Định hướng hoạt động của chi nhánh trong năm 2010

Một phần của tài liệu 218168 (Trang 31)

- Tiếp tục giữ vững những thành tích đã đạt được trong năm 2009, đồng thời phát huy và tận dụng những lợi thế có được trong những năm vừa qua.

- Chi nhánh vẫn tập trung vào cho vay đối tượng khách hàng có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.

- Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có tại chi nhánh và xúc tiến khâu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới để mang đến sự

thỏa mản nhu cầu của khách hàng.

- Ngoài việc chăm sóc những khách hàng truyền thống còn phải chú ý phát triển thêm những khách hàng mới.

- Luôn chú trọng và nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng.

- Thực hiện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà hội sở đặt ra. Chi nhánh luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và có mối liên kết chặt chẽ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 4.1. Mô hình nghiên cứu Những vấn đề tồn tại trong hoạt động TĐTD Đề xuất (nếu có) Mục tiêu của hoạt động TĐTD Tổ chức, bố trí cán bộở BPTD Quy trình TĐTD Công tác thẩm định tín dụng Nội dung TĐTD Đo lường kết quả TĐTD Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu

Để hiểu rõ hơn về mô hình nghiên cứu ta đi vào phân tích các nội dung trong mô hình gồm:

4.1.1. Mục tiêu của hoạt động thẩm định tín dụng

Trong hoạt động cho vay, ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro trong quá trình thu nợ đối với khách hàng. Khi đã giải ngân cho khách hàng thì ngân hàng gặp phải sự bị động trong việc thu hồi vốn vay, vì khách hàng có thể trả nợ đúng hạn theo hợp đồng đã cam kết hay không phụ thuộc rất lớn vào tính khả thi của phương án SXKD đã được hoạch định từ trước khi tiến hành vay vốn. Trong khi

và các phương án SXKD này phải chịu nhiều sự tác động khách quan, chủ quan. Mục tiêu của TĐTD là xem xét sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan

đó. Một khi CBTĐ lường trước những tác động đó thì xác suất đưa ra quyết định sai lầm đối với một phương án SXKD khả thi là rất thấp. Tuy nhiên, thực tế

không thể nào lường hết được những tác động xảy ra. Mục tiêu thẩm định tín dụng được đề cập ở đây nhằm giảm được yếu tố rủi ro đến mức thấp có thể chấp nhận được.

4.1.2. Quy trình thẩm định tín dụng

Quy trình thẩm định là vấn đề rất được chú trọng vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thẩm định, chất lượng thẩm định, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn,… Xem xét quy trình TĐTD ở đây là xem xét đến việc ngân hàng sử dụng quy trình gì trong quá trình thẩm định. Các bước trong quy trình được thể hiện như thế nào, bước nào được chú trọng và cần được quan tâm. Vấn đề quy trình thẩm định được quan tâm bởi vì đây là cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu quy trình không hợp lý sẽ làm kéo dài thời gian thẩm định và gây ra sự phiền hà cho khách hàng.

4.1.3. Nội dung của thẩm định

Nội dung của thẩm định bao gồm những phần đã được nêu ở phần trên đó là: thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn, thẩm định khả năng tài chính, thẩm định khả năng trả nợ, ước lượng và đo lường rủi ro. Những câu hỏi được

đặt ra và là đối tượng cần nghiên cứu đó là:

- Những chứng từ, thủ tục nào chứng minh khách hàng có đủ tư cách pháp lý và

đủđiều kiện vay vốn?

- Các chỉ số nào được dùng đểđánh giá khả năng tài chính của khách hàng? Mức

độ tin cậy của các chỉ số này khi ra kết luận cuối cùng như thế nào?

- Ngoài những thông tin tài chính, cần thu thập thêm những thông tin phi tài chính nào?

- Ngân hàng đã sử dụng những công cụđo lường nào để đo lường mức độ rủi ro của phương án SXKD?

Chính việc đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi trên sẽ giúp cho mục tiêu chính của công trình nghiên cứu được hoàn thành.

