Tình hình sử dụng nguồn lao động

Một phần của tài liệu c_c_gi_i_ph_p_n_ng_cao_hi_u_qu_ho_t_ng_c_a_c_c_khu_ch_xu_t_khu_c_ng_nghi_p_t_i_h_ch_minh (Trang 59)

Hiện nay, đang tồn tại một nghịch lý trong việc cung cấp lao động cho các DN trong khu chế xuất – khu công nghiệp. Các DN có nhu cầu tuyển một lực

lượng lớn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao, có kỹ luật lao động tốt, thế nhưng đa số lực lượng lao động ở địa phương không đáp ứng được những yêu cầu này. Theo số liệu điều tra, hầu hết lực lượng lao động ở các địa phương có KCX – KCN chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, không quen với môi trường lao động công nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các DN trong KCX – KCN. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học trong các KCX – KCN chỉ chiếm 4,5% tổng số lao động, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm 31%, lao động giản đơn chiếm tới 60%. Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp của các địa phương có khu chế xuất – khu công nghiệp vẫn ở mức cao, trong khi các DN vẫn thiếu lao động.

− Tính đến tháng 12/2005, số lao động làm việc tại KCX – KCN TP.HCM là 188.761 người. Trong đó đã ký kết HĐLĐ là 171.409 người (đạt tỷ lệ 90,81%). Ban Quản lý đã cấp giấy phép cho 535 lao động nước ngoài, trong đó cấp mới 2005 là 185 người.

− Trong năm 2005, Trung tâm dịch vụ việc làm của Ban Quản lý KCX – KCN thành phố đã tiếp nhận 41.469 lượt đăng ký dự tuyển, được DN tuyển dụng 18.040 người, đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch năm. Để hỗ trợ người xin việc, Trung tâm đã tổ chức 246 lớp bồi dưỡng kiến thức về luật lao động cho 22.718 lao động chuẩn bị dự tuyển. Để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn đáp ứng kịp thời theo yêu cầu đề ra, Trung tâm đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau như : xây dựng chương trình liên kết đào tạo, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp của giữa Trung tâm và các đơn vị trong và ngoài thành phố, trong công tác phối hợp cung cấp lao động cho các KCX – KCN, thông tin rộng rãi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên hệ thống thông tin báo đài, thiết kế nối mạng thông tin thị trường lao động để làm đầu mối tiếp nhận đăng ký, phân loại lao động theo ngành nghề chuyên môn; tham gia ngày hội việc làm tại các Trường Đại học

Công nghiệp, Đại học Kinh tế, ngày hội việc làm do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố, Đắc Lắc, Tiền Giang tổ chức.

− Liên kết với các Trườn Đại học, Cao Đẳng, THCN trong đào tạo và tuyển dụng nhân sự cho các KCX – KCN. Trường Cao đẳng Bán Công Công Nghệ và Quản trị DN hiện đang đào tạo 4.593 sinh viên trong đó năm 2005 tuyển sinh 1.177 sinh viên đạt 69,24% hệ cao đẳng và 50% hệ THCN so với chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong năm 2005, có 1.165 sinh viên tốt nghiệp, con số này còn quá ít so với nhu cầu. Vì vậy, một mặt thành phố nhanh chóng đầu tư hoàn thiện cho trường để nâng cao số lượng và chất lượng cung ứng nhu cầu lao động cho các KCX – KCN, nâng cấp trường dạy nghề, các trường THCN thành phố, mặt khác phải có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trường dân lập sao cho đảm bảo chất lượng đào tạo công nhân cung cấp cho nhu cầu của các KCX – KCN. Bên cạnh đó cũng nên chú ý đầu tư xây dựng các loại hình văn hóa, thể dục thể thao, nơi vui chơi giải trí, trường đại học, bệnh viện, bệnh xá … có như vậy mới góp phần giảm bớt những mâu thuẫn nảy sinh giữa tăng trưởng kinh tế và các vấn đề mang tính công bằng xã hội, giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống công nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

2.6- CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KCX – KCN :

− Ban Quản lý KCX và KCN TP.HCM được thành lập vào ngày 26/02/1992 tiền thân là Ban Quản lý KCX Tân Thuận, là cơ quan trực tiếp quản lý các KCX – KCN trên địa bàn TP.HCM theo nguyên tắc “một cửa - tại chỗ”.

− Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp về tổ chức, liên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND TP.HCM, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực.

• Chức năng nhiệm vụ quyền hạn và bộ máy tổ chức của Ban Quản lý các KCX – KCN TP.HCM – Hepza:

− Xây dựng điều lệ quản lý KCX và công nghiệp trình UBND thành phố phê duyệt.

− Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển KCX – KCN bao gồm : xây dựng quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCX – KCN.

− Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCX – KCN liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.

− Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCX – KCN.

− Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo ủy quyền.

− Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh … các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự.

− Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.

− Quản lý các hoạt động dịch vụ trong KCN.

− Thỏa ước với Công ty phát triển hạ tầng KCN trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã được xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng quy định hiện hành.

− Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo ủy quyền, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo uỷ quyền.

• Ban quản lý KCX và CN TP.HCM (Hepza) gồm các phòng ban chức năng sau: − Ban lãnh đạo

− Phòng quản lý Đầu tư

− Phòng quản lý Xuất nhập khẩu − Phòng quản lý Doanh nghiệp − Phòng quản lý Lao động

− Phòng quản lý Xây dựng & Môi trường − Phòng đại diện BQL KV Bình Chánh − Phòng đại diện BQL KV Thủ Đức − Trung tâm dịch vụ việc làm

− Trung tâm Công nghệ và Thông tin

− Trường Cao Đẳng Bán Công Công Nghệ QTDN − Hiệp hội các DN KCN Tp.HCM (HBA)

− Ban Quản lý dự án đầu tư – xây dựng các KCX – KCN Thành phố. • Tình hình hoạt động của BQL các KCX – KCN trong thời gian qua:

Được các Bộ và UBND Thành phố ủy quyền, BQL và các cơ quan chuyên ngành đã thực hiện tương đối tốt cơ chế “một cửa – tại chỗ” tại các KCX – KCN. Nhằm góp phần cải tạo môi trường đầu tư, trong thời gian qua BQL các KCX – KCN đã có nhiều cải tiến, tích cực hỗ trợ nhằm tạo sự thuận lợi và thông thoáng cho các nhà đầu tư.

− Giải quyết kịp thời và kiến nghị các Bộ, ngành xử lý các vướng mắc trong chính sách, thủ tục liên quan đến các DN trong khu, đặc biệt là các DN chế xuất.

− Duy trì đều đặn các cuộc họp định kỳ với các Công ty phát triển hạ tầng, theo sát tiến độ xây dựng từ đó có những chỉ đạo hoặc báo cáo thành phố chỉ đạo tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc … giúp thực hiện tốt tiến độ xây dựng đã định. Cử đại diện tại một số KCX – KCN nhằm kịp thời thông tin nhanh chóng giải quyết vướng mắc.

− Thường xuyên quan hệ với một số Tổng lãnh sự, văn phòng đại diện và văn phòng xúc tiến thương mại của các quốc gia tiềm năng: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan tổ chức các chuyến đi vận động ở nước ngoài nhằm xúc tiến vận động đầu tư vào các KCX – KCN.

− Nhanh chóng thiết lập và cải tiến quy trình và mẫu hồ sơ đăng ký đầu tư, mẫu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong nước theo ủy nhiệm của UBDN thành phố.

− Thành lập trường Cao Đẳng Bán Công Công Nghệ và Quản Trị Doanh nghiệp nhằm tạo nguồn nhân lực cho các KCX – KCN.

2.7- ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHU CHẾ XUẤT–KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM: ĐỘNG CỦA CÁC KHU CHẾ XUẤT–KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM: 2.7.1- NHỮNG HẠN CHẾ CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KCX – KCN:

• Một là, chất lượng quy hoạch chưa cao, tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để:

− Thời gian qua, việc xây dựng quy hoạch phát triển các KCX – KCN chủ yếu được xem xét trên cơ sở đề nghị của địa phương, chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và trên cả nước, chưa gắn kết đồng bộ với quy hoạch đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị cho sự ra đời của các KCX – KCN còn bộ lộ nhiều yếu kém, như : thiếu cán bộ quản lý có đủ năng lực, trình độ, thiếu sự chuẩn bị về nội dung mời gọi các nhà đầu tư, việc xây dựng kết cấu hạ tầng chưa được giám sát chặt chẽ …

− Các địa phương khi đề nghị danh mục quy hoạch KCX – KCN chưa thực sự dựa vào nhu cầu và khả năng phát triển thực tế của địa phương, định hướng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp của địa phương do đó địa phương đề nghị quá nhiều KCX – KCN mà không dựa trên những căn cứ định hướng cụ thể gây khó khăn cho cơ quan trung ương trong việc tổng hợp, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCX – KCN trên phạm vi cả nước.

− Về phía Cơ quan Trung ương, khi xây dựng KCX – KCN chưa thực sự có được một phương pháp luận khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng.

Ngoài ra, công tác khảo sát thực tế hoạt động của các KCX – KCN đã được thành lập cũng như vị trí KCX – KCN dự kiến quy hoạch tại địa phương còn thiếu và chưa được chú trọng đúng mức.

− Một số địa phương có điều kiện và tiềm năng phát triển KCX – KCN chưa được ưu tiên bố trí KCX – KCN như vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, ngược lại xuất hiện tình trạng phát triển KCX – KCN quá nóng tại các địa phương có nhiều tiềm năng (như các vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam).

