tái định cư gồm 306 căn thì trong tình trạng một khu vào cuối năm 2005 mới được đưa vào sử dụng, còn một khu đầu năm 2006 mới khởi công.
Tình trạng khiếu hiện kéo dài và ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chính là do những sai phạm, những vấn đề bất hợp lý trong thực hiện dự án. Những vấn đề trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân do đó cần phải tìm biện pháp sửa chữa sai phạm, xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ vi phạm, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật đất đai.
2.2.2. Vi phạm về giao đât, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trong số những lĩnh vực tham nhũng thì lĩnh vực địa chính – nhà đất là lĩnh vực nóng bỏng, nhiều sai phạm nhất. Mặc dù Luật đất đai 2003 đã quy định rõ cơ chế giao đất, cho thuê đất nhưng hiện tượng giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết không những không giảm mà còn gia tăng và mức độ nghiêm trọng hơn. Hành vi của những cán bộ có chức có quyền ngày càng tinh vi, đa dạng hơn. Chủ yếu là “5 chiêu thức” sau: Thứ nhất, tham nhũng dựa vào các chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đó là những chương trình khuyến khích, tạo quyền lợi cho người dân, đặc biệt là người nghèo, phát triển quỹ đất. Thứ hai, tham nhũng đất đai từ các khu tái định cư. Thứ ba, tham nhũng đất đai tại khu giãn dân ở khu dân cư nông thôn. Thứ tư, tham nhũng đất biểu hiện dưới dạng quyết định thu hồi đất cho một dự án rộng hơn mức cần thiết của dự án nhưng sau đó chỉ giao diện tích
đúng như dự án, phần còn lại sau đó đem chia chác. Thứ năm, không có dự án gì nhưng vẫn thu hồi đất của dân rồi để đấy, sau đó thuyết minh dự án chậm, dự án không có rồi đem chia cho nhau.
Hiện tượng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền diễn ra rất phổ biến đặc biệt là ở chính quyền cấp xã. Khoản 3 Điều 37 Luật đất đai quy định rất rõ chỉ có cấp tỉnh, huyện mới có thẩm quyền giao đất, cấp xã chỉ có thẩm quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. Thế nhưng ở xã Minh Châu, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh hóa lại có chuyện chính quyền xã lấy đất trả lương cho cán bộ. Chủ tịch xã đã lãnh đạo bán đất trồng lúa để trả nợ. Vì không có tiền trả lương cho cán bộ mà mỗi người “phải” nhận lương bằng một tấm phiếu mỗi người một suất đất, thậm chí có người vài suất liền. Lúc đầu xã đã chỉ đạo đổi 4000 m2 đất hai lúa một mầu cho xã giáp ranh rồi bán cho tư nhân. Tiếp đến lợi dụng tỉnh có quyết định cấp đất cho 6 hộ ở xã với diện tích 2780 m2, xã đã cấp và tự ý bán 12.249 m2 cho 16 hộ xây nhà trên đất ruộng. Năm 1995, chủ tịch xã câu kết với cán bộ địa chính xã bán 3840 m2 trồng lúa cho 11 hộ. Vi phạm nghiêm trọng như vậy nhưng chủ tịch xã chỉ bị kỷ luật, cách chức, sự cách chức này không khác gì một cuộc trốn chạy, bỏ lại toàn bộ hậu quả mà không hề gánh chịu (15)
Vụ việc: “Trưởng thôn ném đất qua cửa sổ” ở thôn Bắc Sơn, xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh khiến nhiều người phải giật mình. Trong nhiệm kỳ 5 năm, trưởng thôn đã nổi tiếng khi dám quyết định bán hơn 230 lô đất trị giá hơn chục tỷ đồng sai nguyên tắc.