4.1.4. Tổ chức bố trí cán bộở BPTD

Việc tổ chức cán bộ tham gia vào bộ phận tín dụng trở nên hết sức quan trọng. Chính vì tính chất quan trọng này mà khi tuyển dụng nhân viên tham gia vào công tác này thì các ngân hàng tuyển chọn rất kỹ và cân nhắc. Sở dĩ, các ngân hàng phải tuyển chọn kỹ vì công việc này mang nhiều tính chất phức tạp, gắn liền với các yếu tố rủi ro. Trong phần nghiên cứu về hoạt động thẩm định tín dụng thì cũng phải đề cập đến vấn đề cán bộ, nhân sự tham gia thẩm định vì cơ cấu tổ

chức này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thẩm định, hiệu suất công việc (đo lường bởi số lượng hồ sơ được giải ngân/tổng số hồ sơ tiếp nhận). Vấn đề

được nghiên cứu là công tác tổ chức cán bộ tham gia thẩm định như thế nào? (Số

lượng cán bộ, trình độ chuyên môn, thâm niên làm việc). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với đội ngũ sẵn có như vậy có đáp ứng kịp thời với mức độ công việc hiện tại hay không?

4.1.5. Kết quả công tác thẩm định tín dụng

Kết quả thẩm định tín dụng là đo lường hiệu quả công tác thẩm định đạt được. Kết quả thẩm định giúp lãnh đạo đơn vị có những giải pháp kịp thời để cải thiện những hạn chế. Những thông tin cần thu thập dùng để đánh giá đó là:

- Số lượng hồ sơ tiếp nhận. - Số lượng hồ sơ duyệt giải ngân. - Số hồ sơ từ chối cho vay

- Thời gian thẩm định bình quân để hoàn thành một hồ sơ đề nghị vay vốn đối với KHCN, KHDN.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau:

™ Hình thành và hoàn thiện ý tưởng.

™ Xây dựng thành dàn bài nghiên cứu.

™ Thu thập dữ liệu.

™ Tiến hành lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng dịch vụ

khách hàng và các cán bộ tín dụng để làm sáng tỏ thêm với những dữ liệu

đã thu thập được.

™ Tổng hợp và viết thành bài hoàn chỉnh.

4.2.1. Xây dựng và hoàn thiện ý tưởng nghiên cứu

Bất kỳ đề tài nào được hình thành và bắt đầu nghiên cứu đều phải trải qua bước xây dựng và hoàn thiện ý tưởng. Ý tưởng của đề tài này xuất phát từ những hạn chế của các nghiên cứu trước đó về phân tích hoạt động thẩm định tín dụng. Để

cho ý tưởng trở nên thực thi trong nghiên cứu thì phải trải qua quá trình thảo luận với các chuyên gia có chuyên môn về ý tưởng sắp tiến hành. Với ý kiến đóng góp của các chuyên gia sẽ giúp bổ sung và hoàn thiện ý tưởng hoặc xây dựng, phát triển thành ý tưởng mới.

Thứ hai, ý tưởng cũng xuất phát từ những vấn đề tồn tại trong thực tiễn đời sống. Quá trình tìm hiểu về thực trạng cho vay tại các ngân hàng thương mại nhận thấy quá trình thẩm định để cấp tín dụng cho khách hàng là một việc khá phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Chính vì những yếu tố đó đã hình thành nên ý tưởng là phải tìm hiểu về hoạt động này. Nhưng để ra quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng thì phải trải qua bước thẩm định tín dụng, bước này được

đánh giá là rất quan trọng. Từ đó, tôi quyết định chọn lĩnh vực phân tích hoạt

4.2.2. Xây dựng dàn bài nghiên cứu

Dàn bài nghiên cứu được thiết kế dựa trên khuôn mẫu đề tài nghiên cứu khoa học của trường quy định gồm 6 chương: chương mở đầu, chương cơ sở lý thuyết, chương giới thiệu về cơ quan thực tập, chương mô hình và phương pháp nghiên cứu, chương phân tích, chương kết luận và kiến nghị. Đề cương nghiên cứu được xây dựng theo các mức độđể nhằm cụ thể dần các ý tưởng: đề cương sơ bộ, đề

cương chi tiết. Từđó, tiến hành triển khai cụ thể hóa các nội dung của đề cương chi tiết.

