Cơ cấu lao động nghề nghiệ p

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp (Trang 39)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.3.Cơ cấu lao động nghề nghiệ p

Xét theo khía cạnh nghề nghiệp của lao động, lao động giản đơn chiếm 78,17% lao động có việc làm ở nông thôn của huyện. Phần còn lại phân bổ vào các nghề khác như lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp, nhân viên trong các lĩnh vực, thợ lắp ráp, thợ thủ công.v.v.

Xét theo góc độ ngành kinh tế quốc dân, cơ cấu lao động đi đôi với cơ cấu kinh tế của vùng, huyện là vùng chuyên sản xuất nông nghiệp nên lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 67,58% số lao động có việc làm ở huyện. Chỉ có 9,79% lao động làm trong khu vực công nghiệp - xây dựng và 22,63% lao động có

việc làm trong lĩnh vực dịch vụ. Theo điều tra thực tế của tác giả gồm 79 mẫu, chia theo hộ nghề nghiệp thì gồm có 4 loại hộ nghề nghiệp: hộ thuần nông chiếm 50,63%, hộ làm thuê nông nghiệp chiếm 17,72%, hộ hỗn hợp chiếm 22,78% và hộ phi nông chiếm 8,86%. Những hộ làm thuê nông nghiệp cũng là những hộ gia đình trong nhóm thuần nông nhưng không có ruộng canh tác, chỉ chuyên đi làm thuê cho những người có đất nhưng không đủ lao động. Đối với những hộ nghề hỗn hợp là những hộ vừa làm ruộng vừa có người trong gia đình làm công nhân, buôn bán nhỏ ở nhà hay làm cán bộở xã, đa số những hộ này chủ yếu vẫn dựa vào nghề nông là chính. Do đó, ở

các xã vùng ngập sâu thì lượng lao động tham gia các nghề phi nông nghiệp tại địa phương thấp hẳn so với toàn huyện.

Cơ cấu lao động của huyện nói chung và của các vùng ngập sâu nói riêng liên quan mật thiết với cơ cấu kinh tế của vùng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp và tương ứng. Theo xu hướng hiện tại, huyện đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp và phát triển các cụm tuyến dân cư. Đây là bước chuyển biến có tác động tốt đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng dần tỷ lệ tham gia hoạt động nghề nghiệp ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Muốn thực hiện được điều này thì chất lượng lao động phải dần được nâng cao đủ đáp ứng cho nhu cầu lao động ở hai khu vực trên.

2.2.4. Di cư lao động

Đặc trưng kinh tế của vùng là sản xuất nông nghiệp và thủy sản, lao động chủ

yếu là giản đơn. Do đó, phần đông những lao động trẻđược học nghề hay đã qua đào tạo phải đi làm ở nơi khác tạo ra luồng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, hoặc từ nông thôn này đến vùng nông thôn khác - những nơi có khu công nghiệp. Việc di cư có thể có tác động tốt hoặc có tác động xấu nhưng với thời điểm trước mắt điều này đã giải quyết được việc làm cho những lao động trẻ và giảm nghèo nhờ sựđóng góp của những lao động di cưđối với gia đình của họđang cư trú tại địa phương.

41

Trong năm 2006, có trên 3500 lao động đi làm việc ở các nơi ngoài huyện, nơi

đến của các lao động trong huyện là tỉnh Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Long An. Các lao động chủ yếu là làm công nhân may cho các xí nghiệp may, làm thợ hồ và một số làm cho các nhà máy…Trong số lao động di cư

ra khỏi huyện có 47 người đi xuất khẩu lao động. Đến thời điểm tháng 02/2007 có 107 người đang học định hướng chờ xuất khẩu lao động.

