III. Tổng TSLĐ (trừ các khoản phải thu và tạm ứng
PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘ
3.2.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh:
Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích hoạt động tài chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn, với chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Như vậy, phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất phát từ việc sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn lực sẵn có để tạo ra kết qủa cao nhất. Cụ thể hơn, mục tiêu hiệu quả kinh doanh đạt được khi:
- Với số vốn hiện có, lợi nhuận tạo ra cho doanh nghiệp phải lớn hơn lợi nhuận trong quá khứ.
- Khi đầu tư thêm vốn phải đảm bảo tốc độ tăng của lợi nhuận phải cao hơn tốc độ tăng của vốn.
a) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Như đã phân tích ở phần II, hiệu quả sử dụng vốn cố định ở DN còn thấp và có xu hướng giảm là do Xí nghiệp đầu tư thêm TSCĐ trong khi TSCĐ cũ vẫn chưa sử dụng hết công suất, TSCĐ mới mua về lại có mức khấu hao lớn làm cho lợi nhuận trong kì giảm sút trong khi doanh thu tăng chậm. Vậy làm sao để giải quyết thực trạng này?
Trên thực tế, TSCĐ của DN được trang bị khá hiện đại nhưng không đồng bộ.Chính sự không đồng bộ đó là nguyên nhân cản trở sự vận hành có hiệu quả của các loại máy móc. Vì vậy, biện pháp trước mắt cần được áp dụng là DN cần cho “thuê hoạt động”các loại TSCĐ không dùng đến hoặc sử dụng không có hiệu quả. Tiền cho thuê thu được sẽ giúp DN trang trải số khấu hao và có lãi, tạo nguồn để đầu tư cải tạo các máy móc thiết bị đang sử dụng. Với các loại máy móc cũ, lạc hậu và hiệu quả không cao nhưng không thể cho thuê hoạt động được (các loại máy tốn quá nhiêù nguyên liẹu, động lực nhưng tốc độ sản xuất sản phẩm chậm,hay bị hỏng hóc) thì DN cần nhanh chóng thành lập các đội thanh lí, tổ chức các cuộc đấu thầu để thanh lí, nhượng bán chúng ngay khi chúng còn hoạtđộng được, tránh làm tăng hao mòn vô hình hoặc đến khi chúng trở thành đống sắt vụn. Số tiền thu được sẽ được dùng để tái đầu tư mua các máy móc thiết bị mới.
Sau khi thay thế TSCĐ không hiệu quả, DN cần tập trung mua thêm các thiết bị mới. Việc mua các máy móc, thiết bị cũ từ nước ngoài qua hình thức chuyển giao công nghệ hiện nay không còn bảo đảm nữa. Các máy móc, thiết bị đó có thể đã được sơn sửa lại từ đống các máy móc thiết bị phế liệu cũ. Việc mua các máy móc hiện dại từ các nước phát triển lại quá tốn kém,khả năng của xí nghiệp không đáp ứng được. Vì vậy, hai biện pháp khả thi nhất là liên doanh hoặc thuê tài chính.
Liên doanh là hình thức Xí nghiệp liên kết với các đối tác nước ngoài cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh. Lợi thế thương mại của Xí nghiệp khi có cơ sở đặt ở trung tâm Hà Nội, lại có vị thế mặt đường cùng với uy tín sản phẩm lâu năm là điều kiện thuận lợi giúp Xí nghiệp có thể dễ dàng thu hút các đối tác liên doanh. Tham gia liên doanh giúp DN có thêm các máy móc thiết bị hiện đại, có qui trình công nghệ mới và còn có thể học các kinh nghiệm quản lí từ những chuyên gia quản lí đầy kinh nghiệm của đối tác nước ngoài.
Thuê tài chính là hình thức thuê tài sản phổ biến trên thế giới. Nó giúp cho các doanh nhân khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh có thể sở hữu các TSCĐ có giá trị lớn mà không phải bỏ ra quá nhiều tiền đầu tư. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức thuê tài chính chưa được sử dụng rộng rãi. Giống như hình thức mua trả góp nhưng chi phí lãi nhỏ hơn nhiều, DN có thể thuê TSCĐ hiện đại với một khoản tiền thuê phù hợp hàng năm. Nếu các tài sản đó phát huy hiệu quả cao, DN không những thu hồi được khấu hao, trả lãi thuê mà còn có thể tạo ra nhiều lợi nhuận từ các tài sản đi thuê. Việc thuê tài chính TSCĐ cũng có ích hơn việc vay dài hạn mua TSCĐ vì các thủ tục vay để mua TSCĐ khá phức tạp, lại cần thế chấp, hàng năm DN vẫn phải trả một khoản tiền lãi mà không chắc chắn rằng TSCĐ có tạo ra lợi nhuận không vì việc mua TSCĐ từ nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro.
