Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp (Trang 44)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của

của lao động.

Thực trạng về lao động việc làm và khả năng tạo việc làm cho lao động ở

huyện là kết quả tác động, chi phối và ảnh hưởng của nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Dưới đây tìm hiểu một số nhân tố chính tác động đến quyết định tham gia hoạt

động phi nông nghiệp.

Trước tiên, phải kểđến sự tác động của đổi mới cơ chế chính sách kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu tạo nên những thay đổi to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn cả nước nói chung và huyện Tam Nông nói riêng. Nhưng cùng có chính sách chung của cả nước mà mỗi vùng, mỗi địa phương lại có phát triển kinh tế và khả năng tạo việc làm khác

45

nhau. Vì vậy, còn có các nguyên nhân cơ bản và trực tiếp tác động đến phát triển kinh tế địa phương và phát triển việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, chính sách vĩ mô sẽ tạo điều kiện để những nhân tố tác động trực tiếp phát huy tác dụng. Do đó, nghiên cứu này sẽ chú trọng vào nhóm nhân tố trực tiếp là chính.

2.4.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm bản thân người lao động.

Đối với người lao động ở vùng nông thôn của huyện “tuổi” có ảnh hưởng nhất

định đến việc làm phi nông nghiệp, theo khảo sát thực tế cho thấy những người trẻ

tuổi thường ra tỉnh hoặc đến các khu công nghiệp ở các tỉnh thành phốđể làm việc, đa số lao động trung niên ở lại địa phương làm nông, làm mướn hoặc buôn bán. Riêng công việc buôn bán chỉ là những buôn bán nhỏ, lẻ như: bán quán nước, bán bánh trái, bán tạp hóa. Những công việc này thường do nữ làm (theo cán bộ phụ nữ hai xã khảo sát). Ngoài ra những người nữ còn có ưu thế về những nghề nhẹ nhàng và có thể kết hợp chăm sóc gia đình đó là nghề may. Vậy, có khác biệt trong tham gia việc làm phi nông nghiệp về phía giới tính và tuổi tác. Theo kết quảđiều tra trực tiếp với người lao

động tại hai xã, các đặc điểm về bản thân người lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp như sau:

Bảng 2.6. Đặc điểm về tuổi và giới tính của lao động.

Đơn vị Tổng số Nam Nữ

Khu vực phi nông nghiệp người 19 7 12

Tuổi bình quân năm 38 44 34 Khu vực nông nghiệp người 60 38 22

Tuổi bình quân năm 40 39 41 (Nguồn: tổng hợp từđiều tra thực tế của tác giả)

Bảng 2.6 cho thấy trong số lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp có 63,15% là nữ với tuổi bình quân là 34 tuổi, riêng đối với nam tuổi bình quân là 44 tuổi. Còn đối với lao động tham gia hoạt động nông nghiệp thì số lao động nam tham gia nhiều hơn chiếm 63,33% với tuổi trung bình là 39 tuổi, lao động nữ có tuổi trung

bình là 41 cao hơn tuổi trung bình của nam. Sự khác biệt về tuổi tác của nam và nữ

trong tham gia hoạt động nông nghiệp chỉở mức khiêm tốn là 2 tuổi, nhưng khác biệt về tuổi của nam và nữ của lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp là 10 tuổi, khoảng cách này khá lớn. Nó chứng tỏ một điều là lao động nữ trẻ tuổi có cơ hội tham gia hoạt động phi nông nghiệp ở vùng nông thôn này là nhiều nhất.

Trình độ học vấn của người lao động cũng có tác động không ít đến công việc và khuynh hướng nghề nghiệp của họ. Những năm gần đây hệ thống giao thông nông thôn phát triển, cùng với sự phát triển trong kỹ thuật nuôi trồng và đất đai đã qua thời gian cải tạo nên hàng hóa sản xuất nhiều hơn, giao thông hàng hóa trở nên thuận tiện hơn, những lao động biết tính toán làm ăn đã mở ra các cửa hàng bán phân và thuốc trừ sâu, các nhà máy xây sát lúa, các dịch vụ buôn bán khác theo sự phát triển kinh tế

ngày một nhiều hơn. Đây là những việc làm tự tạo của lao động có tác dụng thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Theo lời của cán bộđịa phương thì những người tự tạo được việc làm cho mình thường là có trình độ nhất định cộng với sự lanh lẹ tính toán mà họ có.