Hình thức di cư, lao động ở huyện có hai hình thức di cư phổ biến chia theo thời gian đó là di cư toàn thời gian và di cư bán thời gian. Hình thức di cư bán thời gian là hình thức lao động di cư theo thời gian nông nhàn, hết mùa vụ lao động đi khỏi địa phương để tìm việc làm tăng thu nhập, tới mùa vụ lúa thì lao động trở về vì vào mùa vụ thì lao động có thu nhập cao hơn gấp hai lần thu nhập trong lao động phi nông nghiệp. Hình thức di cư toàn thời gian là hình thức lao động di cư và làm việc

ổn định toàn thời gian trong các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất.

2.3. Khả năng tạo việc làm

2.3.1. Khả năng tạo việc làm nông nghiệp

Cùng với đà phát triển kinh tế của mọi vùng trên đất nước, khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn của huyện cũng tăng dần nhưng mức độ tăng rất chậm, không theo kịp tốc độ tăng dân số. Hơn nữa việc làm ở vùng lũ của huyện tập trung vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản là chính, việc làm trong nông nghiệp vào những vụ thu hoạch hay xuống giống là rất nhiều, lao động địa phương không đáp ứng đủ. Ngoài ra, huyện đang qui hoạch những vùng gần sông lớn để nuôi tôm. Nếu mô hình này phát triển mạnh thì một số lao động làm thuê sẽ rất cần cho những trại nuôi tôm. Bên cạnh mô hình nuôi tôm thì những mô hình nuôi rắn, nuôi cá trong mùa lũ trên đất ruộng cũng đã và đang được quan tâm rất nhiều. Huyện cũng có những hoạt động hỗ

trợ phát triển nông nghiệp nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nhưđẩy mạnh công tác khuyến nông, giới thiệu các mô hình nuôi trồng có hiệu quả, cải tạo hệ thống kênh rạch cấp thoát nước…

Việc làm trong vùng nông thôn của huyện phụ thuộc vào đất canh tác, thiếu đất

đai canh tác ở mức độ nào đó đồng nghĩa với thiếu việc làm của lao động nông thôn

đặc biệt là lao động nông nghiệp. Theo phó chủ tịch phụ trách kinh tế và chủ tịch hội phụ nữ hai xã Tân Công Sính và Phú Hiệp cho biết (phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương của tác giả): diện tích đất của xã thì lớn nhưng hơn 30% hộ dân ở đây là không có đất canh tác, lý do là trước đây họ theo diện di dân về vùng kinh tế mới khai hoang đất tràm làm ruộng, hoặc có hộ vẫn trồng tràm nhưng do đất chưa tốt, không gặp may trong thời tiết và giá cả nông sản dần họ bán hết đất đi làm thuê kiếm sống.

Nhìn chung, trong phát triển nông nghiệp hiện tại huyện chỉ giải quyết được lao động theo thời vụ và tập trung vào lao động giản đơn - làm thuê nông nghiệp là chính.Vào thời kỳ nông nhàn một bộ phận nhỏ lao động nông thôn có nghề thường đi các địa phương khác tìm việc làm nhằm tăng thu nhập. Những năm gần đây tình trạng nông nhàn trở thành vấn đề nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm việc làm. Đặc biệt trong điều kiện gia tăng tình trạng thiếu việc làm trong toàn nền kinh tế thì vấn đề

lao động nông nhàn ở nông thôn nói chung và ở nông thôn của huyện Tam Nông nói riêng lại càng trở nên bức bách. Về lâu dài, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của nước ta tiến lên những bước tiến xa hơn, máy móc thay thế dần lao động tay chân thì một lượng lớn lao động giản đơn trong nông nghiệp sẽ

phải chuyển sang làm nghề khác phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

2.3.2. Khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp

- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng.

Vùng nông thôn huyện Tam Nông có điều kiện tự nhiên thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trồng cây lương thực và nuôi thủy sản là ngành kinh tế chính của huyện, đây là vùng nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy chế biến nông, thủy sản. Gần đây các nhà máy chế biến đã được xây dựng nhiều hơn, năm 2001 có 188 cơ sở đến năm 2005 là 233 cơ sở, chủ yếu là sản xuất lương thực thực phẩm và đồ uống.

