Hoàn thiện mô hình quản lý các Cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện QLNN đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội (Trang 59 - 74)

Hiện nay Thành phố Hà Nội đang tồn tại song song 3 mô hình quản lý các Cụm công nghiệp, gây khó khăn trong quá trình quản lý do sự không thống nhất giữa các mô hình.

- Mô hình1: UBND Thành phố thành lập Ban quản lý các Cụm công nghiệp trực thuộc UBND quận, huyện nơi có Cụm công nghiệp.

Trường hợp Ban quản lý Cụm công nghiệp không phải là chủ đầu tư. UBND Thành phố giao đất cho công ty xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật . Sau khi hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp theo yêu cầu của UBND Thành phố,chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và các nội dung liên quan đến Cụm công nghiệp cho Ban quản lý Cụm công nghiệp để đưa Cụm công nghiệp vào hoạt động. Việc bàn giao phải được tổ chức thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày có văn bản của UBND Thành phố. Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp do Ban quản lý Cụm công nghiệp thực hiện.

Trường hợp Ban quản lý Cụm công nghiệp là chủ đầu tư thì không cần làm thủ tục bàn giao như trên.

Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Ban quản lý Cụm công nghiệp được quy định tại Chương III, Điều 7 của quy chế 25.

- Mô hình 2 : Ban quản lý dự án huyện kiêm nhiệm quản lý Cụm công nghiệp.Thành phố giao Ban quản lý dự án quận, huyện làm chủ đầu tư toàn bộ dự án, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cả trong và ngoài hàng rào đồng thời quản lý luôn. Hoặc có thể Thành phố giao đất cho Ban quản lý dự án quận,

huyện xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, đất trong hàng rào giao cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng xây dựng hạ tầng kỹ thuật sau đó bàn giao cho Ban quản lý dự án quận, huyện quản lý.

- Mô hình 3 : Doanh nghiệp đang quản lý đất và được chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp thì doanh nghiệp đó được Thành phố giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách và đồng thời là chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào bằng nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp vào thuê đất và vốn ngân sách bằng khoảng 30% kinh phí GPMB diện tích đất trong hàng rào.Doanh nghiệp đang quản lý đất sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật xong sẽ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật.

Các mô hình quản lý trên không còn phù hợp với chủ trương xã hội hoá việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Các Cụm công nghiệp được hình thành vẫn dựa vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách gây nên tình trạng ỷ lại vào sự bao cấp của ngân sách Nhà nước.

Riêng đối với mô hình 1 và mô hình 2, các Ban quản lý Cụm công nghiệp, Ban quản lý dự án quận, huyện đều là đơn vị hành chính sự nghiệp cho nên nảy sinh một số vấn đề như: Trách nhiệm của Ban quản lý đối với việc phục vụ cho nhà đầu tư, người đã đóng góp kinh phí xây dựng Cụm công nghiệp chưa cao; Công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật chung chưa được thực hiện tốt; phải trả lương cho cán bộ nhân viên Ban quản lý bằng tiền từ ngân sách Nhà nước.

Để khắc phục những bất cập trên cần nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý mới phù hợp với chủ trương xã hội hoá việc xây hựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp của Thành phố. Đơn vị quản lý Cụm công nghiệp có thể xây dựng theo mô hình công ty. việc hoạt động của công ty này theo quy định

của luật đầu tư, luật đầu tư. Việc thu phí bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật, thu phío dịch vụ là hoạt động kinh doanh của công ty. Nhà nước không phải chi ngân sách trong việc trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Với mục tiêu như vậy, tác giả đề xuất 2 mô hình quản lý Cụm công nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp: là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được UBND Thành phố chỉ định hoặc là trúng thầu dự án thực hiện xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp có thể phác hoạ như sau:

a. Quyền của doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp .

1 - Lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2 - Tổ chức đấu thầu hoặc lựa chon nhà thầu xây dựng đối với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong Cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật. 3 - Được huy động vốn ( kể cả nguồn vốn vay ưu đãi) theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp.

4 - Lụa chọn, sắp xếp Doanh nghiệp thuê lại đất có cơ sở hạ tầng, thuê nhà xưởng phù hợp với quy hoạch ngành nghề trong Cụm công nghiệp.

5 – Kinh doanh các dịch vụ trong Cụm công nghiệp phù hợp với các mục tiêu trọng đăng kí kinh doanh.

