LÝ MỘT CỬA TRONG QUẢN LÝ CÁC KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP :
Việc thực hiện cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” được thực hiện theo nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý KCN cấp tỉnh, được quy định trong quy chế KCN; thông qua cơ chế ủy quyền của các Bộ, Ngành Trung Ương và Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh, thành phố cho Ban Quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, thương mại, lao động …. một số nội dung quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành như hải quan, công an, thuế vụ ….được thực hiện theo phương thức các cơ quan này đặt đại diện đủ thẩm quyền của mình để giải quyết trực tiếp công việc tại các KCX – KCN.
Cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” được ra đời và vận hành lần đầu tiên tại Việt Nam cùng với việc ra đời và phát triển KCX Tân Thuận và Ban Quản lý các KCX TP.HCM (nay là Ban Quản lý các KCX và CN TP.HCM). Ngày 26 tháng 2 năm 1992, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (Nay là Thủ tưởng Chính phủ) ra Quyết định số 62/CT về việc thành lập và bổ nhiệm nhân sự Ban Quản lý các KCX TP.HCM. Ban Quản lý là đại diện cho Nhà nước tại KCX – KCN để thực hiện các mục tiêu: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn trong nước, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; du nhập kỹ thuật và công nghệ mới, kiến thức quản lý hiện đại, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân ngoại thương. Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, vấn đề hàng đầu là phải thu hút cho được nhiều nhà đầu tư vào lấp đầy KCX – KCN. Vì vậy, sau khi có quyết định đổi tên Ban Quản lý KCX Tân Thuận thành Ban Quản lý KCX TP. Hồ Chí Minh và cấp cho Ban Quản lý con dấu quốc huy, ngày 31 tháng 01 năm 1993 Thủ tướng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý KCX TP. Hồ Chí Minh, có đại diện của Bộ, Ngành Trung ương tham gia để giải quyết một số vấn để tồn tại các KCX Tân Thuận và Linh Trung. Sau đó có văn bản số 22/TB ngày 04 tháng 02 năm 1993 của văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 8 điểm, trong đó riêng điểm thứ 7 dành riêng nói về nội dung việc thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” đối với các KCX. Đây là một văn bản vô cùng quan trọng, đánh dấu quyết tâm của Chính phủ trong việc đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với mô hình KCX, làm cơ sở cho sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, Ngành liên quan trong
công tác xây dựng và quản lý KCX và sau này được thể chế hóa, áp dụng các KCX – KCN.
Trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” không phải không còn khó khăn, vướng mắc cần xem xét một cách nghiêm túc. Trước hết, vẫn còn một số nhận thức, quan niệm khác nhau, tuy không lớn về nội dung thực hiện cơ chế này. Từ đây dẫn đến chậm trễ trong việc ủy quyền hoặc ủy quyền chưa thật sâu và rộng cho Ban Quản lý KCN cấp tỉnh. Theo quy chế KCN thì Ban Quản lý KCN cấp tỉnh không phải là cấp Sở vì Ban Quản lý do Thủ tướng Chính phủ thành lập và được thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước thông qua cơ chế giao quyền và ủy quyền. Một số Ban Quản lý KCN cấp tỉnh gặp khó khăn trong việc thực thi quyền lực quản lý Nhà nước đối với KCN bởi vì một số Sở, Ban ngành ở địa phương còn chưa rõ nhiệm vụ, quyền hạn của nó, dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh sau giấy phép.
Thứ hai, do chưa coi trọng đến đặc thù của KCN nên khi một số Bộ, Ngành ở Trung ương trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành công tác quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực mình, lại quên không hướng dẫn hay “cào bằng” doanh nghiệp KCN với các đối tượng khác, có ngành lại can thiệp sâu, làm cho cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” bị xói mòn.
Thứ ba, các bộ phận chuyên ngành tại các KCX – KCN như Hải quan,. Thuế vụ, Công an … chỉ chịu sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên mà chưa coi trọng vai trò quản lý tổng hợp của Ban Quản lý KCN cấp tỉnh, nên đôi khi xảy ra tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, gây ra những bất hợp lý không cần thiết.
Thứ tư, bộ máy tổ chức quản lý KCN từ Trung ương đến địa phương chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống để có một mô hình tổ chức khả thi hoàn chỉnh đảm trách được cơ chế quản lý “một cửa , tại chỗ”.
