Tiến hành thiết lập những câu hỏi phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng

Một phần của tài liệu 218168 (Trang 36 - 75)

kinh doanh và các cán bộ tín dụng

1. Nội dung chính những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh gồm:

• Công tác thẩm định của ngân hàng nhằm thỏa mãn những mục tiêu nào?

• Cách bố trí các cán bộ tín dụng của CNLX được tiến hành như thế nào?

• Quy trình TĐTD hiện tại được chi nhánh áp dụng là quy trình như thế

nào? Có gì khác biệt và đặc trưng riêng so với các văn bản mà NHNN ban hành hướng dẫn thẩm định?

• Trong các bước của quy trình thẩm định thì bước nào cần được quan tâm và chú trọng nhất?

• Những tiêu chí nào dùng để đánh giá hiệu quả công tác thẩm định tín dụng?

• Công tác thẩm định hiện tại của ngân hàng có đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng không?

2. Nội dung chính những câu hỏi phỏng vấn CBTD (phỏng vấn 5 CBTD)

• Khách hàng đến yêu cầu xin vay vốn thì cần có những thủ tục nào?

• Công dụng của các chứng từ, thủ tục trong hồ sơ vay vốn?

• Những thông tin nào cần thu thập để phục vụ cho công tác thẩm định đối với KHCN/KHDN?

• Mất bao lâu thì hoàn thành công tác thẩm định đối với một hồ sơ xin vay vốn của KHCN/KHDN?

• Thông tin được thu thập trước khi tiến hành thẩm định lấy từ những nguồn nào?

• Những chỉ số tài chính nào dùng để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng?

• Ngoài những thông tin tài chính thì cần thu thập thêm những thông tin phi tài chính nào?

• Khi thẩm định KHDN, các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán thì có gây khó khăn gì cho công tác thẩm định?

4.2.5. Tổng hợp và viết thành bài hoàn chỉnh

Từ dàn bài chi tiết đã xây dựng một cách hoàn chỉnh tiến hành thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Công tác thu thập thông tin thông qua các dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp đã được trình bày và các thông tin từ

phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng kinh doanh và các CBTD. Sau khi đã có đầy

Có thể tóm lược các bước trong phần phương pháp nghiên cứu thành sơđồ sau:

Hình 4.2. Sơđồ tóm lược các bước phương pháp nghiên cứu

Hình thành và hoàn thiện ý tưởng

Xây dựng dàn bài nghiên cứu Thu thập dữ liệu - Thứ cấp - Sơ cấp Lập những câu hỏi phỏng vấn Hoàn thành công trình nghiên cứu

CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH

HOT ĐỘNG THM ĐỊNH TÍN DNG NGN HN

TI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIN MÊ KÔNG

CHI NHÁNH LONG XUYÊN

5.1. Tổ chức bố trí cán bộở bộ phận tín dụng

Hiện nay, ngân hàng bố trí cán bộ nhân viên tham gia vào bộ phận tín dụng gồm cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn (cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp), cán bộ thẩm định khách hàng cá nhân, cán bộ thẩm định khách hàng doanh nghiệp, cán bộ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng. Có thể cụ thể hóa cách bố trí trên thành sơ đồ sau:

Hình 5.1. Tổ chức cán bộở bộ phận tín dụng

Trong sơ đồ trên, khi khách hàng đến nộp giấy đề nghị vay vốn thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn cho khách hàng hoàn thành những chứng từ thủ tục còn thiếu. Cán bộ này cũng đồng thời là người giải đáp cho khách hàng những thông tin về điều kiện vay vốn, lãi suất cho vay tương ứng với mỗi mục đích vay vốn khác nhau, từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi giải ngân là bao nhiêu ngày (bao gồm cả thời gian thẩm định),...Hiện tại, số lượng cán bộ tham gia tiếp nhận hồ sơ vay vốn chỉ có một cán bộ nhưng đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Mọi thắc mắc của khách hàng xoay quanh các vấn đề trên đều được giải đáp trọn vẹn tạo nên hiệu quả công việc cao. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ vay vốn thì cán bộ này cũng tìm hiểu một số thông tin sơ bộ về khách hàng vay như: địa chỉ hiện tại của khách hàng, khách hàng đã từng vay vốn tại ngân hàng nào chưa, số tiền vay bao nhiêu, vay với mục đích gì, số điện thoại liên lạc để phục vụ cho công tác thẩm