Ngoài ra, các lao động trẻ thường theo học các lớp nghề và số lao động này cũng có thể góp phần nâng cao số người tham gia hoạt động phi nông nghiệp ở địa phương hoặc cũng có thể không làm thay đổi con số này nhiều. Bởi vì, lao động sau khi học nghề sẽ có hai trường hợp xảy ra: trường hợp 1, lao động tìm được việc làm phù hợp tại địa phương thì điều này sẽ giúp tỷ lệ lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp tăng lên và giải quyết việc làm cho lao động. Trường hợp 2, nếu lao

động học nghề không tìm được công việc phù hợp tại địa phương mà theo nghề di cư đi nơi khác thì tác động của việc học nghề chỉ là giải quyết việc làm cho lao động. Nếu đứng trên khía cạnh giải quyết việc làm, bỏ qua các tác động xã hội của di cư thì cả hai trường hợp đều mang lại lợi ích thiết thực cho lao động và gia đình của họ. Thực tế cho thấy, lao động nông thôn ở huyện có học nghề thường là đi làm ở nơi khác vì ở địa phương việc làm phi nông nghiệp đa phần là việc làm tự tạo trong khi

47

rất ít việc làm thuê phi nông nghiệp, hay làm công ăn lương. Vì vậy, khi phỏng vấn số

lao động ở địa phương thì có thể số lao động có học nghề không sát với thực tế.

Bảng 2.7. Trình độ học vấn và học nghề của lao động.

Đơn vị Tổng Nam Nữ

Làm việc phi nông nghiệp người 19 7 12 Giáo dục (bình quân) lớp 6 9 5 Học nghề người 8 2 6 Làm nông nghiệp người 60 38 22

Giáo dục (bình quân) lớp 5 6 4 Học nghề người 6 4 2 (Nguồn: tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả)

Nhìn chung, trình độ học vấn bình quân của lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp cao hơn lao động nông nghiệp. Có sự khác biệt rất rõ ở trình độ học vấn của Nam và Nữ lao động phi nông nghiệp, còn lao động trong nông nghiệp thì sự

khác biệt về trình độ học vấn không nhiều lắm nhưng trình độ học vấn của nam vẫn cao hơn của nữ. Ngược với trình độ học vấn, trong học nghề thì tỷ lệ nữ lại chiếm ưu thế cả về số lượng người học và số người tham gia hoạt động phi nông nghiệp theo nghềđã học. Điều này gợi ý rằng những chính sách về mở các lớp nghề cần chú trọng

đến các lớp nghề cho lao động nữ.

Cũng có thể còn những nhân tố khác xuất phát từ bản thân người lao động như

khả năng thích ứng công việc hay kỹ luật của lao động khi tham gia hoạt động phi nông nghiệp, mức độ siêng năng, hứng thú với công việc…Tất cả những nhân tố kể

trên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao

động. Nhưng những nhân tố này rất khó nhận thấy và đo lường khi phỏng vấn người lao động, thêm vào đó tác động để cải thiện những nhân tố này rất khó vì vậy nghiên cứu bỏ qua chúng.

2.4.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm gia đình người lao động.

Trình độ của chủ gia đình hay truyền thống việc làm trong gia đình ở nông thôn có tác động rất lớn đến định hướng và sự chọn lựa nghề nghiệp của những lao

động trong gia đình. Nó sẽ có tác động thúc đẩy tham gia hoạt động phi nông nghiệp nếu gia đình có nghề hay đã và đang tham gia làm việc phi nông nghiệp. Xét trên góc

độ nghề nghiệp của hộ gia đình, vùng khảo sát có ba loại hộ nghề nghiệp:

Bảng 2.8. Phân loại hộ nghề nghiệp.