4.2.3. Thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập từ hệ thống mạng Internet (tham khảo website Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Mê Kông), các văn bản được Ngân hàng nhà nước ban hành về hoạt động thẩm định tín dụng, các báo cáo về kết quả

thẩm định tín dụng do ngân hàng cung cấp, số liệu từ các phòng ban như phòng hành chính, phòng tín dụng, phòng nhân sự. Dữ liệu tiến hành thu thập dưới hai dạng: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

1. Dữ liệu thứ cấp

• Quyết định 319/QTTD-NHNN, các văn bản do phòng kinh doanh cung cấp về quy trình thẩm định tín dụng, văn bản hướng dẫn cụ thể thẩm định KHCN, KHDN.

• Báo cáo kết quả kinh doanh của CNLX, các số liệu báo cáo về số lượng hồ sơ đề nghị vay vốn, số lượng hồ sơ được giải ngân giai đoạn 2007- 2009.

2. Dữ liệu sơ cấp

• Thông qua quá trình thực tập ghi chép lại những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Những thông tin thu thập từ những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh, các cán bộ tín dụng.

4.2.4. Tiến hành thiết lập những câu hỏi phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng

kinh doanh và các cán bộ tín dụng

1. Nội dung chính những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh gồm:

• Công tác thẩm định của ngân hàng nhằm thỏa mãn những mục tiêu nào?

• Cách bố trí các cán bộ tín dụng của CNLX được tiến hành như thế nào?

• Quy trình TĐTD hiện tại được chi nhánh áp dụng là quy trình như thế

nào? Có gì khác biệt và đặc trưng riêng so với các văn bản mà NHNN ban hành hướng dẫn thẩm định?

• Trong các bước của quy trình thẩm định thì bước nào cần được quan tâm và chú trọng nhất?

• Những tiêu chí nào dùng để đánh giá hiệu quả công tác thẩm định tín dụng?

• Công tác thẩm định hiện tại của ngân hàng có đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng không?

2. Nội dung chính những câu hỏi phỏng vấn CBTD (phỏng vấn 5 CBTD)

• Khách hàng đến yêu cầu xin vay vốn thì cần có những thủ tục nào?

• Công dụng của các chứng từ, thủ tục trong hồ sơ vay vốn?

• Những thông tin nào cần thu thập để phục vụ cho công tác thẩm định đối với KHCN/KHDN?

• Mất bao lâu thì hoàn thành công tác thẩm định đối với một hồ sơ xin vay vốn của KHCN/KHDN?

• Thông tin được thu thập trước khi tiến hành thẩm định lấy từ những nguồn nào?

• Những chỉ số tài chính nào dùng để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng?

• Ngoài những thông tin tài chính thì cần thu thập thêm những thông tin phi tài chính nào?

• Khi thẩm định KHDN, các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán thì có gây khó khăn gì cho công tác thẩm định?

4.2.5. Tổng hợp và viết thành bài hoàn chỉnh

Từ dàn bài chi tiết đã xây dựng một cách hoàn chỉnh tiến hành thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Công tác thu thập thông tin thông qua các dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp đã được trình bày và các thông tin từ

phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng kinh doanh và các CBTD. Sau khi đã có đầy

Có thể tóm lược các bước trong phần phương pháp nghiên cứu thành sơđồ sau:

Hình 4.2. Sơđồ tóm lược các bước phương pháp nghiên cứu

Hình thành và hoàn thiện ý tưởng

Xây dựng dàn bài nghiên cứu Thu thập dữ liệu - Thứ cấp - Sơ cấp Lập những câu hỏi phỏng vấn Hoàn thành công trình nghiên cứu

CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH

HOT ĐỘNG THM ĐỊNH TÍN DNG NGN HN

TI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIN MÊ KÔNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHI NHÁNH LONG XUYÊN