Trong thời gian tới, để tổ chức quản lý thành công các KCX – KCN theo cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” cần khẳng định và thống nhất quan điểm về cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” đối với mô hình các KCN, được thể hiện trong sửa đổi, bổ sung quy chế KCN và KCX; cần tiến hành hệ thống hóa, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chủ trương, chính sách vận hành các KCN để phù hợp với mô hình kinh tế này, nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, cơ chế ‘xin – cho”, sao cho Ban Quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện các ủy quyền của các Bộ, Ngành Trung ương được sâu, rộng, đầy đủ, xác định đúng vị trí Ban Quản lý KCN cấp tỉnh trong hệ thống quản lý hành chính Nhà nước và cơ chế tài chính thích hợp cho cơ quan này hoạt động. Từ đó, đưa ra mô hình tổ chức bộ máy phù hợp để vận hành thành công cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”.
Thực tế xây dựng và phát triển các KCX – KCN tại Việt Nam nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng trong 15 năm qua cùng với kinh nghiệm của thế giới đã chứng minh rằng cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” đối với KCX – KCN là một yếu tố vô cùng quan trọng, một điều kiện không thể thiếu được để góp phần vào sự thành công của KCX – KCN. Do vậy, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” với các nội dung sau:
− Về thẩm định và cấp phép đầu tư: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa trong thủ tục hành chính xét duyệt, thẩm định đầu tư. Chủ đầu tư chỉ phải làm việc với một đầu mối trong việc xin cấp phép đầu tư, thẩm định cấp phép đầu tư cho các dự án, quy định rõ thời gian đối với từng khâu trong thẩm định tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Tiếp tục thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền cho các UBND và Ban Quản lý KCN cấp tỉnh, tạo điều kiện cho những cơ quan này thực hiện triệt để cơ chế “một cửa, tại chỗ” trong thẩm định và cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài.
− Hiện nay, hầu hết các Ban quản lý KCN đã có bộ máy ổn định. Tuy nhiên, thời gian tới cần phải tiếp tục cải cách và nâng cao chất lượng của bộ máy
quản lý KCN và phải được thực hiện thường xuyên. Chú trọng vào nâng cao chất lượng, trách nhiệm và ý thức kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các Ban Quản lý; xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin – cho”, kỹ luật nghiêm khắc những cán bộ, công chức có hiện tượng nhũng nhiễu doanh nghiệp, đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác quản lý KCN.
− Phân rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý KCX – KCN, mối quan hệ phối hợp giữa Ban Quản lý KCN cấp tỉnh với các Sở, Ban, Ngành địa phương, với Công ty phát triển hạ tầng và doanh nghiệp theo hướng vừa bảo đảm cơ chế một đầu mối quản lý tại Ban Quản lý, vừa đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong Quản lý KCN.
− Về đất đai: Cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất đai. Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thường và giải phóng mặt bằng; thực hiện tuyên truyền công khai các chủ trương, định hướng phát triển KCN tại địa phương. Công tác phê duyệt, thẩm định quy hoạch các KCN ở địa phương phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, song cần thiết phải có quyết định thu hồi đất sớm để tránh hiện tượng giá đất tăng lên theo thời gian và càng để lâu càng khó giải phóng mặt bằng.
Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong KCN sao cho vẫn đảm bảo quyền lợi cho Công ty phát triển hạ tầng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN hoạt động … Bố trí quỹ đất cho tái định cư kết hợp với biện pháp câng cao hiểu biết pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có đất nông nghiệp để họ có ý thức hơn về chủ trương phát triển KCN của địa phương và của cả nước.
− Cần thường xuyên rà soát các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trong KCN để có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo dỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, xác định xem những khó khăn này là
từ phía bản thân doanh nghiệp hay là từ cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
3.2.4- QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TỐI ƯU HẠ TẦNG KCN :
• Về nguyên tắc xây dựng quy hoạch KCX – KCN cần phải đảm bảo mối quan hệ gắn kết nhiều chiều giữa quy hoạch KCX – KCN với quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. Quy hoạch phải được tính toán trên cơ sở khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực và lợi thế của cả nước trên cơ sở dự báo dài hạn về nhu cầu thị trường và thành tựu mới của khoa học, công nghệ, tránh tình trạng chia nhỏ theo lối “địa phương này có cái này, thì địa phương khác cũng phải có”. Một quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển KCX – KCN phải vừa bao hàm được những tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng ngành theo giác độ phân công lao động xã hội để tạo ta một sự phối hợp, kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trên ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
• Về phương pháp luận xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
− Xem xét toàn diện sự phù hợp của KCX – KCN đối với hệ thống các quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và trên cả nước.