định và hẹn khách hàng thời gian đến thẩm định.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi những thông tin vừa thu thập được cùng với giấy đề nghị vay vốn, các chứng từ có liên quan đến TSĐB cho cán bộ thẩm định KHCN nếu khách hàng vay là cá nhân, chuyển cho cán bộ thẩm định KHDN nếu khách hàng vay là doanh nghiệp. Số lượng cán bộ thẩm định KHCN hiện nay

Bộ phận tín dụng Cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn Cán bộ thẩm định KHCN Cán bộ thẩm định KHDN Cán b kiểm s và h tín d ộ oát ỗ trợ ụng

gồm 5 cán bộ. Mỗi cán bộ phụ trách thẩm định một số phường trên địa bàn thành phố Long Xuyên. Căn cứ vào địa chỉ của khách hàng sẽ giao cho mỗi cán bộ phụ

trách tiếp nhận thẩm định hồ sơ đó. Trong thời gian qua các bộ thẩm định đã rất nỗ lực và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Số lượng cán bộ tham gia vào thẩm định KHDN chỉ có một cán bộ do hiện nay số lượng doanh nghiệp vay vốn ở chi nhánh tương đối ít và các doanh nghiệp vay đa số với quy mô nhỏ. So với thẩm

định KHCN thì công tác thẩm định KHDN nhiều gặp khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Nhiệm vụ của cán bộ phụ trách thẩm định là phải trực tiếp đến địa phương của khách hàng để thẩm định tính chất pháp lý của các chứng từ thế chấp, tình hình tài chính, xem xét với các điều kiện hiện có thì khách hàng có khả năng thực hiện tốt phương án SXKD đã đề ra hay không. Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng liên hệ với chính quyền địa phương và Phòng tài nguyên và môi trường để tìm hiểu về tình hình TSĐB có đang tranh chấp hoặc đang thế chấp cho TCTD khác không. Bên cạnh các cán bộ thẩm định thì còn có sự hỗ trợ của các cán bộ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng. Các cán bộ này có vai trò quan trọng trong việc phát hiện các sai sót cũng như tính hợp lệ, hợp pháp của các loại chứng từ trong hồ sơ vay vốn, giúp cán bộ thẩm định thu thập thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định mang lại hiệu quả cao nhất.

Các cán bộ tham gia công tác thẩm định đa phần là các cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình với công việc. Trình độ của các cán bộ tín dụng tất cả đều là đại học nên có sự thích nghi tốt với công việc cũng như những thay đổi của tình hình thực tế.

Nhìn chung, sự bố trí cán bộ tham gia thẩm định và hỗ trợ thẩm định phù hợp, không có sự chồng chéo. Mỗi công việc đều có sự phân công phân nhiệm rõ ràng. Do đó, tạo sự thuận lợi để hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả. Các cán bộở bộ phận tín dụng đều có sự hỗ trợ và gắn bó mật thiết với nhau. Tuy nhiên, để giảm thiểu được mức độ rủi ro cho các khoản tín dụng thì ngân hàng cần bố trí thêm nhân viên phân tích và dự báo rủi ro cho các PASXKD của khách hàng. Điều này, sẽ giúp CBTĐ đưa ra những nhận định đúng hơn về tính khả thi của các phương án. Từđó, giúp CBTĐđưa ra những quyết định phù hợp.

5.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại MDB – CNLX

Ở phần cơ sở lý thuyết đã đề cập đến quy trình thẩm định tín dụng nhưng chỉ

mang tính chất khái quát nhất các bước chính của quy trình thẩm định. Chính sự

khái quát đó mà người đọc có thể hiểu sơ lược về cách thức mà ngân hàng tiến hành công tác thẩm định như thế nào. Sau đây là quy trình thẩm định tín dụng một cách chi tiết và thực tế hiện đang được áp dụng tại CNLX. Qua quy trình chi tiết này sẽ trình bày một cách cụ thể hóa các bước tiến hành, trình tự luân chuyển các chứng từ, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thẩm định trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được phân công, phân nhiệm. Đồng thời, quy trình cũng giúp người đọc, khách hàng vay vốn hiểu rõ hơn về cách thức để được vay vốn và cần phải chuẩn bị những gì cần thiết. Khi đã hiểu rõ các trình tựđó giúp cho khách hàng có một sự đồng cảm và mang lại sự hợp tác nhất trí giữa khách hàng và ngân hàng.

