Mục tiêu phát triển các KCN Đồng Nai đến năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN

3.1.2. Mục tiêu phát triển các KCN Đồng Nai đến năm

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đồng Nai đến năm 2010

Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân với thực hiện cơng bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo mơi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội bình quân tăng hơn 2 lần so với năm 2005, với cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, làm giảm đáng kể tình trạng chênh lệch giữa thành thị và nơng thơn. Tạo sự chuyển biến cơ bản và tồn diện cơ cấu kinh tế của tỉnh để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Một số mục tiêu cơ bản về kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 như sau:

Tăng trưởng kinh tế:

Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2005 – 2010 là 14 – 14,5%.

GDP bình quân đầu người vào năm 2010 đạt từ 1400 USD đến 1450 USD, gấp 2 lần so với năm 2005.

Tỷ lệ đầu tư phát triển từ 40 – 45% GDP. Tỷ lệ tích lũy nội bộ từ GDP đạt 20% giai đoạn 2006 – 2010.

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20% thời kỳ 2006 – 2010, trong đĩ xuất khẩu địa phương đạt 20%.

Phát triển cơng nghiệp:

Tập trung sức phát triển các ngành cơng nghiệp chủ lực, lợi thế ở địa phương như: khai thác khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp chế biến nơng sản thực phẩm gắn với nguồn nguyên liệu tại

chỗ, ngành giày da và may mặc. Ưùng dụng cĩ hiệu quả thành tựu khoa học cơng nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo nền tảng để đến năm 2010 cơ bản trở thành một tỉnh cơng nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 13 – 15%, trong đĩ cơng nghiệp cĩ vĩn đầu tư nước ngồi tăng 16 – 17% và tỷ trọng khu vực này trong giá trị sản xuất tồn ngành đến năm 2010 chiếm từ 72 – 80%. Cơng nghiệp trong nước tăng từ 7 – 9% và tỷ trọng chiếm khoảng 25% giá trị sản xuất tồn ngành. Tỷ trọng ngành cơng nghiệp và xây dựng đạt khoảng 58% vào năm 2010.

Phát triển khoa học cơng nghệ, giáo dục và đào tạo:

Khoa học cơng nghệ : Chú trọng tổ chức cho lực lượng trí thức, đội ngũ cán

bộ khoa học của tỉnh nghiên cứu ứng dụng và triển khai nhanh cơng nghệ tự động hố trong một số ngành cơng nghiệp để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, bảo đảm cạnh tranh cĩ hiệu quả trên thị trường. Tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường, đến năm 2010 phải kiểm sốt và xử lý cơ bản các chất thải rắn và lỏng, giảm thiểu đáng kể chất thải khí do cơng nghiệp gây ra, ngăn chặn triệt để các nguồn chất thải độc hại nguy hiểm.

Giáo dục và đào tạo : hồn thành cơng tác phổ cập giáo dục trung học cơ

sở trong tồn tỉnh, tiến tới hồn thành phổ cập giáo dục cấp 3 ở thành phố Biên Hịa và những địa phương đã hồn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở cĩ đủ điều kiện. Mở rộng phổ cập lớp 12 cho cơng nhân lao động ở các KCN.

Giải quyết việc làm:

Tập trung giải quyết việc làm cho người lao động, phấn đấu hàng năm bình quân giải quyết việc làm cho 65.000 lao động. Tăng cường quy mơ, nâng cao chất lượng đào tạo cơng nhân kỹ thuật các ngành nghề tại các trường cơng nhân kỹ thuật trong tỉnh, đào tạo nghề cho người lao động tại các trung tâm và các doanh nghiệp, đến năm 2010 ít nhất 40% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế được đào tạo nghề (cả dạy nghề và đào tạo lao động kỹ thuật), khoảng 96% số lao động cần việc làm được thu hút vào các ngành kinh tế quốc dân.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển các khu cơng nghiệp của tỉnh Đồng Nai đến 2010

Việc phát triển các KCN nhằm khai thác cĩ hiệu quả những tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế thời kỳ 2005 – 2010 với tốc độ cao và bền vững, theo đĩ tập trung xây dựng KCN trở thành lực lượng kinh tế mạnh, cĩ hiệu quả và sức cạnh tranh cao, nắm bắt và vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, thực hiện bảo vệ mơi trường, phát huy hơn nữa việc liên kết giữa KCN và thị trường, đi tiên phong trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, gĩp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ.

Việc phát triển các KCN phải là KCN văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, kiểu mẫu, đa dạng, hướng về cơng nghệ cao và phải bảo đảm một số tiêu chí sau:

- Quy hoạch hợp lý, kết nối chặt chẽ giữa quy hoạch bên trong KCN với quy hoạch bên ngồi KCN;

- Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên ngồi KCN như giao thơng, điện, nước, thơng tin liên lạc, khu dân cư, khu vui chơi, giải trí… Hồn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật bên trong KCN, phải cĩ khu xử lý nước thải, chất thải bảo đảm tiêu chuẩn chất thải sau khi xử lý;

- Cĩ khả năng sớm lấp đầy diện tích cho thuê;

- Thu hút dự án đầu tư với vốn đầu tư bình quân trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng;

- Thu hút các dự án cơng nghệ kỹ thuật cao, cơng nghiệp phụ trợ, cơng nghiệp dịch vụ xuất khẩu và các ngành nghề đang được nhà nước và địa phương khuyến khích đầu tư;

- Cĩ các dịch vụ về đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, nhất là lao động cĩ tay nghề cao;

- Xây dựng và nâng cao đời sống tinh thần văn minh hữu nghị cho người lao động Việt Nam và người nước ngồi;

- Cĩ các dịch vụ về xuất nhập khẩu, giao nhận, ngân hàng, thuế quan, phục vụ suất ăn cơng nghiệp, phương tiện đưa đĩn cơng nhân…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)