Sau khi có TSCĐ hiện đại, phù hợp, DN cần tổ chức, sắp xếp chúng cho phù hợp, hiệu quả, tạo thành một qui trình khép kín. Công suất máy nên được sử dụng ở mức tối đa nhằm giảm hao phí không cần thiết. Hàng năm, DN nên kiểm tra, trung tu lại máy móc để phát hiện và kịp thời sửa chữa những hỏng hóc. DN cũng cần phát động các sáng kiến cải tiến kĩ thuật, qui trình công nghệ trong công nhân để sử dụng hiệu quả hơn nữa những máy móc sẵn có.
Đối với những tài sản không phải là máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất như nhà cửa, văn phòng, máy văn phòng,… nếu hiệu quả hoạt động không cao mà chi phí lại quá lớn thì DN nên sắp xếp lại để sử dụng có hiệu quả hơn.
b) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Việc tăng cường tốc độ luân chuyển VLĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Nhưng để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, Xí nghiệp cần hạn chế các vốn chết, vốn bị chiếm dụng. Ơ đây, vốn chết chính là vốn dùng để dự trữ tài sản. Theo kết quả phân tích, năm 2005, mặc dù DN đã cố gắng làm giảm hàng tồn kho nhưng tỉ lệ này vẫn khá cao.
Vốn bị chiếm dụng tại DN cũng khá nhiều, chủ yếu là các khoản phải thu và tạm ứng. Như ta đã biết trong phần II, toàn bộ vốn CSH và vốn vay của Xí nghiệp đã đủ đảm bảo cho tài sản và phần còn thừa đã bị chiếm dụng. Đây là vấn đề bất hợp lí, trong khi DN phải đi vay và chịu chi phí lãi vay thì một
phần khoản vay đó đã bị chiếm dụng bởi công nhân viên và khách hàng với lãi suất bằng không. Cuối năm 2005, DN đã cố gắng giảm khoản vay để giảm tình trạng bị chiếm dụng. Tuy nhiên, khoản vốn bị chiếm dụng vẫn chưa giảm nhiều mà phần lớn khoản vay được trả bằng tiền mặt làm cho lượng tiền giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. Vì vậy, DN cần áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn nữa trong việc thu hồi công nợ, tăng khoản tiền. Đối với khoản vay ngắn hạn và dài đầu tư cho tài sản còn thừa, DN có thể tập trung trả bớt để giảm chi phí tiền lãi hoặc dùng số tiền này đầu tư vào các hoạt động tài chính sinh lời hơn, tránh tình trạng bị chiếm dụng.
Như vậy, nguồn vốn lưu động của DN tưởng như thừa nhưng thực ra lại thiếu vì vốn tài trợ cho tài sản dự trữ và khoản phải thu quá nhiều. Đây là hai loại tài sản có tốc độ luân chuyển chậm vì khó chuyển thành tiền mặt, gây ra hiện tượng lãng phí vốn. Những biện pháp nêu trên có thể gợi ý phần nào giúp công tác quản trị của DN có hiệu quả hơn.