6 - Được xây dựng mức giá cho thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật, giá cho thuê, bán nhà xưởng và thu phí dịch vụ, phí quản lý và các loại phí khác.

b. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp .

1 - Phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp.

2 - Công khai quy hoạch mặt bằng Cụm công nghiệp, các tiêu chí về ngành nghề, điều kiện thê đấtngay sau khi dự án được phê duyệt.

3 – Xây dựng điều lệ Cụm công nghiệp theo quy chế quản lý Cụm công nghiệp của Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội trình UBND Thành phố phê duyệt.

4 - Triển khai thực hiện dự án xây dựng Cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch, thiết kế, tiến độ đã được UBND Thành phố phê duyệt.

5 - Chịu trách nhiệm về chất lượng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp. 6 – Doanh nghiệp phải triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy định tại giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp triển khai dự án không đúng tiến độ ít nhất trước 15 ngày làm việc kể từ thời điểm đến hạn theo quy định tại giấy chứng nhận đầu tư Doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo giải trình gửi cơ quan có thẩm quyền để xin phép gia hạn.

7 - Tổ chức duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp, đảm bảo các hạng mục và dịch vụ hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp vận hành liên tục.

8 - Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp, báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền.

9 – Báo cáo tình hình hoạt độngtheo định kù với Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội.

10 - Trường hợp Doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ vốn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong hàng rào Cụm công nghiệp, khi tiến hành lựa chọn nhà đầu tư vào Cụm công nghiệp, Doanh nghiệp phải thực hiện theo quyết định của UBND Thành phố.

- Doanh nghiệp quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp, hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ mô hình Ban quản lý Cụm công nghiệp thành mô hình công ty khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp. Được UBND Thành phố giao nhiệm vụ thực hiện quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp có thể phác hoạ như sau:

1 - Tiếp nhận, quản lý hạ tầng kỹ thuật chung của Cụm công nghiệp và tài sản thuộc quyền quản lý của các Ban quản lý Cụm công nghiệp.

2 - Được ưu tiên xem xét trong quá trình xét thầu lựa chọn nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp thành lập mới. 3 – Kinh doanh các dịch vụ trong Cụm công nghiệp phù hợp với mục tiêu trong giấy đăng kí kinh doanh. Được kí kết các hơpk đồng kinh tế với các đơn vị cung cấp dịch vụ

4 - Lập dự toán, xây dựng mức phí quản lý hteo mức giá kinh doanh đảm bảo hiệu quả đầu tư và trình Ban quản lý phê duyệt.

5 – thu phí quản lý , phí dịch vụ Cụm công nghiệp đối với các doanh nghiệp Cụm công nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp Cụm công nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp phí theo quy định, Doanh nghiệp quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp báo cáo UBND Thành phố, Ban quản lý yêu cầu các đơn vị cung cấp các tiện ích trong Cụm công nghiệp như: điện, nước… ngừng cung cấp các tiện ích này.

6 - Tổ chức quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp, đảm bảo các hạng mục và dịch vụ hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp vận hành liên tục.

7 - Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp, báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền.

8 – Báo cáo tình hình hoạt độngtheo định kù với Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội.

3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp

Hoàn thiện thủ tục hành chính

Trước tiên phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” trong quản lý các cụm công nghiệp. Cần sửa đổi quy chế 25 cho phù hợp với điều kiện mới, trên cơ sở xã hội hoá việc xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp, phù hợp với chủ trương của Thành phố là chuyển đổi mô hình quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội về theo mô hình tổng công ty khai thác cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp. Để các doanh nghiệp tự chủ khai thác, quản lý, đảm bảo vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Tăng cường phân cấp, phân trách nhiệm về các lĩnh vực đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo hướng xoá bỏ hoàn toàn cơ chế “ xin, cho”, thủ tục “ tiền kiểm” không cần thiết. Chuyển từ cơ chế xin cấp phép sang cơ chế đăng kí. Đơn giản hoá từng loại thủ tục hành chính và công khai nó, đồng thời chỉ giữ lại những thủ tục, hồ sơ thực sự cần thiết trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Song song với việc cải cách thủ tục hành chiónh cần áp dụng cơ chế “hậu kiểm”, kiểm soát được hạot động thực tế của các doanh nghiệp. Việc kiểm soát cũng được quy định rõ, nếu không sẽ là chuyển sự nhũng nhiễu của giai

đoạn đầu khi thành lập doanh nghiệp sang giai đoạn sau khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh.