Theo Luật đất đai 2003 UBND xã, phường chỉ có thẩm quyền cho thuê đối với 5% đất thuộc quỹ đất nông nghiệp vào mục đích nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Nhưng hiện tượng UBND xã cố ý giữ lại đất công hơn 5% và cho thuê trái thẩm quyền vẫn diễn ra. Qua xác định trên bản đồ địa chính, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí Minh phát hiện gần 16000 m2 đất công tại phường Tân Phú, Quận 9 bị chính quyền địa phương tự ý cho thuê để thu tiền. Khu đất trị giá 15 “Thanh hóa :vương quốc Triệu Sơn trả lương cho cán bộ xã”- Bộ Tài nguyên và Môi trường
hàng tỉ đồng đến nay vẫn chưa thu hồi được. Chiêu thức tham nhũng đất từ các khu tái định cư cũng được các quan tham lợi dụng. Đất tái định cư đáng lẽ phải được giao cho người dân có nền đất bị giải tỏa để họ ổn định cuộc sống. Vậy mà bằng nhiều cách cán bộ đã biến những lô đất đó thành đất tư của người thân những người có chức có quyền. Trong dự án cầu đường Quy Nhơn hội cho UBND phường Đống Đa, chủ tịch UBND phường và cán bộ địa chính đã cấp 43 lô đất tái định cư cho 37 hộ sai đối tượng và vượt hạn mức, gây thiệt hại hơn 53 tỉ đồng tiền sử dụng đất của nhà nước. Đáng chú ý có nhiều trường hợp được các quan phường dựng khống hồ sơ xác nhận diện tích giải tỏa lớn gấp nhiều lần thực tế, hợp thức hóa việc tách thửa để giao đất tái định cư trái quy định. Cán bộ phường còn cho hàng chục hộ “từ trên trời rơi xuống” hưởng lợi trong quá trình đền bù giải tỏa công trình cầu đường Quy Nhơn -Nhơn Hội. Có 15 trường hợp được xác nhận sai nguồn gốc và thời gian sử dụng đất, được làm giả hồ sơ để rút ruột Nhà nước hàng trăm triệu đồng(16)
Quan chức Quảng Ninh tại dự án nâng cấp quốc lộ 18A và dự án cầu Bãi Cháy do ban quản lý các dự án 18 làm chủ đầu tư đã giao hơn 4000 m2 đất trái phép cho 55 đối tượng mà chủ yếu là con em người nhà cán bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đứng tên.(17)
Tiêu biểu là vụ quan chức Đồ Sơn chia chác đất tái định cư của dân. Trong khi người dân sống mòn đời tại thành phố biển Đồ Sơn kiếm không ra một mảnh đất để sinh sống và những người dân mất đất mà không được cấp đất tái định cư thì tại những khu đất có vị trí đẹp nhất ở Đồ Sơn, một số quan chức ở thị xã đã ngang nhiên chia chác cho nhau. Trong quá trình giao đất tại khu dân cư phường Vụng Hương, thị xã Đồ Sơn, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Hải Phòng đã chỉ thị cho cấp dưới không thẩm định hồ sơ mà lập khống biên bản thẩm tra với những gia đình được giao đất. Do vậy, tại dự án này, cả 74 gia đình đều không đủ điều kiện được cấp đất tái định cư. Trong số này 14 trường hợp là người nhà của quan chức phường và thị xã.
16 “Sai phạm về đất đai tại thành phố Quy Nhơn: rút ruột nhà nước hàng chục tỉ đồng” –Báo thanh tra - www.thanhtra.gov www.thanhtra.gov
Sai phạm trong quản lý đất đai tại Phú Quốc trong thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm. Tại đảo ngọc Phú Quốc một học sinh đang học lớp 9 được nguyên chủ tịch UBND huyện Phú Quốc ký quyết định giao cấp đất ngay tại trung tâm thị trấn Dương Đông. Cũng vào thời điểm này, nguyên phó chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định giao cấp một lô đất cho con gái của nguyên chủ tịch UBND cũng đang là học sinh.(18)
Cán bộ quản lý đất đai cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng là một dạng sai phạm hiện nay. Các cán bộ làm ngơ cho dân chuyển mục đích sử dụng đất trái phép là phổ biến nhưng việc cán bộ kêu gọi dân làm chuyện này thì thật lạ. Thế nhưng tại xã Tân Trường, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, UBND xã, huyện và nhân dân đồng lòng “biến” 44.492 m2, chủ yếu là đất canh tác thành đất thổ cư nhằm hưởng hàng tỉ đồng tiền đền bù từ dự án đường nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh.
Những vi phạm của người quản lý đất đai trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian qua xảy ra rất nhiều, hành vi vi phạm cũng hết sức đa dạng. Đây cũng là vấn đề mà trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung xử lý.
2.2.3. Vi phạm về nội dung, trình tự trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trong năm 2006, có hơn 560 vụ sai phạm trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, 61 vụ đã được chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật. Giá trị sai phạm về tài chính được kiến nghị xử lý hơn 211 tỷ đồng. Kiên Giang là tỉnh phát hiện nhiều sai phạm về tài chính, phải thu hồi nộp ngân sách Nhà nước với số tiền gần 169 tỷ đồng.
Qua tổng hợp kết quả thanh tra 45 tỉnh của Bộ Tài nguyên – Môi trường, cho thấy tiến độ công tác xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước còn rất chậm. Mới có 3 tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Điện Biên là hoàn thành 100% công việc. Một số tỉnh, thành có tỷ lệ xét cấp giấy chứng nhận