IV Hàng tồnkho 140 26.310.536.597 24.292.251.045 1 1 Hàng mua đang đi đường
6. Chênh lệch giữa nguồn vốn CSH và tài sản (5-4)
2.2.1.2. Phân tích sự biến động của các khoản mục trong bảng CĐKT:
a. Phân tích cơ cấu tài sản.
Phân tích cơ cấu tài sản hay phân tích tình hình phân bổ vốn sẽ giúp nhà phân phối có cái nhìn chính xác về tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp, qua đó có nhận xét về tính hợp lý của việc sử dụng đó và dự đoán được ảnh hưởng của những biến động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
Đơn vị tính: đồng
Đầu năm Cuối năm chênh lệch
Chỉ tiêu Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 42.481.604.725 69,07 58.588.162.182 69,19 -3.893.442.543 90,83 1. Tiền 3.135.267.748 5,1 1.179.999.595 2,11 -1.955.268.153 31,61 2. Các khoản phải thu 11.688.240.531 19 10.115.447.045 18,19 -.542.793.486 86,8 3. Hàng tồn kho 26.310.536.597 42,78 24.292.251.045 43,56 -2.018.282.552 92,33 4. TSLĐ khác 1.347.559.849 2,19 2.970.464.497 5,33 +1.622.904.648 220,43 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 19.017.865.592 30,93 17.185.146.900 30,81 -1.832.719.308 90,36 I. TSCĐ 19.017.865.592 30,93 17.185.146.900 30,81 -1.832.719.308 90,36 Cộng 61.499.470.317 100 55.773.309.082 100 -5.726.161.851 90,69%
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tổng số tài sản của kỳ so với đầu năm giảm 5.726.161.851 đồng với số tương đối là 90,69%. Điều đó có thể đánh giá rằng qui mô vốn của DN bị giảm sút. Cụ thể:
- Tài sản cố định giảm 1.832.719.308 đồng (giảm 9,64%). Điều này cho thấy qui mô đầu tư của DNgiảm. Để xem xét kĩ hơn, ta phân tích sự biến động của nguyên giá TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ tăng so với đầu năm (30.880.468.853 - 30.578.135.601 = +302.333.252 đồng) chứng
tỏ DN trong kỳ có đầu tư thêm cho TSCĐ một khoản 302.333.252 đồng hoặc mua sắm mới TSCĐ thay thế cho các TSCĐ cũ thanh lý, nhượng bán với khoản chênh lệch là 302.333.252 đồng. Tuy nhiên, khấu hao luỹ kế lại tăng lên nhanh hơn ( 13.695.321.953 - 11.560.270.009 = 2.135.051.994 đồng) có thể do TSCĐ mới đầu tư có thời gian khấu hao nhanh hơn và giá trị tài sản cao hơn. Điều này dẫn đến việc gía trị còn lại của TSCĐ giảm. Việc mua sắm TSCĐ mới có thời gian khấu hao nhanh mặc dù hiện tại làm giảm giá trị TSCĐ, qua đó giảm qui mô đầu tư nhưng về lâu dài lại có lợi cho DN, khấu hao nhanh chóng giúp DN mau chóng thu hồi vốn, tăng lượng vốn lưu động hoạt động, sử dụng tối đa công suất tài sản và nhanh chóng tái đầu tư mua sắm máy móc mới, hiện đại hoá máy móc, thiết bị, tăng năng lực hoạt động và cạnh tranh.
Tỉ suất đầu tư của xí nghiệp đầu năm là 0,31 (19.017.865.592 / 61.999.470.317) và cuối năm là 0,308 (17.185.146.900 / 55.773.309.082) như vậy đều thấp hơn so với tỉ suất phù hợp. Vì vậy, DN cần có kế hoạch đầu tư mua sắm thêm TSCĐ để nâng cao năng lực sản xuất.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 3.893.442.543 đồng (giảm 9,17%) chứng tỏ mức độ đầu tư vào TSLĐ của DN bị giảm sút. Tuy nhiên, nếu xét về tỉ trọng so với tổng tài sản thì tỉ trọng năm nay tăng so với năm trước (69,19% so với) 69,01%), cho thấy mặc dù qui mô TSLĐ có giảm nhưng cơ cấu của nó lại có xu hướng tăng. Để đánh giá việc sử dụng TSLĐ có phù hợp không, ta đi sâu phân tích chi tiết từng khoản.
Vốn bằng tiền giảm 1.955.268.153 đồng và giảm về tỉ trọng 62,36%. Nhìn chung, việc giảm vốn bằng tiền là biểu hiện tốt vì đồng tiền không bị đóng băng, vốn bằng tiền luân chuyển nhanh, không bị ứ đọng. Tuy nhiên, việc đánh giá khoản mục này phải được kết hợp, đồng thời với chính sách quản lý quĩ của DN, xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Có thể số tiền giảm đáng kể là do DN chi tạm ứng cho công nhân viên để mua hàng nên về lâu dài sự biến động này đem lại kết quả tốt vì DN bán sản phẩm chạy nên phải mua thêm các yếu tố đầu vào.