5.1. Tổ chức bố trí cán bộở bộ phận tín dụng

Hiện nay, ngân hàng bố trí cán bộ nhân viên tham gia vào bộ phận tín dụng gồm cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn (cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp), cán bộ thẩm định khách hàng cá nhân, cán bộ thẩm định khách hàng doanh nghiệp, cán bộ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng. Có thể cụ thể hóa cách bố trí trên thành sơ đồ sau:

Hình 5.1. Tổ chức cán bộở bộ phận tín dụng

Trong sơ đồ trên, khi khách hàng đến nộp giấy đề nghị vay vốn thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn cho khách hàng hoàn thành những chứng từ thủ tục còn thiếu. Cán bộ này cũng đồng thời là người giải đáp cho khách hàng những thông tin về điều kiện vay vốn, lãi suất cho vay tương ứng với mỗi mục đích vay vốn khác nhau, từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi giải ngân là bao nhiêu ngày (bao gồm cả thời gian thẩm định),...Hiện tại, số lượng cán bộ tham gia tiếp nhận hồ sơ vay vốn chỉ có một cán bộ nhưng đáp ứng tốt yêu cầu của công việc. Mọi thắc mắc của khách hàng xoay quanh các vấn đề trên đều được giải đáp trọn vẹn tạo nên hiệu quả công việc cao. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ vay vốn thì cán bộ này cũng tìm hiểu một số thông tin sơ bộ về khách hàng vay như: địa chỉ hiện tại của khách hàng, khách hàng đã từng vay vốn tại ngân hàng nào chưa, số tiền vay bao nhiêu, vay với mục đích gì, số điện thoại liên lạc để phục vụ cho công tác thẩm

định và hẹn khách hàng thời gian đến thẩm định.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi những thông tin vừa thu thập được cùng với giấy đề nghị vay vốn, các chứng từ có liên quan đến TSĐB cho cán bộ thẩm định KHCN nếu khách hàng vay là cá nhân, chuyển cho cán bộ thẩm định KHDN nếu khách hàng vay là doanh nghiệp. Số lượng cán bộ thẩm định KHCN hiện nay

Bộ phận tín dụng Cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn Cán bộ thẩm định KHCN Cán bộ thẩm định KHDN Cán b kiểm s và h tín d ộ oát ỗ trợ ụng

gồm 5 cán bộ. Mỗi cán bộ phụ trách thẩm định một số phường trên địa bàn thành phố Long Xuyên. Căn cứ vào địa chỉ của khách hàng sẽ giao cho mỗi cán bộ phụ

trách tiếp nhận thẩm định hồ sơ đó. Trong thời gian qua các bộ thẩm định đã rất nỗ lực và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Số lượng cán bộ tham gia vào thẩm định KHDN chỉ có một cán bộ do hiện nay số lượng doanh nghiệp vay vốn ở chi nhánh tương đối ít và các doanh nghiệp vay đa số với quy mô nhỏ. So với thẩm

định KHCN thì công tác thẩm định KHDN nhiều gặp khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Nhiệm vụ của cán bộ phụ trách thẩm định là phải trực tiếp đến địa phương của khách hàng để thẩm định tính chất pháp lý của các chứng từ thế chấp, tình hình tài chính, xem xét với các điều kiện hiện có thì khách hàng có khả năng thực hiện tốt phương án SXKD đã đề ra hay không. Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng liên hệ với chính quyền địa phương và Phòng tài nguyên và môi trường để tìm hiểu về tình hình TSĐB có đang tranh chấp hoặc đang thế chấp cho TCTD khác không. Bên cạnh các cán bộ thẩm định thì còn có sự hỗ trợ của các cán bộ kiểm soát và hỗ trợ tín dụng. Các cán bộ này có vai trò quan trọng trong việc phát hiện các sai sót cũng như tính hợp lệ, hợp pháp của các loại chứng từ trong hồ sơ vay vốn, giúp cán bộ thẩm định thu thập thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho

Một phần của tài liệu 218168 (Trang 31)