Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu 218179 (Trang 55 - 61)

Bên cạnh công tác cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng rất quan trọng đối với ngân hàng. Và công tác thu hồi nợđược phản ánh qua doanh số thu nợ của ngân hàng. Doanh số

thu nợ là số tiền mà ngân hàng thu về từ việc cho vay. Do hoạt động của ngân hàng đi vay

để cho vay nên đồng vốn phải luôn được giữ nguyên và tăng lên. Để làm được điều này thì ngân hàng phải thu hồi được vốn gốc và lãi vay đúng hạn và đầy đủ đểđảm bảo cho hoạt

động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả; nếu không thu được vốn gốc và lãi vay thì nguồn vốn của ngân hàng bị thâm hụt và ngân hàng sẽ thua lỗ do phải trả lãi lại cho những người gởi tiền vào ngân hàng. Do đó ngân hàng ngoài việc nâng cao doanh số cho vay thì còn phải đặc biệt quan tâm tới doanh số thu nợ; việc thu được nợ của khách hàng đúng các cam kết trong hợp đồng có thể coi là một thành công trong hoạt đồng cấp tín dụng.

# Doanh số thu nợ theo thời hạn

Việc phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn sẽ giúp ngân hàng đánh giá rõ hơn về công tác cho vay ngắn hạn và cho vay trung - dài hạn có tốt không; vì yếu tố thẩm định cho vay có tốt không sẽ quyết định qua việc có thu hồi được vốn và lãi vay không. Sau đây là tình hình thu nợ theo thời hạn qua 3 năm của ngân ACB – An Giang:

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ACB – An Giang

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt

đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương

Ngắn hạn 171.343 70,86 195.824 70,43 225.669 69,96 24.481 14,29 29.845 15,24

Trung-dài

hạn 70.448 29,14 82.235 29,57 96.880 30,04 11.787 16,73 14.645 17,8

Tổng 241.791 100 278.059 100 322.549 100 36.268 15 44.490 16

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của ACB – An Giang)

171,343 70,448 195,824 82,235 225,669 96,880 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Triu đồng 2006 2007 2008 Năm

Biểu đồ 4.6: Doanh số thu nơ theo thời hạn của ACB - An Giang

Ngắn hạn Trung - dài hạn

U Ngắn hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ do

đặc điểm của cho vay ngắn hạn là thời gian cho vay không quá 12 tháng nên vòng thu hồi vốn nhanh; thường thì cho vay ngắn hạn tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp hoặc các ngành sản xuất theo chu kỳ kinh doanh. Và hoạt động kinh doanh này ít rủi ro do thời gian sản xuất và tiêu thụ hàng hóa chỉ trong vòng vài tháng cho nên nếu khách hàng gặp rủi ro thì có thể chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác. Tình hình thu nợ tại chi nhánh đã đạt được kết quả đáng kể trong thời gian qua như sau: năm 2006 là 171.343 triệu đồng qua năm 2007 là 195.824 triệu đồng tăng 24.481 triệu đồng tương đương 14,29%, năm 2008 là 225.669 triệu

Nguyên nhân là do giá lúa tăng lên nên nông dân bán được giá và có tiền trả

nợ ngân hàng; tuy cuối năm 2008 có thời gian nông dân không bán được lúa hoặc bán với giá thấp nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc trả nợ ngân hàng do đó chỉ là rủi ro và năm sau hứa hẹn có một mùa bội thu vì nhà nước đưa ra những chính sách tích cực giúp nông dân sản xuất tốt hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của ACB – An Giang luôn theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng khi khách hàng sắp đến kỳ hạn trả nợ sẽ được nhân viên báo trước khoảng một tuần để khách hàng chuẩn bị.

U Trung - dài hạn:

Tốc độ tăng doanh số thu nợ trung - dài hạn tăng rất cao như sau: năm 2006 là 70.448 triệu đồng qua năm 2007 là 82.235 triệu đồng tăng 11.787 tương 16,73%, năm 2008 là 96.880 triệu đồng tăng 14.645 triệu đồng tương đương 17,8%. Có sự tăng cao như

vậy là do ảnh hưởng của lãi suất cho vay vì lãi suất cho vay năm 2007 và năm 2008 rất cao nhưng đến cuối năm 2008 lãi suất cho vay đã giảm bớt nên đã có nhiều khách hàng đến trả

nợ trước hạn. Khách hàng trả nợ trước hạn để vay mới lại nhằm giảm lãi tiền vay do lãi suất lúc vay quá cao và do cho vay trung - dài hạn có thời gian vay lâu, vốn và lãi được trả

thành nhiều kỳ hạn cho nên việc theo dõi thu hồi nợ phải cần rất nhiều thời gian.

#Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Nếu doanh số thu nợ theo thời hạn đánh giá công tác thu nợ ngắn hạn và trung - dài hạn thì doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế sẽđánh giá về công tác thu nợđối với cá nhân và doanh nghiệp. Đây là hai đối tượng cho vay chủ yếu tại ngân hàng; việc thu nợ

của hai đối tượng này được phân định rõ ràng cho từng nhân viên vì như thế giúp cho hệ

thống quản lý được dễ dàng. Và doanh số thu nợđối với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp tại ACB - An Giang như sau:

Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ACB – An Giang

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt

đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương

Cá nhân 141.374 58,47 163.993 58,98 195.152 60,5 22.619 16 31.159 19

Doanh

nghiệp 100.417 41,53 114.066 41,02 127.397 39,5 13.649 13,6 13.331 11,69

Tổng 241.791 100 278.059 100 322.549 100 36.268 15 44.490 16

141,374 100,417 163,993 114,066 195,152 127,397 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 Triu đồng 2006 2007 2008 Năm

Biểu đồ 4.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ACB - An Giang

Cá nhân Doanh nghiệp

Qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ tăng đều qua các năm như sau: năm 2006 là 241.791 triệu đồng qua năm 2007 là 278.059 triệu đồng tăng 36.268 triệu đồng tương đương 15%, năm 2008 là 322.549 triệu đồng tăng 44.490 triệu đồng tương đương 16%. Điều này thể hiện ACB – An Giang sử dụng đồng vốn hiệu quả trong cho vay.

U Cá nhân

Đối với thành phần kinh tế là cá nhân thì doanh số thu nợ tại ACB – An Giang luôn chiếm tỷ trọng cao do đây là đối tượng cho vay chính của ACB – An Giang. Cụ

thể tình hình thu nợ trong những năm qua như sau: năm 2006 là 141.374 triệu đồng qua năm 2007 là 163.993 triệu đồng tăng 22.619 triệu đồng tương đương 16%, năm 2008 là 195.152 triệu đồng tăng 31.159 triệu đồng tương đương 19%. Sự gia tăng của doanh số thu nợ này là do rất nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói đến là phương án kinh doanh của cá nhân có hiệu quả và cá nhân sử dụng đúng mục đích vay vốn nên ngân hàng đã thu hồi

được nợ của các cá nhân tuy lãi suất cho vay vào thời điểm đó rất cao nhưng đã giảm đi vào những tháng cuối năm 2008. Ngoài ra, công tác thu hồi nợ của ACB – An Giang hoạt động rất hiệu quả do mỗi cán bộ thẩm định theo dõi khách hàng của mình và đôn đốc khách hàng trả nợ khi thời gian trả nợ sắp đến. Điều này giúp cho khách hàng yên tâm, tin tưởng vào ACB – An Giang và ACB – An Giang có thể nâng cao được uy tín.

U Doanh nghiệp

Doanh số thu nợ của doanh nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều do các doanh nghiệp thường vay với thời gian dài cho nên thời gian trả nợ có thể chưa đến. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ năm 2008 có tốc độ tăng trưởng giảm do tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2008 giảm nên đã ảnh hưởng đến doanh số thu nợ. Sau đây là tình hình thu nợđối với doanh nghiệp như sau: năm 2006 là 100.417 triệu đồng qua năm 2007 là 114.066 triệu đồng tăng 13.649 triệu đồng tương đương 13,6%, năm 2008 là 127.397 triệu đồng tăng 13.331 triệu đồng tương đương 11,69%. Tuy tình hình tài chính của các

doanh nghiệp không được tốt trong những năm qua nhưng cũng không ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của doanh nghiệp do doanh nghiệp có thể giải quyết được để không ảnh hưởng

đến uy tín đối với ngân hàng. Và tình hình thu nợ của ACB – An Giang cũng tăng đều qua các năm do ACb – An Giang có công tác thu nợ tốt; nhất là trong việc thẩm định đúng khách hàng để cho vay.

#Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế

Đối với tất cả các ngân hàng luôn muốn cung ứng vốn cho nhiều khách hàng khi khách hàng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng không phải đối với tất cả các ngành nghề ngân hàng đều cấp tín dụng mà ngân hàng còn xem xét tình hình hoạt động của ngành nghề đó hiện nay như thế nào để có thể thu hồi được nợ. Và doanh số thu nợ của từng ngành nghề sẽ giúp ngân hàng đánh giá việc thu nợ của ngành nghề nào tại ngân hàng là tốt. Tình hình thu nợđối với từng ngành nghề tại ACB - An Giang như sau:

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế của ACB – An Giang

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nông nghiệp 96.716 40 113.642 40,87 134.097 41,57 16.926 17,5 20.455 18 Công thương 84.627 35 97.320 35 112.892 35 12.693 15 15.572 16 Tiêu dùng 48.358 20 53.919 19,39 60.389 18,72 5.561 11,5 6.470 12 Khác 12.090 5 13.178 4,74 15.171 4,71 1.088 9 1.993 15,12 Tổng 241.791 100 278.059 100 322.549 100 36.268 15 44.490 16

96,716 84,627 48,358 12,090 113,642 97,320 53,919 13,178 134,097 112,892 60,389 15,171 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 Triu đồng 2006 2007 2008 Năm

Biểu đồ 4.8: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh doanh của ACB - An Giang

Nông nghiệp Công thương Tiêu dùng Khác

U Nông nghiệp

Việc thu nợ được các nhân viên theo dõi qua hệ thống theo dõi của ACB – An Giang. Các nhân viên sẽ tự theo dõi những khách hàng của mình và thông báo cho khách hàng biết khi thời gian trả nợ sắp đến. Do vậy các nông dân rất yên tâm không sợ trễ

hạn. Và tình hình thu nợđối với nông nghiệp tại ACB - An Giang qua 3 năm như sau: năm 2006 là 96.716 triệu đồng qua năm 2007 là 113.642 triệu đồng tăng 16.926 triệu đồng tương đương 17,5%, năm 2008 là 134.097 triệu đồng tăng 20.455 triệu đồng tương 18%. Nguyên nhân sự gia tăng này là do trong những năm qua tình hình trồng trọt và chăn nuôi của nông dân được giá tuy cuối năm 2008 giá lúa có phần sụt giảm; không tiêu thụđược; dịch cúm gia cầm đang có dấu hiệu bùng phát nhưng đã được nhà nước khắc phục kịp thời để nông dân không bị thua lỗ nhiều.

U Công thương

Doanh số thu nợ của công thương có tỷ trọng ít hơn nông nghiệp nhưng tốc

độ tăng rất tốt. Tình hình thu nợ của các năm qua như sau: năm 2006 là 84.627 triệu đồng qua năm 2007 là 97.320 triệu đồng tăng 12.693 triệu đồng tương đương 15%, năm 2008 là 112.892 triệu đồng tăng 15.572 triệu đồng tương 16%.

Sự gia tăng này do việc kinh doanh của khách hàng hoạt động có hiệu quả vì khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích. Ngoài ra ngân hàng còn thu một ít từ việc khách hàng trả trước hạn do khách hàng đã có nguồn vốn để trả nợ ngân hàng trước hạn.

U Tiêu dùng

Đối với khoản cho vay tiêu dùng đặc điểm của khoản vay này là cán bộ công nhân viên chi trả lãi và vốn vay hàng tháng từ thu nhập lương của mình nên việc thu nợ rất

ổn định. Tình hình thu nợ tiêu dùng tại ACB - An Giang qua các năm như sau: năm 2006 là 48.358 triệu đồng qua năm 2007 là 53.919 triệu đồng tăng 5.561 triệu đồng tương đương 11,5%, năm 2008 là 60.389 triệu đồng tăng 6.470 triệu đồng tương 12%.

Tốc độ tăng doanh số thu nợ tiêu dùng cũng không nhiều do đa phần các cán bộ công nhân viên chưa quen thuộc khi đến ngân hàng xin vay. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm đến đối tượng này nhiều hơn do đây là đối tượng ít xảy ra rủi ro không thu được nợ.

U Khác

Đây là lĩnh vực không thường xuyên của ACB – An Giang. Việc thu nợđối với các khoản vay này được ACB – An Giang xem xét rất kỹ do việc theo dõi tình hình sử

dụng vốn vay rất khó. Cụ thể ngân hàng đã thu nợ được đối với các khoản vay khác như

sau: năm 2006 là 12.090 triệu đồng qua năm 2007 là 13.178 triệu đồng tăng 1.088 triệu

đồng tương đương 9%, năm 2008 là 15.171 triệu đồng tăng 1.993 triệu đồng tương 15,12%. Việc tốc độ tăng của năm 2008 rất cao là do đối với khoản cho vay đầu tư

vàng thì tình hình giá vàng vào năm 2008 luôn biến động nên đã có không ít khách hàng xin ngừng đầu tư.

Một phần của tài liệu 218179 (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)