Chính sách về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu chế xuất khu công nghiệp tại Hồ Chí Minh (Trang 75 - 79)

NHÂN LỰC:

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển con người nhằm xây dựng được một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất và trình độ kỹ thuật, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước – Nhu cầu lao động trong KCX – KCN hiện nay và thời gian tới tiếp tục

tăng cao, các địa phương cần hoạch định chiến lược, định hướng hoặc xây dựng chương trình đào tạo lao động trong những năm tới trên cơ sở định hướng phát triển các ngành của địa phương và trong các KCX – KCN hiện có và dự kiến thành lập. Xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt đào tạo, dạy nghề trình độ cao cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, trong đó có các KCX – KCN. Đồng thời phải thực hiện chương trình ở tầm quốc gia về dạy nghề trình độ cao để cung cấp cho các KCX – KCN. Chương trình này phải dựa trên cơ sở yêu cầu thực sự về ngành nghề, cơ cấu trình độ của các KCX – KCN và dự báo cầu về lao động kỹ thuật trình độ cao trong các KCX – KCN cho 10 -15 năm tới để chuẩn bị trước ngay từ bây giờ đội ngũ lao động kỹ thuật này. Đặc biệt phải có chiến lược và chương trình đào tạo, dạy nghề thay thế cho lao động, chuyên gia là người nước ngoài trong các KCX – KCN. Về mặt chính sách, cần phát triển các trường nghề (trung cấp nghề, cao đẳng nghề) ở các vùng kinh tế trọng điểm, các KCX – KCN tập trung. Mặt khác phải có chính sách để gắn trách nhiệm và khuyến khích các KCX – KCN thành lập các trường nghề không chỉ đào tạo cho mình, mà còn tham gia đào tạo lao động cho xã hội, khuyến khích và phát triển rộng mô hình liên kết giữa các KCX – KCN với các cơ sở đào tạo khác trong nước, đưa lao động được tuyển vào các doanh nghiệp KCX – KCN đi đào tạo ở nước ngoài (nhất là về các Công ty mẹ ở nước có đầu tư vào Việt Nam). Đối với từng KCX – KCN, ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án xây dựng KCX – KCN cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với các chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong KCX – KCN, từ đó có dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCX – KCN để chủ động tổ chức các khóa đào tạo lao động cho các doanh nghiệp trong KCX – KCN.

− Hiện nay, việc đào tạo và đào tạo lại ở các địa phương đã bắt đầu phát triển, song phát triển một cách tự phát và thiếu tính hệ thống. Do đó, cần phải tiến tới hình thành Quỹ đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các

doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong KCX – KCN nhằm giảm bớt chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần hỗ trợ vào kinh phí đào tạo nghề ở địa phương. Quỹ đào tạo nghề có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó nên chú trọng tới sự đóng góp của các doanh nghiệp – những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này.

− Hình thành các trung tâm cung cấp dịch vụ lao động của địa phương hoặc của các Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp để có thể kiểm soát được chất lượng lao động cung ứng, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động của doanh nghiệp, đồng thời bổ sung kịp thời lao động cho những địa phương lân cận.

− Phối hợp giữa các thị trường đào tạo nghề với các trường Đại học, Viện nghiên cứu nhằm phối hợp đào tạo giữa lý luận và thực tiễn cho người lao động một cách có chất lượng.

− Hình thành các trung tâm đào tạo nghề chuyên sâu, đào tạo nghề bậc cao cho người lao động để có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp công nghệ, kỹ thuật cao đang đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam. Tiến tới việc cho ra nghề những lao động bậc cao thay thế lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

− Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại những nơi dự kiến phát triển KCX – KCN để trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp KCX – KCN nâng cao chất lượng lao động và đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này; ưu tiên tuyển dụng đối với những lao động nằm trong diện thu hồi đất xây dựng KCX – KCN, đảm bảo thu nhập ổn định và cao hơn sơ với trước đây để người dân tin tưởng hơn vào các chính sách phát triển KCX – KCN tại địa phương.

• Liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực đó là vấn đề tiền lương và đình công của công nhân trong KCX – KCN:

− Chính phủ giao Bộ lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ và địa phương nghiên cứu đề xuất để ban hành về tiền lương tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp trong nước có lộ trình điều chỉnh để tiến tới một mặt bằng lương tối thiểu của người lao động chung trong các loại hình doanh nghiệp.

− Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoàn chỉnh việc sửa đổi về Bộ luật lao động liên quan đến vấn đề đình công với các chế tài quy định cụ thể với giới chủ cũng như người lao động để có căn cứ giải quyết khi có đình công.

− Bộ Xây dựng đã được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân, đặc biệt là công nhân các KCX – KCN tập trung cần nhanh chóng hoàn chỉnh chính sách trình Chính phủ ban hành.

− Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra, đặc biệt trong lĩnh vực chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương và các điều kiện làm việc. Thực hiện việc giám sát thực hiện pháp luật đối với cả hai phía là giới chủ và người lao động.

− Tại các địa phương giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố chủ trì việc chỉ đạo thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, để có đủ cán bộ chuyên môn triển khai, cần kiện toàn và bộ máy của Ban Quản lý KCN cấp tỉnh, Sở lao động, Thương binh và Xã hội.

− Các địa phương tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm đánh giá về tình hình đình công và việc giải quyết đình công trong thời gian qua thông qua ban chỉ đạo để rút kinh nghiệm về quản lý trong lĩnh vực này. Đồng thời là kinh nghiệm cho các địa phương khác hiện chưa xảy ra đình công.

− Xây dựng nội quy mẫu nhằm cụ thể hóa luật lao động áp dụng trong doanh nghiệp KCX – KCN. Trước hết là đôn đốc các doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng, hoàn chỉnh thỏa ước lao động, giám sát các doanh nghiệp thi hành

nghiêm chỉnh luật lao động (từ chế độ lao động, an toàn lao động, các chế độ riêng đối với nữ công nhân …).

− Các Cấp Ủy Đảng và Chính quyền địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật lao động trên địa bàn và có kế hoạch, biện pháp tích cực, kiên quyết nhằm khắc phục những yếu kém, xử lý nghiêm những vi phạm, bảo đảm kỷ cương phép nước. Ban Quản lý KCN chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành hữu quan xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật lao động, xử lý thật nghiêm những vi phạm theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 để ngăn ngừa tái phạm.

− Sớm định rõ mô hình tổ chức, phương thức và nội dung hoạt động của các tổ chức chính trị, xây dựng cơ sở trong các doanh nghiệp trong KCX – KCN. Tổ chức Đảng địa phương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phối hợp nghiên cứu mô hình tổ chức, quy chế và nội dung hoạt động của các tổ chức cơ sở mình trong các doanh nghiệp trong KCX – KCN.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu chế xuất khu công nghiệp tại Hồ Chí Minh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)