c) Tăng cường khả năng sinh lợi của đồng vốn:
Để tăng cường khả năng sinh lợi của đồng vốn, ngoài việc sử dụng có hiệu quả VCĐ vàVLĐ theo cơ cấu phù hợp như trên, DN cần tập trung giảm chi phí phát sinh. Chi phí tại DN tăng cao do cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do DN đã không sử dụng hợp lí VCĐ và VLĐ. Trong khi TSCĐ sử dụng chưa hết công suất, DN lại mua thêm TSCĐ mới làm chi phí khấu hao tăng, làm giảm hiệu quả sử dụng VCĐ. Biện pháp giảm chi phí khấu hao đã được đề cập ở phần a). VLĐ của DN cũng được sử dụng không hiệu quả,lượng hàng tồn kho quá lớn làm tăng chi phí bảo quản, chi phí hao hụt, những chi phí mà DN có thể loại trừ hoặc giảm bớt được. Khoản vốn vay thừa sau khi đầu tư cho tài sản đã bị chiếm dụng cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, DN cũng gặp phải những khó khăn do khách quan đưa lại. Là DN sản xuất, chi phí NVL chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Nhưng phần lớn NVL lại phải nhập ngoại, trong nước không sản xuất được. Việc tỉ giá ngoại tệ tăng mạnh trong hai năm qua làm chi phí của DN cũng tăng theo. Trong khi đó, giá bán của DN lại không thể tăng được vì tình trạng cạnh tranh và thu nhập của người dân. Điều này là nguyên nhân chính khiến hiệu quả của DN giảm mạnh. Để khắc phục những
khó khăn này, DN cần tìm kiếm nguồn hàng cung cấp mới có giá cả phải chăng hơn.nhưng chất lượng vẫn phải bảo đảm để thay thế. Nếu có thể được, DN nên tự đầu tư nghiên cứu các loại NVL mới thay thế nếu chi phí nghiên cứu thấp hơn. Ngoài ra, do chi phí NVL của một số sản phẩm tăng làm cho hiệu quả sinh lợi của nó giảm nên DN cần xem xét lại hiệu quả sinh lợi của từng sản phẩm, thay đổi kế hoạch sản xuất, tập trung sản xuất những loại sản phẩm mà nguồn nguyên liệu có thể được cung cấp với giá rẻ hơn hoặc lấy từ nguồn nguyên liệu trong nước có hiệu quả sinh lời cao hơn.
3.2.2.3.Một số kiến nghị với Nhà nước:
Để hoạt động và phát triển tốt, bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng vốn cố định và vốn lưu động cần thiết. Là một Công ty TNHH Nhà nước 1Thành viên, sau khi có quyết định hạch toán độc lập, Công ty được giao một phần vốn và dựa vào đó để phát triển sản xuát kinh doanh và có lãi, chịu trách nhiệm trước nhà nước về số vốn được giao. Tuy nhiên, phần vốn nhà nước giao chủ yếu là các TSCĐ đã lạc hậu, cũ kĩ. Để phát triển, dn phải tự đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị từ các nguồn vốn khấu hao và vốn vay. Nguồn vốn CSH của DN chỉ đảm bảo choTSCĐ và một phần nhỏ TSLĐ, phần còn lại phải dựoc tài trợ bằng nguồn vốn vay và vốn đi chiếm dụng. Các nguồn vốn này chỉ là nguồn vốn tạm thời, lại phát sinh chi phí lãi vay làm hiệu quả kinh doanh giảm sút. Vì vậy, để DN có thể phát triển hiệu quả hơn, Nhà nước cần tạo điều kiện cấp thêm vốn cho DN, giúp DN tăng khả năng tự tài trợ, lành mạnh hoá tình hình tài chính.
Kết luận
Trong công tác quản trị doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phân tích tình hình tài chính cho nhà quản lí đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán những xu hướng trong tương lai. Để phân tích, nhà quản lí phải thu thập được những thông tin chính xác, phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích để hạn chế những rủi ro, làm nổi bật những trọng tâm phân tích, thu được những thông tin bổ ích.
Dựa vào Bảng cân đối kế toán và một số tài liệu khác có liên quan, em đã tiến hành phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cơ khí Hà Nội.Tuy nhiên, do những hạn chế về nguồn thông tin (thiếu tài liệu so sánh với các doanh nghiệp cùng nghành) nên việc phân tích chủ yếu được tập trung vào việc nhận xét thực trạng tài chính.Thông qua sự phân tích một cách khách quan thực trạng tài chính của Công ty, kết hợp với kiến thức tiếp thu được ở trường, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hoàn thiện công tác kế toán để nâng cao công tác quản trị của Công ty..
Vì thời gian có hạn, trình độ hiểu biết còn hạn chế, nên bản chuyên dề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy cô giáo, các cô chú Công ty Cơ Khí Hà
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo –TS. Đàm Văn Huệ và các cô chú trong Công ty Cơ Khí Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn này.
Hà Nội, ngày 24tháng 5 năm 2006
Sinh viên