Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh An Giang

Một phần của tài liệu 218179 (Trang 75 - 78)

Tỉnh An Giang hiện nay, đặc biệt là Thành phố Long Xuyên có rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng liên tục được thành lập. Ngoài ra các ngân hàng còn mở

rộng địa bàn phục vụ khách hàng đến các huyện trong tỉnh. Việc mở rộng thêm chi nhánh, phòng giao dịch sẽ giúp khách hàng thuận lợi trong việc giao dịch với ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nên mở phòng giao dịch về huyện Châu Thành và Châu Phú do khách hàng ở

hai huyện đó của ngân hàng cũng tương đối nhiều.

Bên cạnh việc cho vay để có lợi nhuận thì hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng góp phần không kém và đây là hoạt động ít xảy ra rủi ro. Hiện tại ACB - An Giang có rất

nhiều sản phẩm dịch vụ cung cấp đến khách hàng rất tiện lợi. Ngân hàng nên có chiến lược quảng cáo đến các sản phẩm này và tiện lợi của nó đến khách hàng rộng rãi hơn qua thông tin báo đài, phát tờ rơi, băng-ron hay tổ chức một cuộc thi vui để mọi người biết về sản phẩm.

Tinh thần làm việc của nhân viên có tốt không cũng rất quan trọng do nếu nhân viên mệt mỏi thì khả năng làm việc bị giảm xuống và xử lý công việc có phần chậm đi. Và tại ngân hàng có một số nhân viên làm việc xa nhà nên khi nghỉ trưa các nhân viên thường không về nhà, ngân hàng nên tạo một chỗ nghỉ trưa thoải mái cho nhân viên khi Chi nhánh mới được xây dựng. Điều này rất tốt cho tinh thần làm việc của nhân viên.

Việc phục vụ tốt khách hàng là mục tiêu mà hầu hết các ngân hàng đều quan tâm. Ngân hàng nên có bộ phận nhận và xử lý những khiếu nại của khách hàng khi khách hàng phàn nàn. Bộ phận này không đòi hỏi phải tuyển thêm nhân viên mà được lấy từ những nhân viên trong ngân hàng và những nhân viên này phải có khả năng xử lý tình huống. Khách hàng có thể trực tiếp đến ngân hàng khiếu nại hoặc điện thoại đến ngân hàng qua

đường dây của bộ phận khiếu nại; vì vậy ngân hàng nên có sốđiện thoại dành riêng cho bộ

KT LUN

F£G

Để có thể có những thành tựu và kết quả trong những năm qua thì Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh An Giang đã không ngừng cố gắng phát triển và tự khẳng

định mình với khách hàng trong tỉnh và đối với nền kinh tế của địa phương. Điều này được thể hiện thông qua việc phân tích và đánh giá các chỉ số và chỉ tiêu như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng,… Các chỉ tiêu này đã phản ánh lên tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay, doanh số dư nợ cho ta thấy ngân hàng đã góp phần cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế trong tỉnh để có nguồn vốn hoạt động kinh doanh.

Trong những năm qua nền kinh tế An Giang có những sự biến động lớn như có một số

doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả nhất là những ngành xuất khẩu thủy sản, còn nông dân thì mùa được mùa không; điều này làm cho ngân hàng rất khó trong việc mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Nhưng vì là một ngân hàng hoạt động lâu năm nên Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh An Giang cũng có được những kinh nghiệm cho riêng mình thông qua việc nợ quá hạn của ngân hàng giảm qua các năm.

Bên cạnh thành công của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh An Giang là nhờ vào đội ngũ cán bộ nhân viên tại chi nhánh làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao, có trình độ chuyên môn tốt do được tạo điều kiện đi học những lớp đào tạo của Hội sở tổ chức. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh An Giang cấp tín dụng cho khách hàng có sự chọn lọc và phân loại; chính nhờ vậy mà nguồn vốn huy động được ngân hàng đem cho vay có thể thu hồi lại và thu được thêm lãi vay. Điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả tuy có vài khó khăn do chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế. Bên cạnh việc cấp tín dụng tốt thì ngân hàng cũng nên quan tâm đến công tác huy động vốn vì đó chính là đầu vào để ngân hàng có thể kinh doanh, không nên để mất cân đối giữa đầu vào và đầu ra. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên phát triển các sản phẩm dịch vụ vì đây là loại hình ít rủi ro nhất.

TÀI LIU THAM KHO

TÀI LIU THAM KHO

1. Nguyễn Ninh Kiều. Năm 1998. “Tiền tệ - Ngân hàng”. TP.HCM. NXB Thống Kê. 2. Nguyễn Ninh Kiều. Năm 2006. “Tiền tệ - Ngân hàng”. TP.HCM. NXB Thống Kê. 3. Nguyễn Đăng Dờn. Năm 2005. “Tiền tệ - Ngân hàng”. TP.HCM. NXB Thống Kê.

4. PGS. TS Lê Văn Tề - TS Ngô Hướng. “Tiền tệ - Ngân hàng”. TP.HCM. NXB Thống kê.

5. GS. TS Vũ Văn Hóa – PGS. TS Đinh Xuân Hạng. Năm 2005. “Giáo trình lý thuyết tiền tệ”. Học viện tài chính. NXB tài chính.

6. Một số khóa luận tốt nghiệp liên quan. 7. Các thông tin trên báo chí và internet.

Một phần của tài liệu 218179 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)