Tạo cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các khu công nghiệp & CX Hà Nội với các sở, ban ngành chức năng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp. Qua đó tạo điều kiện cho các bên hỗ trợ lẫn nhau thực hiện chức năng của mình nhằm quản lý chặt chẽ, hướng hoạt động của các doanh nghiệptheo đúng quỹ đạo của pháp luật nhà nước. Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách thích hợp, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Từ cơ chế phối hợp đó sẽ góp phần khẳng định, củng cố và hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý “ một cửa, tại chỗ” đối với các cụm công nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế cho thuê lại đất tại Cụm công nghiệp của doanh nghiệp phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghiệp.

Theo quy định của luật đất đai, Doanh nghiệp đầu tư Cụm công nghiệp được thế chấp quyền sử dụng đất khi đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm. Điều này có nghĩa là giá trị đất mà doanh nghiệp thuê ở Cụm công nghiệp trở thành giá trị của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng kỹ thuật và chỉ có doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn các doanh nghiệp thuê lại đất không có giấy tờ này. Điều này dẫn đến hiện tượng là các doanh nghiệp thuê đất sản xuất ở các Cụm công nghiệp không thể sử dụng giá trị này để thế chấp ngân hàng để vay vốn. Nếu cả hai loại doanh nghiệp này đều được cấp quyền sử dụng đất thì lại phát sinh vấn đề là thay vi chỉ kí một hợp đồng thuê đất trực tiếp với công ty phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp như trước đây thì theo cơ chế này phải thêm thủ tục làm hợp đồng thuê đất với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Những thủ tục này đi ngược với cơ chế quản lý “ một cửa, tại chỗ” mà chúng ta đã dặt ra.

Từ những vấn đề trên, cơ chế cho thuê đất cho 2 loại doanh nghiệp trên cần sửa đổi theo những nội dung sau:

Thứ nhất, cho phép thực hiện thuê đất trong Cụm công nghiệp theo cơ chế: công ty phát triển hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp chịu trách nhiệm chi tiền đền bù GPMB, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo dự án đã được duyệt và thu lai chi phí này thông qua việc thu phí của các doanh nghiệp thuê đất trong Cụm công nghiệp, khoản phí này là phí kết cấu hạ tầng, không thu tièn sử dụng đất. Doanh nghiệp Cụm công nghiệp thực hiện việc thuê đất trực tiếp của Nhà nước theo quy định hiện hành.

Thứ hai, cần rà soát và xây dựng lại các quy định liên quan để xủ lý thích hợp quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp cũng như doanh nghiệp Cụm công nghiệp với những nội dung như quy định giá thuê đất thô, thời hạn miễn, giảm tiền thuê đất được xác định theo quy định hiện hành. Những nội dung này do UBND Thành phố quy định cho từng trường hợp cụ thể.

Thứ ba, cần nhanh chóng hình thành và phát triển thị trường bất động sản, tạo cơ sở cho chính phủ định giá thuê đất phù hợp hơn. Trước mắt, cần tạo cơ chế tổ chức đấu thầu các diện tích đất cho thuê và lấy giá trung bình các lần đấu giá làm căn cứ cho việc định giá thuê đất của chính phủ.

Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước về môi trường

Vấn đề bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công nghiệp trong cả nước đang là một vấn đề được quan tâm. Để bảo vệ môi trường trong các Khu/Cụm công nghiệp nói chung và trong các Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nói riêng, Nhà nước cần phải có chính sách và quy chế nghiêm ngặt về công tác xư lý chất thải của doanh nghiệp hoạt động trong các Cụm công nghiệp. cần có quy chế khen thưởng các Cụm công nghiệp và các doanh nghiệp Cụm công nghiệp làm tốt công tác xủ lý chất thải, bảo vệ môi trường, đồng thời

quy định xử lý nghiêm các doanh nghiệp và các Cụm công nghiệp không làm đúng các quy định về bảo vệ môi trường.

Thực tế cho thấy chi phí cho hoạt đọng xử lý chất thải là cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các Cụm công nghiệp trong việc xây dựng hệ thống xử lý ô nhiểm môi trường, Nhà nước nghiên cứu hỗ trợ đầu tư các hệ thống này, hoặc các công ty đầu tư hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp vay vốn ưu đãi hoặc miễn giảm thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện QLNN đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w