43

Đường giao thông đến huyện và từ huyện về các trung tâm xã đã thuận tiện hơn trước rất nhiều, tạo điều kiện cho thông thương hàng hóa và di chuyển từ nơi này

đến nơi khác của người lao động. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận tiện thu hút đầu tư

của các nhà máy, xí nghiệp, công ty mở chi nhánh gia công có sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu tại chỗ. Các công trình cải tạo lưới điện hạ thế được tiếp tục thực hiện, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 5 công trình, với tổng chiều dài là 9.117 m. huyện đã thực hiện hoàn thành kế hoạch xóa điện kế tổng ( 41/41). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện huyện đang lập qui hoạch chi tiết khu du lịch hồ rừng Phú Cường, kết hợp vườn quốc gia khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, định hướng chuyển đổi ngành nghề phát triển thương mại, dịch vụ cho những hộ dân sống ở vành đai vườn quốc gia. Thiên nhiên có khắc nghiệt nhưng cũng có ưu đãi, khu bảo tồn Tràm Chim và khu du lịch hồ rừng Phú Cường được khai thác tốt thì đây là một cơ hội chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho những lao động thất nghiệp rất tốt. Một mặt là phát triển kinh tế địa phương, mặt khác thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra nhanh chóng.

- Lực lượng lao động.

Lực lượng lao động trẻởđịa phương chiếm đại đa số, nhưng điều đáng lo ngại là chất lượng lao động. Lao động có trình độ thấp ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt những cái mới trong kỹ thuật hay những cơ hội việc làm mà nhất là việc làm tự tạo. Với mục tiêu nâng cao chất lượng lao động huyện đã thành lập trung tâm dạy nghề, đưa lao

động đi đào tạo nghềở tỉnh, mở các lớp nghề ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng lao

động.

- Một số chính sách góp phần tạo việc làm phi nông nghiệp.

Đối với chính quyền địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động là mối quan tâm hàng đầu thông qua những chính sách, chương trình hành động nhằm tạo việc làm cho người lao động: đào tạo nghề cho lao động là một chính sách đã

việc ở địa phương hoặc đi làm ở nơi khác ngoài huyện. Đa số lao động được đào tạo nghề là lao động trẻ, do đó họ thường đi làm ở nơi khác. Trong năm 2006 trường dạy nghềở huyện đã đi vào hoạt động, hướng sắp tới trường dạy nghề sẽ liên kết với một số công ty mở chi nhánh phân xưởng ở tại khu vực khuôn viên của trường để tạo điều kiện cho học viên học hỏi và giải quyết phần nào lao động địa phương.

Huyện thực hiện chủ trương mời gọi đầu tư các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng hay các tổ hợp thủ công bằng cách xây dựng khu công nghiệp, qui hoạch vùng sản xuất cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các khâu sản xuất…. Ngoài ra, Huyện còn có chương trình đưa người lao động đi làm ở nước ngoài. Theo kế hoạch, trong năm 2007 huyện đào tạo nghề và đưa 160 lao động đi nước ngoài.

Phát triển du lịch sinh thái là hướng đi nhằm thực hiện nhanh chuyển dịch cơ

cấu kinh tế ở huyện và góp phần tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động nhàn rỗi nông thôn như: sản xuất và bán quà lưu niệm, buôn bán nhỏ lẽ theo các vùng du lịch cũng phát triển, các dịch vụ cho phép. Hiện nay, vườn quốc gia tràm chim đã và đang

được du khách trong và ngoài nước biết đến, bên cạnh đó khu du lịch hồ rừng Phú Cường cũng đang được qui hoạch và đưa vào hoạt động. Hai khu du lịch này cùng phát triển mạnh thì khả năng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ cũng khá.

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động. của lao động.

Thực trạng về lao động việc làm và khả năng tạo việc làm cho lao động ở

huyện là kết quả tác động, chi phối và ảnh hưởng của nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Dưới đây tìm hiểu một số nhân tố chính tác động đến quyết định tham gia hoạt

động phi nông nghiệp.

