Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động:

Một phần của tài liệu -xuat_khau_lao_dong_vn_sang_trung_dong_7406 (Trang 61 - 64)

- Công ty Xuất khẩu lao động – Thương mại và Du lịch (Sovilaco) Giám đốc công ty Sovilaco là ông Nguyễn Hải Nam

3.2/Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động:

CHƯƠNG II I: GIẢI PHÁP

3.2/Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động:

- Sử dụng triệt để thông về Trung Đông mà nhà nước cung cấp đồng thời tự khai thác thêm nếu có thể. Khâu này doanh nghiệp xuất khẩu lao động nên chủ động vì nhà nước cung cấp thông tin đầy đủ đâu thể bao quát hết tình hinh thực tế đang diễn ra. Mặt khác, thông tin cũng là một vũ khí cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cho nên các doanh nghiệp càng có nhiều thông tin bí mật thì sức cạnh tranh càng cao . Và lấy thông tin như thế nào, từ đâu ( trừ nguồn nhà nước ) thì do mỗi doanh nghiệp sẽ có cách làm khác nhau.

- Phân tích các thông tin có được bằng các phương pháp tin cậy và đánh giá các kết quả rồi cho kết luận. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhưng trung tâm chuyên về thực hiện các công việc trên nên các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải thuê chuyên gia nước ngoài hoặc chuyên gia trong nước có kinh nghiệm nhưng nếu vậy thì chi phí phải nộp của người lao động sẽ rất lớn .

- Xây dựng các chiến lược, sách lược cho hoạt động xuất khẩu lao động và các biện pháp tiến hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể, dựa trên cơ sở các kết quả đã phân tích. Đây là một bước rất quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp xuất khẩu lao động

 Đây là giải pháp nhằm nghiên cứu về thị trường Trung Đông, đây là khâu quan trọng, nhằm mục đích tìm hiểu rõ các cơ hội và thách thức đang chờ đón ở thị trường này

- Tuyển chọn thật kỹ, đào tạo kỹ trước khi đưa lao động đi xuất khẩu. Muốn vậy, bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải chủ động trong việc cung cấp nguồn lao động nghĩa là luôn có sẵn trong tay lực lượng lao động có trình độ sẵn sang đi xuất khẩu lao động bất cứ lúc nào.

+ Có biện pháp quản lý chặt chẽ người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói chung và ở Trung Đông nói riêng. Để thực hiện được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đại sức quán Việt Nam tại đạy, cục quản lý lao động ngoài nước và gia đình của người đi xuất khẩu lao động. Cần có những biện pháp xử phạt hành chính và tài chính thật nghiêm để phạt những người lao động vô kỷ luật, vi phạm pháp luật nước ngoài, có những hành vi phá vỡ trật tự xã hội.

+ Có biện pháp để người sử dụng lao động nước ngoài nói chung và Trung Đông nói riêng quen dùng lao động Việt Nam. Đối với từng thị trường đặc biệt là Trung Đông với đạo hồi là quốc đạo thì cần giáo dục ý thức cho người lao động khi đi xuất khẩu để họ có những hành vi cư xử phù hợp, không làm mất lòng người sử dụng lao động thậm chí là còn phải gây được thiện cảm với người sử dụng lao động.

- Có các biện pháp để bảo vệ người lao động Việt Nam tránh xảy ra tranh chấp gây thiệt hại cho các bên. Chúng ta cần lấy lòng của người sử dụng lao động ở Trung Đông nhưng không phải vì thế mà chúng ta nhân nhượng cho những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động, xâm phạm đến danh dự của người lao động. Vì thế doanh nghiệp cần lưu ý điều này khi ký kết hợp đồng. Để doanh nghiệp bảo vệ lợi ích cho người lao động tránh vì lợi nhuận mà bán rẻ người lao động trong nước thì nhà nước cần có những quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này. Bằng việc các doanh nghiệp cần phải gấp rút mở văn phòng đại diện tại các khu vực của Trung Đông.