− Đánh giá thu hút đầu tư trên thế giới, trình độ phát triển công nghệ, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ phát triển của từng địa phương và trên cả nước từ đó dự báo nhu cầu và khả năng thu hút vốn đầu tư của từng địa phương và vùng lãnh thổ.
− Khảo sát thực tế, đánh giá vị trí, điều kiện thuận lợi của địa điểm khu vực dự kiến quy hoạch KCX – KCN.
− Thường xuyên rà soát quy hoạch, nắm bắt những yêu cầu mới, chuyển biến mới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và KCX – KCN nói riêng để tổng hợp, điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCX – KCN.
• Về nội dung quy hoạch cần dự kiến thứ tự ưu tiên thành lập mới và mở rộng các KCX – KCN phù hợp với định hướng phát triển vùng, địa phương và trên cả nước, đồng thời xây dựng tiêu chí thành lập KCX – KCN cụ thể, rõ ràng để làm cơ sở xem xét thành lập KCX – KCN. Tiêu chí thành lập KCN cần được xây dựng trên 2 cập độ: các tiêu chí ban đầu khi xem xét thành lập KCN và những tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí ban đầu cần đảm bảo thống nhất ở các địa phương nhằm tạo cơ sở để địa phương xem xét mức độ đáp ứng các tiêu chí để xin chủ trương thành lập KCN, tiêu chí này cần xây dựng theo hướng muốn xây dựng hoặc mở rộng KCN thì nhất thiết các KCN đã được thành lập phải hoạt động đạt kết quả tốt. Các tiêu chí thành lập KCN cụ thể xây dựng trên sơ sở xem xét toàn diện điều kiện thực tế của các địa phương, cần cân nhắc toàn bộ các yếu tố môi trường, dân cư, lao động, đất đai, giao thông, tình hình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư…
• Xây dựng phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt và gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực, việc quy hoạch phát triển các KCN phải đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đảm bảo tính bền vững trong phát triển; gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN. Các dự án đầu tư xây dựng KCN được phân loại là dự án nhóm A (không kể quy mô diện tích và nguồn vốn) và phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý đầu tư và xây dựng, quy trình xét duyệt chặt chẽ với cơ chế phối hợp tham gia thẩm tra của các bộ, ngành nhằm đảm bảo sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phát triển KCN cả nước, trong thẩm tra dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN
có sự thẩm tra và phê duyệt quy hoạch chi tiết của Bộ xây dựng đối với từng dự án cụ thể.
• Mặt khác, cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN đã được thành lập. Căn cứ tình hình triển khai thực tế của các KCN đã được thành lập, chủ động đề xuất phương án xử lý đối với các KCN:
− Trường hợp KCN triển khai thuận lợi (thu hút đầu tư tốt, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét việc mở rộng KCN.
− Đối với các KCN gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu KCN không có triển vọng, cần kiên quyết xem xét rút giấy phép đầu tư, Quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tránh tình trạng dự án được phê duyệt, nhưng không triển khai, gây dư luận không tốt trong xã hội.
• Xây dựng và triển khai quy hoạch KCX – KCN phải đặc biệt chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong KCX – KCN, cụ thể:
− Rà soát chi tiết quy hoạch sử dụng đất KCN trên địa bàn cả nước, xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo mức độ sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi thành đất KCN, đảm bảo cân đối giữa các ngành kinh tế trên địa bàn.
− Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất KCN cần phải tổ chức nghiên cứu hệ thống các quy hoạch sử dụng đất của cả nước, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm của cả nước và của địa phương cũng như chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và địa phương nhằm đảm bảo sự phù hợp và mối liên kết chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất trong KCN với hệ thống chiến lược, quy hoạch theo ngành và theo lãnh thổ. Để đảm