− Danh mục quy hoạch các KCN mới nêu được tên, địa điểm và diện tích, việc ưu tiên thành lập các KCX – KCN trong quy hoạch theo thứ tự chưa được đề cập tới. Đây cũng là nguyên nhân xảy ra tình trạng phát triển KCN quá tập trung ở một số địa phương, trong khi chưa khai thác tiềm năng phát triển KCX – KCN ở các địa phương khác.

• Hai là, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, phức tạp, hiệu quả sử dụng đất KCX – KCN còn chưa cao:

− Mặc dù các KCN trên cả nước thời gian qua có những bước phát triển tích cực, ngoài các vùng vốn có lợi thế trong phát triển KCN như Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, một số khu vực khác trước đây gặp nhiều khó khăn trong phát triển KCN thì nay đã triển khai thành công như: KCN Điện Nam – Điện Ngọc (Quảng Nam), KCN Thụy Vân (Phú Thọ) … Tuy nhiên, thực tế còn xuất hiện một số KCN triển khai chậm, thu hút đầu tư thấp vì nhiều lý do chủ quan và khách quan như: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai chậm và gặp nhiều khó khăn, suất đầu tư quá cao, chồng chéo về quy hoạch hoặc cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN chưa phát triển như : KCN Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCN Sài Đồng A (Hà Nội), KCN Đình Vũ, KCX Hải Phòng 96 (Hải Phòng), KCN Bắc Phù Cát (Hà Tây), KCN Kim Hoa (Vĩnh Phúc), KCN Cát Lái

IV (TP.HCM) … Tuy nhiên, diện tích các KCN này chỉ chiếm 4% so với tổng diện tích các KCN trên cả nước.

− Tại một số địa phương thời gian qua như Long An, Tây Ninh…, trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng KCN, do sự chậm trễ trong việc phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tới người dân nên dẫn đến những khiếu kiện, tranh chấp về đất đai ảnh hưởng tới tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và tiến độ chung của dự án, hoặc do sự chồng chéo trong xây dựng quy hoạch (quy hoạch điện, giao thông) dẫn đến sự lúng túng giữa các cơ quan trong việc triển khai thực hiện quy hoạch KCN.

− Về công tác tái định cư và tình hình đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất tại khu vực quy hoạch phát triển KCN còn gặp nhiều khó khăn. Người dân sau thu hồi đất thường gặp phải tình trạng thiếu đất sản xuất, cuộc sống không ổn định … Đặc biệt, một bộ phận người dân sau khi bị thu hồi đất không tìm được việc làm phù hợp hoặc chưa nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương hoặc chưa biết sử dụng tiền đền bù để tái đầu tư vào các ngành nghề phi nông nghiệp nhằm ổn định cuộc sống. Mặt khác, tại một số địa phương do thiếu quỹ đất sản xuất nông nghiệp nên các hộ dân được đền bù chủ yếu bằng tiền, vì vậy xuất hiện tình trạng người dân đem tiền đền bù gởi tiết kiệm hoặc xây nhà hoặc mua sắm tài sản không sinh lời và không tạo được công ăn việc làm khiến một số họ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Các khu tái định cư chậm được đầu tư xây dựng, thiếu đất để xây dựng hoặc đang được xây dựng dở dang. Ở một số nơi, mặc dù đã có khu tái định cư được xây dựng nhưng do đầu tư không đồng bộ các công trình phúc lợi xã hội thiết yếu, nên khi tiến hành giải phóng mặt bằng để triển khai dự án KCN, các hộ dân thuộc diện giải tỏa không chịu di dời đã làm chậm tiến thực hiện dự án, thậm chí chủ đầu tư phải xin điều chỉnh dự án.

− Việc quy hoạch phát triển các KCN thường chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dẫn đến ảnh

hưởng đến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng KCN ở quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong KCN.

− Mặc dù giá thuê đất thô của Nhà nước thấp, song giá cho thuê đất có mặt bằng hoàn chỉnh mà các doanh nghiệp phát triển hạ tầng đưa ra thường cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do DN phát triển hạ tầng phải tiến hành, san lấp, giải phóng mặt bằng trong khi đó chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng tương đối cao và nhiều khi do sự thay đổi về khung giá đền bù nên phải điều chỉnh nhiều lần dẫn đến thời gian triển khai thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN kéo dài và đẩy giá thành cho thuê đất lên cao.

• Ba là, vấn đề lao động trong KCX – KCN:

− Bên cạnh những tác động tích cực của KCX – KCN trên các mặt kinh

Một phần của tài liệu c_c_gi_i_ph_p_n_ng_cao_hi_u_qu_ho_t_ng_c_a_c_c_khu_ch_xu_t_khu_c_ng_nghi_p_t_i_h_ch_minh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)