 Các giải pháp này nhằm quảng bá sức lao động Việt Nam ra thị trường Trung Đông.

- Để tạo được vị trí vững chắc trên thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phối hợp với đối tác môi giới lao động tổ chức khảo sát cụ thể tại các nhà máy, công trường của các nước tiếp nhận lao động.

- Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ từng loại nghề và công việc, điều kiện tiếp nhận lao động. Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, doanh nghiệp không nên ký hợp đồng khi chưa khảo sát nắm vững thực tế (đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng). Thông báo tuyển lao động cần ghi cụ thể về công việc, mức lương cơ bản (không ghi mức thu nhập chung chung cộng cả tiền làm thêm giờ). Ghi rõ những khoản được hỗ trợ, các khoản chi phí của người lao động trước khi đi. Đối với các hợp đồng cung ứng lao động có

nghề (lao động kỹ thuật), doanh nghiệp nhất thiết phải tuyển lao động biết nghề và tổ chức huấn luyện, bổ túc thêm nghiệp vụ kỹ thuật sát với việc làm ở ngoài nước để tránh rủi ro có thể xảy ra đối với người lao động như: bị chủ chuyển chỗ làm việc, hạ bậc lương hoặc đưa về nước.

- Trường hợp không tuyển chọn đủ số lượng lao động kỹ thuật theo hợp đồng đã ký, doanh nghiệp nên liên kết, phối hợp với các đơn vị khác để cung ứng đủ số lượng lao động, đảm bảo uy tín và thương hiệu với đối tác, tránh tình trạng bị huỷ hợp đồng.

- Khí hậu ở Trung Đông rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè nhiều khi vượt 40oC. Các doanh nghiệp phải lựa chọn đơn hàng kỹ càng sao cho người lao động không phải làm việc ngoài trời, không nên nhận những đơn hàng cung cấp lao động làm giao thông...

- Việc tuyển chọn trong nước cũng phải thật kỹ càng, DN phải trực tiếp tuyển và đào tạo bài bản theo đúng mô hình đào tạo của bạn, đặc biệt là tay nghề và ngoại ngữ. Nên cung cấp lao động theo đội sản xuất, có đội trưởng là kỹ sư có tay nghề và ngoại ngữ vững, để bảo vệ quyền lợi cho anh em - Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Trung Đông cần cùng nhau

thành lập hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Trung Đông:

 Mục tiêu của biện pháp này là bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đồng thời khắc phục sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ chia sể thông tin cho nhau, liên thông trong lĩnh vực đào tạo ngừời lao động . Hiệp hội cũng sẽ thành lập quỹ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu lao động gặp rủi ro. Quỷ này do các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đóng góp theo quy định của hội.

- Về công tác giáo dục ý thức kỷ luật của người lao động chỉ thực sự phát huy được hiệu quả nếu nó được tiến hành trong một thời gian nhất định song song với quá trình đào tạo nghề cho người lao động do doanh nghiệp tiến hành. Trong quá trình học tập người lao động sẽ dần dần làm quen với các tác phong công nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần biến lớp học của mình thành mô hình thu nhỏ của nơi làm việc mà người lao động sẽ làm việc khi đi xuất khẩu..

- Về lâu dài doanh nghiệp cần chủ động tự tạo nguồn cho mình bằng cách tuyển người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và tổ chức lớp đào tạo nghề cho họ trong dài hạn. Dù là người lao động đã được dào tạo nhưng để họ không khỏi ngỡ ngàng khi làm việc nước ngoài các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nên tổ chức các khóa ọc ngắn hạn bồi dưỡng cho người lao động những kĩ năng cần thiết, cho người lao động biết môi

trường làm việc của mình cũng như những phẩm chất cần thiết của mình trong xã hội công nghiệp hiện đại.

Một phần của tài liệu -xuat_khau_lao_dong_vn_sang_trung_dong_7406 (Trang 61 - 64)