Hộ nghề nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%) Hộ thuần nông 50 63,29

Trong đó làm thuê nông nghiệp 11 - Hộ hỗn hợp 20 25,31

Hộ phi nông 9 11,39

Tổng số hộ 79 100

( Nguồn: Tổng hợp từđiều tra thực tế của tác giả)

Các nhóm hộ trong bảng trên được phân loại dựa vào liệt kê tên việc làm của các thành viên trong gia đình lấy từ bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp lao động. Theo

đó, nhóm hộ thuần nông bao gồm trồng trọt và chăn nuôi; nhóm hộ hỗn hợp là những hộ vừa có thành viên trong gia đình tham gia hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp; nhóm hộ phi nông là những hộ có thành viên trong gia đình tham gia hoàn toàn vào hoạt động phi nông. Bảng 2.8 cho thấy hộ thuần nông chiếm tỷ lệ đáng kể

63,29%, hộ phi nông chiếm tỷ lệ thấp 11,39%, còn lại là 20% hộ thuộc nhóm hỗn hợp. Điều này phản ánh thực tế việc làm phi nông nghiệp tại địa phương là quá ít

Đối với các hộ nghèo không có đất, có ít đất hoặc đông con thì khả năng không có đất sản xuất và sức ép về nuôi sống gia đình cũng có thể thúc đẩy họ tham gia hoạt

động phi nông nghiệp. Các cán bộ ở xã cho biết có gần 30% hộ dân sống tại hai xã khảo sát không sở hữu đất sản xuất, những người trong độ tuổi lao động ở những hộ

49

hội. Thực tế điều tra cho thấy, trong 60 lao động làm nông nghiệp thì có đến 15 lao

động làm thuê chiếm 25%. Vậy, những lao động đang tham gia hoạt động phi nông nghiệp ởđây có phải chịu sức ép về qui mô gia đình và đất sản xuất không?

Bảng 2.9. Đặc điểm về qui mô gia đình và đất sản xuất theo hộ nghề nghiệp Hộ thuần nông Hộ hỗn hợp Hộ phi nông Qui mô gia đình (người)

Lớn nhất 6 6 7

Trung bình 4,05 4 3,94

Nhỏ nhất 1 3 2

Qui mô đất ( ha)

Lớn nhất 7,8* 1,8 0

Trung bình 1,69* 1,18 0

Nhỏ nhất 0,5* 0 0

(* Qui mô đất của những hộ thuần nông có đất sản xuất) ( Nguồn: Tổng hợp từđiều tra thực tế)

Trong thực tế, qui mô gia đình bình quân của các hộ thuần nông lại có phần nhỉnh hơn các hộ phi nông và hỗn hợp. Trường hợp cá biệt một hộ gia đình có 7 thành viên, đây là hộ có qui mô lớn nhất trong tổng số điều tra và hộ này có số thành viên tham gia hoạt động phi nông nghiệp là 5. Cùng với qui mô gia đình, số người làm việc trong hộ ít hay có ít việc làm nông nghiệp trong hộ cũng có tác động thúc đẩy tham gia tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Nhưng với yếu tố về qui mô gia đình thì chưa thể kết luận qui mô gia đình lớn là áp lực lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp mà còn phải kể đến qui mô đất sản xuất. Bảng 2.9 cho thấy qui mô đất sản xuất của các hộ thuần nông có đất sản xuất là tương đối nhiều so với hai nhóm hộ

nghề còn lại. Từ đó có thể lý giải việc tham gia hoạt động nông nghiệp của các lao

đất sản xuất nhiều, nó thể hiện ở con sốđất sản xuất của những hộ thuần nông là khá lớn trung bình 1,69 ha nên việc đi tìm một nghề gì khác để làm là không hấp dẫn đối với họ; (2) hay do gia đình quá nghèo không có đất sản xuất, không có vốn để tự tạo việc làm, thiếu kiến thức trong định hướng nghề nghiệp cho con cái. Như thế cái nghèo đã gắn chặt họ với lao động nông nghiệp và nhất là lao động làm thuê nông nghiệp.

Đối với các hộ nghề hỗn hợp, áp lực về đất sản xuất và số người trong gia

đình có thể xảy ra, bình quân mỗi hộ có 1,18 ha, một số hộ cũng không có đất sản xuất nhưng họđịnh làm thuê nông nghiệp hoặc thuê đất để sản xuất. Còn các hộ nghề

phi nông nghiệp thì không hộ nào có đất sản xuất, điều này cũng chưa hoàn toàn chính xác bởi vì không loại trừ trường hợp họ có đất sản xuất nhưng không trực tiếp sản xuất và cũng không muốn cho biết. Nếu bỏ qua trường hợp thông tin bị bỏ sót thì không có đất sản xuất là áp lực thúc đẩy những hộ này tham gia hoạt động phi nông nghiệp (các yếu tố khác không đổi).