Giai đ o ạ n 1 Khách hàng CB tiếp nhận hồ sơ vay vốn CBTD TP. Kinh Doanh GĐ chi nhánh Ghi chú: (1): đồng ý (2): chưa đạt y/c (3): đủđiều kiện (4): không đủđk (5): yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có) Giai đ o ạ n 2 Hướng dẫn và thu thập thông tin Xem xét Đề hị vay ng vốn - Đề nghị vay vốn - Chứng từ, thủ tục pháp lý Hình 5.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại MDB – CNLX Lập tờ trình thẩm định, báo cáo thẩm định Xem xét Từ chối Quyết Gửi phiếu hẹn cho khách hàng (4) (3) Thẩm định lần 1 (2) Lập hồ sơ vay vốn Thẩm định lần 2 (1) Thẩm định lần 2 Từ chối (4) Bổ sung, hoàn thiện tờ trình thẩm định, báo cáo thẩm định Xét duyệt Thu thập thông tin bổ sung (5) định

Qua hình 5.2 giúp ta hiểu được một cách cụ thể trình tự từ lúc tiếp nhận yêu cầu

đề nghị vay vốn cho đến lúc xét duyệt cho vay.

Trong quy trình TĐTD trên, có thể gọi giai đoạn 1 là giai đoạn tiền thẩm định. Từđề nghị vay vốn của khách hàng mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn có thể thu thập một số thông tin cần thiết về khách hàng để tư vấn và hướng dẫn. Thông qua thu thập thông tin sẽ biết sơ lược vềđịa chỉ thường trú, nơi làm việc, mục đích sử

dụng vốn, tài sản đảm bảo, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,… Cán bộ

tiếp nhận hồ sơ vay vốn sau khi nhận được giấy đề nghị vay vốn, chứng từ có liên quan đến TSTC và các chứng từ khác có liên quan, tiến hành xem xét các chứng từ này. Sau đó, gửi phiếu hẹn cho khách hàng xác định thời gian thẩm

định. CBTĐ tiến hành thu thập các thông tin cần thiết bổ sung phục vụ cho công tác thẩm định. Những thông tin cần thu thập bổ sung có thể được cung cấp từ

những nguồn sau đây:

• Thông qua trung tâm thông tin tín dụng (gọi tắt là CIC), trung tâm này giúp cung cấp khá tốt tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Qua đó, CBTD có thể so sánh thông tin trên CIC có giống với những thông tin mà khách hàng đã cung cấp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ

hay không. Nguồn thông tin này rất đáng tin cậy và có thể thu thập nhanh chóng trong vòng 1 ngày làm việc. Tuy vậy, việc thu thập thông tin từ

nguồn này chỉ nên áp dụng đối với những khách hàng mới vì để có thông tin từ CIC thì ngân hàng phải trả một khoản phí khá cao cho 1 lần hỏi. Hiện nay, mức phí áp dụng là 40.000 đồng/lần đối với KHCN và 60.000

đồng/lần đối với KHDN. Do vậy, nếu như ngân hàng không thể cho vay

đối với khách hàng này thì ngân hàng phải chi ra một khoản chi phí mà không thể bù đắp được.

• Đối với những khách hàng cũ thì CBTD xem lại hồ sơ vay vốn mà khách hàng đã tất toán hay chưa tất toán. Việc xem lại hồ sơ vay sẽ giúp thu thập về tình hình vay, trả của khách hàng có đúng hạn hay không. Đây là nguồn thông tin có mức độ tin cậy cao.

• Từ cơ quan mà khách hàng đang làm việc. Qua đó, xác nhận những thông tin về lương, trợ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, thái độ làm việc,… Những thông tin này cần thu thập để đánh giá khả năng tài chính, thiện chí trả nợ

của khách hàng trong trường hợp cho vay trả góp, tiêu dùng.