Khoản mục các khoản phải thu giảm (1.542.793.486 đồng và giảm tỉ trọng 13,2%) cho thấy DN đã có những động thái tích cực để thu hồi các
khoản nợ. Đây là một dấu hiệu rất tốt thể hiện năng lực quản lý vốn của ban giám đốc và các nhà quản lý DN.DN đã biết vận dụng phương thức thanh toán hợp lý và có quan hệ với khách hàng tin cậy, đúng đắn. Các khoản phải thu giảm giúp DN tránh được ứ đọng vốn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Tuy vậy, tỉ trọng 19% ở đầu năm và 18,19% ở cuối năm vẫn còn ở mức cao, vậy nên DN cần có các biện pháp tăng cường hơn nữa tốc độ thu hồi nợ.
Khoản mục hàng tồn kho giảm về số tuyệt đối 2.018.285.552 đồng và về số tương đối là 7,67%. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của DNđang có dấu hiệu tốt dần lên, (Vì NVL giảm 2.695.061.622 đồng trong giá trị sản xuất kinh doanh dở dang tăng 115.391.178 đồng). Tuy nhiên, mức độ tồn kho đảm bảo cho sản xuất vẫn được duy trì ở mức hợp lý vì tỉ trọng hàng tồn kho cuối kỳ tăng hơn so với đầu năm ( 43,56% so với 42,78%) trong đó tỉ trọng của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là 20,53%. Điều này cho thấy dấu hiệu tốt trong việc bán hàng, DN đã chiếm lĩnh thêm thị trường
Tài sản lưu động khác của DN tăng hơn gấp đôi (2.970.464.497 so với 134.755.9549 tăng 1.622.904.648 đồng và 120,43%. Chính TSLĐ khác tăng nhanh khiến cho các khoản phải thu tăng. Do tạm ứng cho công nhân viên trong xí nghiệp nên khoản phải thu này có thời gian thu hồi nhanh và chắc chắn hơn khoản phải thu khách hàng. Nếu các khoản tạm ứng này được chi cho cán bộ marketing để tìm kiếm và mua các nguồn hàng chất lượng cao và giá thành hạ thì kết quả thu được sẽ rất lớn.
Tuy TSLĐ khác tăng đột biến nhưng do tỉ trọng của nó nhỏ (2,19% đầu năm và 5,33% cuối kỳ) nên ảnh hưởng của nó lên tổng tài sản không đáng kể.
Như vậy, cơ cấu tài sản của DN nghiêng về TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (69,19%) hơn là TSCĐ và đầu tư dài hạn (30,81%). TSCĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thì sẽ đảm bảo đủ nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi công ty là một doanh nghiệp sản xuất, yêu cầu dự trữ sản xuất là rất lớn và cần thiết. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ, DN cần đẩy mạnh đầu tư TSCĐ, nâng cao đòn bẩy "vận hành". Qui mô tài sản của DN giảm do TSLĐ giảm mà ảnh hưởng lớn nhất là giảm hàng tồn kho lại khiến cho cơ cấu tài sản hợp lý hơn trước đó.
Một cơ cấu tài sản tốt thể hiện việc phân bổ vốn có hiệu quả, hứa hẹn kết quả trong tương lai. Nhưng cơ cấu đó có được đảm bảo hay không lại phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn. Nếu tài sản của doanh nghiệp được phân bổ hợp lý nhưng lấy từ nguồn vốn vay hay đi chiếm dụng thì hiệu quả và tính bền vững của tài sản đó không chắc chắn. Phân tích kết cấu nguồn vốn sẽ biết được khả năng chủ động về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và các khó khăn mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ gặp phải, từ đó có kế hoạch, biện pháp xử lý kịp thời. Để phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta có bảng phân tích sau.
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Đơn vị tính: đồng
Đầu năm Cuối kỳ chênh lệch
Chỉ tiêu Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) A. Nợ phải trả 43.022.492.513 69,96 37.503.577.135 67,24 -5.518.915.378 87,17 I. Nợ ngắn hạn 36.492.606.287 48,25 32.300.777.135 57,91 -4.191.829.152 88,51 1. Vay ngắn hạn 29.673.522.453 10,25 25.208.312.225 45,2 -4.465.210.228 84,95 2. PhảI trả người bán 6.257.797.239 10,18 5.311.024.761 9,52 -946.772.478 84,87 3. Người mua trả tiền trước 62.069.500 0,1 893.368.776 1,6 831.299.276 1439,3 4. Các khoản phải trr CNV 499.217.095 0,81 64.144.837 0,11 -435.072.258 12,85 5. Các khoản phải trả, phải nộp khác - - 823.926.536 1,48 +823.926.530 - II. Nợ dài hạn 6.529.886.226 10,62 5.202.800.000 9,33 -207.246.143 98,5 1. Vay dài hạn 6.529.886.226 10,62 5.202.800.000 9,33 -207.246.143 98,5 B. Nguồn vốn CSH 18.476.977.804 30,04 18.269.731.947 32,76 207.245.857 90,69 1. Nguồn vốn kinh doanh 18.200.029.287 29,59 17.663.850.707 31,67 -536.178.580 97,05