Trước tiên, phải kểđến sự tác động của đổi mới cơ chế chính sách kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu tạo nên những thay đổi to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn cả nước nói chung và huyện Tam Nông nói riêng. Nhưng cùng có chính sách chung của cả nước mà mỗi vùng, mỗi địa phương lại có phát triển kinh tế và khả năng tạo việc làm khác

45

nhau. Vì vậy, còn có các nguyên nhân cơ bản và trực tiếp tác động đến phát triển kinh tế địa phương và phát triển việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, chính sách vĩ mô sẽ tạo điều kiện để những nhân tố tác động trực tiếp phát huy tác dụng. Do đó, nghiên cứu này sẽ chú trọng vào nhóm nhân tố trực tiếp là chính.

2.4.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm bản thân người lao động.

Đối với người lao động ở vùng nông thôn của huyện “tuổi” có ảnh hưởng nhất

định đến việc làm phi nông nghiệp, theo khảo sát thực tế cho thấy những người trẻ

tuổi thường ra tỉnh hoặc đến các khu công nghiệp ở các tỉnh thành phốđể làm việc, đa số lao động trung niên ở lại địa phương làm nông, làm mướn hoặc buôn bán. Riêng công việc buôn bán chỉ là những buôn bán nhỏ, lẻ như: bán quán nước, bán bánh trái, bán tạp hóa. Những công việc này thường do nữ làm (theo cán bộ phụ nữ hai xã khảo sát). Ngoài ra những người nữ còn có ưu thế về những nghề nhẹ nhàng và có thể kết hợp chăm sóc gia đình đó là nghề may. Vậy, có khác biệt trong tham gia việc làm phi nông nghiệp về phía giới tính và tuổi tác. Theo kết quảđiều tra trực tiếp với người lao

động tại hai xã, các đặc điểm về bản thân người lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp như sau:

Bảng 2.6. Đặc điểm về tuổi và giới tính của lao động.

Đơn vị Tổng số Nam Nữ

Khu vực phi nông nghiệp người 19 7 12

Tuổi bình quân năm 38 44 34 Khu vực nông nghiệp người 60 38 22

Tuổi bình quân năm 40 39 41 (Nguồn: tổng hợp từđiều tra thực tế của tác giả)

Bảng 2.6 cho thấy trong số lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp có 63,15% là nữ với tuổi bình quân là 34 tuổi, riêng đối với nam tuổi bình quân là 44 tuổi. Còn đối với lao động tham gia hoạt động nông nghiệp thì số lao động nam tham gia nhiều hơn chiếm 63,33% với tuổi trung bình là 39 tuổi, lao động nữ có tuổi trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bình là 41 cao hơn tuổi trung bình của nam. Sự khác biệt về tuổi tác của nam và nữ

trong tham gia hoạt động nông nghiệp chỉở mức khiêm tốn là 2 tuổi, nhưng khác biệt về tuổi của nam và nữ của lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp là 10 tuổi, khoảng cách này khá lớn. Nó chứng tỏ một điều là lao động nữ trẻ tuổi có cơ hội tham gia hoạt động phi nông nghiệp ở vùng nông thôn này là nhiều nhất.

Trình độ học vấn của người lao động cũng có tác động không ít đến công việc và khuynh hướng nghề nghiệp của họ. Những năm gần đây hệ thống giao thông nông thôn phát triển, cùng với sự phát triển trong kỹ thuật nuôi trồng và đất đai đã qua thời gian cải tạo nên hàng hóa sản xuất nhiều hơn, giao thông hàng hóa trở nên thuận tiện hơn, những lao động biết tính toán làm ăn đã mở ra các cửa hàng bán phân và thuốc trừ sâu, các nhà máy xây sát lúa, các dịch vụ buôn bán khác theo sự phát triển kinh tế

ngày một nhiều hơn. Đây là những việc làm tự tạo của lao động có tác dụng thúc đẩy

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp (Trang 39)