Dư nợ ngắn hạn theo địa bàn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng công thương an giang (Trang 42 - 43)

Bảng 4.2.5. Dư nợ ngắn hạn theo địa bàn

ĐVT: Triệu đồng

06/07 07/08 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền %

Long Xuyên 429.642 491.485 622.057 61.843 14,4 130.572 26,6 Các huyện khác 122.026 177.574 196.439 55.548 45,5 18.865 10,6

Tổng 551.668 669.059 818.496 117.391 21,3 149.437 22,3

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân của Vietinbank An Giang

Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ ngắn hạn cũng có sự chênh lệch giữa địa bàn Long Xuyên và các huyện khác.

Biểu đồ 4.2.4. Dư nợ ngắn hạn theo địa bàn

76 73 78 24 27 22 818.496 669.059 551.668 0 20 40 60 80 100 2006 2007 2008 Năm % 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 Triệu đồng

Long Xuyên Các huyện khác Tổng

™ Long Xuyên:

Dư nợ ngắn hạn của Long Xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2006 chiếm 78%, năm 2007 chiếm 73% và năm 2008 chiếm 76% trong tổng dư nợ ngắn hạn.

Dư nợ ngắn hạn của Long Xuyên năm 2006 là 429.642 triệu đồng, năm 2007 là 491.485 triệu đồng, tăng hơn 2006 là 14,4%. Sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 622.057 triệu đồng, tăng 26,6% so với năm 2007. Dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng cho thấy lượng vốn tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho địa bàn Long Xuyên ngày càng lớn. Với những chính sách đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh ngày càng nhiều nên nhu cầu vốn

™ Các huyn khác:

Dư nợ ngắn hạn ở các huyện khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn, nhưng dư nợ ngắn hạn cũng tăng dần từ 2006 – 2008. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 122.026 triệu đồng đến năm 2007 là 177.574 triệu đồng, tăng 45,5% so với năm trước. Qua năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng hơn năm 2007 là 18.865 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,6%. Dư nợ ngắn hạn ở các huyện khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn cho thấy sự chênh lệch thị phần cho vay giữa thành thị và nông thôn. Nguyên nhân do NHCT.AG xây dựng các phòng giao dịch ở các huyện chưa nhiều, chỉ có 2 huyện Thoại Sơn và Chợ Mới, địa bàn An Giang còn chưa khai thác triệt để về mạng lưới chi nhánh làm cho dư nợ ngắn hạn ở các huyện không cao. Mặc dù NHCT.AG mới thành lập phòng giao dịch tại huyện Châu Thành, thế nhưng tất cả chi phí, doanh thu của phòng giao dịch đều hạch toán vào hội sở tạo nên thế mạnh về dư nợ ngắn hạn cho địa bàn Long Xuyên.

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống NHTM, việc mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động là cần thiết. NHCT.AG cần xem xét yếu tố trên để nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng như những khoản tín dụng được mở rộng ở các huyện trong tỉnh. Những huyện khác tuy có tốc độ phát triển không mạnh nhưở Long Xuyên nhưng với địa bàn hoạt động rộng khắp ắt hẳn thị phần của NHCT.AG sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng công thương an giang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)