Về phía người lao động:

Một phần của tài liệu -xuat_khau_lao_dong_vn_sang_trung_dong_7406 (Trang 64 - 66)

- Công ty Xuất khẩu lao động – Thương mại và Du lịch (Sovilaco) Giám đốc công ty Sovilaco là ông Nguyễn Hải Nam

CHƯƠNG II I: GIẢI PHÁP

3.3/ Về phía người lao động:

- Người lao động cần cố gắng tìm hiểu các thông tin cần thiết về thị trường Trung Đông, sử dụng triệt để nguồn thông tin của nhà nước, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cung cấp, bên cạnh đó cần có gắng tìm hiểu thêm nếu có thể. Vì như thế sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về thị trường mình sắp sang lao động, cũng như môi trường làm việc sắp tới của mình để có thể thích nghi tốt hơn, và không bị áp lực quá lớn trong thời gian đầu. Hơn nữa điều này còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mỗi lao động, và có khả năng làm tăng mức lương của họ.

- Người lao động cần chấp hành kỷ luật và nội quy về giờ giấc, phong cách làm việc cũng như lối sống để thích nghi với văn hóa của Trung Đông. Nơi đây theo đạo hồi nên rất coi trọng những vấn đề này, và người lao động cần nhận thức rõ điều đó nếu không muốn bị cắt lương hay bị trục xuất sớm về nước.

- Hơn nữa khi sang lao động ở môi trường mới như Trung Đông, người lao động không nên nhụt chí trước khó khăn , mà kiên trì cũng như tìm mọi cách để thích nghi với môi trường này, và tận dụng mọi cơ hội có thể để học hỏi nhằm nâng cao kiến thức, tay nghề, và cả nguôn ngữ, văn hóa của nước bạn. Làm được như thế người lao động có thể gây thiện cảm đối với chủ sử dụng lao động nên có thể được tăng lương, gia hạn hợp đồng làm việc và hơn hết giúp họ cảm thấy thỏa mái và tự tin hơn trong công việc - Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam cần có tính hòa đồng và đoàn kết

trong công việc, vì khả năng làm việc nhóm đóng một vai trò không nhỏ trong việc làm của họ , cũng như cuộc sống ở một đất nước xa xôi.

- Người lao động cần ý thức rằng khi đi xuất khẩu lao động không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình họ, mà còn là đại diện cho một đất nước đi làm việc ở nơi khác, nên người lao động cần có văn hóa ứng xử tốt cũng như phong cách kỷ luật trong làm việc để quảng bá thương hiệu lao động Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và Trung Đông nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua đề tài này, tôi nhận thấy Trung Đông thật sự là một thị trường xuất

khẩu lao động đầy tìm năng đối với Việt Nam. Tuy vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro do tình trạng bạo động thường xuyên xảy ra ở nơi đây cũng như khí hậu khắc nghiệt, sự khác biết lớn về tôn giáo ngôn ngữ đã thực sự tạo ra những thách thức lớn đối với người lao động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chính phủ Việt Nam, nhưng tôi tin rằng nếu có biện pháp hợp lý khắc phục những trở ngại này thì xuất khẩu lao động sang Trung Đông sẽ mang lại một nguồn lợi không nhỏ cho cả người lao động, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam.

Sau khi tìm hiểu về thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông những năm qua, những thuận lợi và khó khăn trong công tác này, tôi đã nêu ra một số giải pháp với mong muốn có thể nâng cao hiệu quả trong việc xuất khẩu lao động sang Trung Đông của nước ta.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, do khả năng,kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, nên mong quý thầy cô xem xét, đóng góp ý kiến để đề tài thêm phần hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu -xuat_khau_lao_dong_vn_sang_trung_dong_7406 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w