• Từ những khách hàng khác có liên quan đến khách hàng. Nguồn thông tin thu thập từ nguồn này chỉ có tính chất tham khảo vì mức độ tin cậy không cao trong trường hợp có sự mâu thuẫn với nhau giữa họ hoặc những do những tác động tiêu cực nào đó khiến họ cung cấp thông tin sai sự thật.

• Có thể từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, internet, đài truyền hình, radio,…

Sau khi đã thu thập thông tin từ các nguồn trên CBTĐ tiến hành tiếp xúc thực tế

những thông tin mà khách hàng cung cấp có khác biệt so với thông tin mà cán bộ

tiếp nhận hồ sơ thu thập được hay không.

Ở giai đoạn 2, sau khi kết thúc thẩm định lần 1 nếu CBTĐ xét thấy khách hàng

đủđiều kiện vay vốn thì tiến hành lập tờ trình thẩm định và báo cáo thẩm định trình trưởng phòng kinh doanh xét duyệt. Nếu được trưởng phòng đồng ý CBTĐ

tiến hành lập hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi lập xong tiếp tục trình trưởng phòng xét duyệt. Trong trường hợp trưởng phòng kinh doanh nhận thấy trong tờ

trình còn thiếu sót có thể yêu cầu CBTĐ bổ sung hoặc tiến hành thẩm định lại để

hoàn thiện những thiếu sót đó. Với những thông tin đã bổ sung CBTĐ tiếp tục lập hồ sơ vay vốn khi được trưởng phòng chấp thuận. Qua quá trình thẩm định lần 2 nếu phát hiện những thông tin mà khách hàng cung cấp không đúng sự thật hoặc xét thấy khách hàng không đủ khả năng thực hiện phương án SXKD hiệu quả CBTĐ có thể từ chối cho vay và nêu lý do từ chối. Hồ sơ vay vốn sau khi

được trưởng phòng kinh doanh chấp thuận sẽđược trình cho BGĐ xem xét quyết

định. Nếu trưởng phòng hoặc BGĐ phát hiện trong hồ sơ vay vốn cần phải bổ

sung, chỉnh sửa lại thì yêu cầu CBTĐ hoàn thiện và sau đó tiếp tục trình xét duyệt.

5.2.1. Thẩm định khách hàng cá nhân

Hiện nay, phần chứng từ thuộc hồ sơ vay vốn cần thẩm định đối với KHCN mà Ngân hàng đang áp dụng bao gồm:

• Giấy đề nghị vay vốn.

• Bản sao sổ hộ khẩu.

• Bản sao CMND.

• Phương án SXKD của khách hàng.

• Bản sao các giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với TSĐB.

• Giấy chứng nhận độc thân đối với người chưa kết hôn hoặc bản sao giấy

đăng ký kết hôn đối với người đã kết hôn.

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu thuộc đối tượng hoạt động SXKD.

• Chứng chỉ hành nghề nếu trong trường hợp điều kiện vay vốn yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

Do đó, thẩm định KHCN là tiến hành thẩm định tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ thủ tục trên, tính khả thi và mức độ hiệu quả của phương án mà khách hàng đưa ra, các tài sản đảm bảo có thực sự thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của khách hàng về mặt pháp lý, nghề nghiệp, công việc, tình hình hôn nhân của khách hàng hiện nay như thế nào. Để minh họa cụ thể hơn cho phần thẩm định này ta tiến hành tìm hiểu hoạt động thẩm định tín dụng đối với một khách hàng cụ thể đã từng vay vốn tại ngân hàng. Vì đối tượng cho vay KHCN của ngân hàng hiện nay khá nhiều nhưng chủ yếu là cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bởi vậy, ta chọn đối tượng khách hàng vay vốn với mục

đích nuôi trồng thủy sản để phân tích. Trong phần phân tích này vì để bảo mật những thông tin mà ngân hàng cung cấp vì vậy các thông tin về tên, địa chỉ, các thông tin mang tính chất đích danh đều được thay đổi.

CBTĐ khách hàng cá nhân sẽ tập hợp các thông tin cần thẩm định về khách

Một phần của tài liệu 218168 (Trang 36 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)