Lao động trong các hộ gia đình có đất sản xuất và đang sản xuất nông nghiệp cũng có khả năng chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp khi họ có vốn tiết kiệm từ

sản xuất nông nghiệp. Không nhất thiết là có sự chuyển dịch hoàn toàn sang hoạt

động phi nông nghiệp, nhưng việc định hướng cho con cái trong gia đình hay chia sẽ

rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thì rất có thể. Vì vậy, những hộ thuộc dạng này sẽ

làm tăng số hộ thuộc nhóm hộ nghề nghiệp hỗn hợp.

Một đặc điểm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của vùng là sản xuất mang tính chất mùa vụđây cũng là nguyên nhân dẫn đến thời gian nhàn rỗi nhiều của lao động, vì vậy nếu có cơ hội lao động sẽ làm thêm những việc khác trong thời gian này. Vấn đề đặc ra ở đây là liệu có những việc làm phi nông nghiệp nào phù hợp để

lao động tham gia trong thời gian nhàn rỗi của mùa vụ không? Vấn đề nông nhàn đặc ra câu hỏi vô cùng hóc búa cho mọi người trong công cuộc giải quyết việc làm nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

51

Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta biết thu nhập bình quân từ nông nghiệp và thời gian nông nhàn của các gia đình của lao động vùng nghiên cứu:

Bảng 2.10. Đặc điểm về thu nhập và nông nhàn của gia đình theo hộ nghề nghiệp. Hộ thuần nông

( tự làm) Hộ(làm thuê) thuần nông Hộ hỗn hợp Hộ phi nông Thu nhập nông nghiệp bình quân (1000 đ) 647,7 282,5 416,72 0 Nông nhàn bình quân (giờ) 7,01 8,41 6,01 4 ( Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế của tác giả)

Các hộ thuần nông có đất sản xuất và sử dụng lao động của gia đình là có thu nhập nông nghiệp cao nhất, hộ thuần nông làm thuê có thu nhập từ nông nghiệp rất thấp bình quân 282,5 nghìn đồng/tháng. Nếu bỏ qua các hộ thuần nông làm thuê thì thu nhập nông nghiệp của các hộ có tham gia lao động phi nông nghiệp thấp hơn so với các hộ thuần nông. Nó nói lên rằng đối với vùng nông thôn này những hộ có thu nhập nông nghiệp thấp hay nói cách khác những hộ có ít đất sản xuất là những hộ

tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp.

Thời gian nông nhàn của các hộ thuần nông lớn hơn rất nhiều so với các hộ có tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Nó phản ánh tình trạng thiếu việc làm trầm trọng trong thời gian nông nhàn của lao động. Ở vùng nông thôn này những hộ có thu nhập nông nghiệp thấp hay nói cách khác những hộ có ít đất sản xuất là những hộ tham gia vào hoạt động nông nghiệp.

Thu nhập ngoài lao động cũng có tác động làm cho lao động trong hộ thuần nông không muốn tìm thêm việc làm phi nông nghiệp. Thu nhập ngoài lao động được kểđến ở đây bao gồm các khoản tiền cho, tặng của người thân; tiền cho thuê tài sản; tiền gửi tiết kiệm. Khi có thêm thu nhập này thì áp lực về chi tiêu trong gia đình được giảm nhẹ, do đó người lao động ít có mong muốn tìm thêm việc làm trong thời gian

rảnh. Nhưng tác động này không phổ biến, trong 79 hộđược phỏng vấn chỉ có 4 hộ có thêm thu nhập ngoài lao động chiếm tỷ lệ 5%.

2.4.3. Nhóm nhân tố về đặc điểm cộng đồng.

Nhóm nhân tố này tác động khá lớn đến việc người lao động có tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp, với điều kiện về vị trí địa lý – kinh tế thuận lợi và có những chính sách tác động tốt thì cơ hội về việc làm phi nông nghiệp sẽ nhiều hơn. Nếu ở trong vùng có khu công nghiệp, nhà máy chế biến thì điều hiển nhiên là những lao động ở vùng này có khả năng tham gia lao động phi nông nghiệp dưới dạng công nhân hay lao động làm công ăn lương nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)