Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 758/TTg ngày 20/11/1995 của Thủ tướng chính phủ, là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp , khu chế xuất và cụm công nghiệp theo cơ chế “Một cửa”.
Địa chỉ: D8A – D8B Giảng Võ, Hà Nội.
Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội gồm có Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và bộ máy giúp việc theo quy định tại Điều 21 quy chế khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được xác định theo Nghị định 36/CP(Điều 27) ngày 24/4/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; Quyết định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn số 102/2001/QĐ-UB ngày 01/11/2001 và số 3999/QĐ-UB ngày 13/06/2005. Như sau:
• Chức năng
Ban quản lý là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp và các Doanh nghiệp khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”; vận động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp.
• Nhiệm vụ, quyền hạn
- Làm chủ đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp như: đường giao thông, thoát nước,…(danh mục, quy mô từng dự án do UBND Thành phố quyết định).
- Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài); chủ trì tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với những dự án nhóm B và C (đầu tư trong nước) đầu tư vào các khu công nghiệp , cụm công nghiệp làm cơ sở trình UBND Thành phố phê duyệt dự án. Cấp chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận phương án kiến trúc quy hoạch đối với các công trình xây dựng trong khu công nghiệp. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp theo uỷ quyền của Bộ Xây dựng. - Kiểm tra việc xây dựng các khu công nghiệp theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; phối hợp với Sở Xây dựng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trong Khu công nghiệp.
- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý với cơ quan có thẩm quyền các trường hợp không thực hiện đúng Dự án hoặc quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
- Xây dựng điều lệ Khu công nghiệp trên cơ sở điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để trình UBND Thành phố phê duyệt; tổ chức hướng dẫn thực hiện Điều lệ Khu công nghiệp .
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn ngân sách, chủ trì phối hợp với các Ngành liên quan thẩm định trình UBND Thành phố quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách vào các Khu công nghiệp (nhóm B,C); cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài và các giấy phép, chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền.
- Kiểm tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật của các doanh nghiệp Khu công nghiệp , doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ trong Khu công nghiệp
- Thoả thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp về giá cho thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng trong khu công nghiệp; trường hợp không đạt được thoả thuận, báo cáo với UBND Thành phố xem xét giải quyết. - Là đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các khu công nghiệp .
- Xây dựng kế hoạch vận động, xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp trình UBND Thành phố phê duyệt và thực hiện
- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp trên địa bàn trình UBND Thành phố.
- Được mời tham dự các cuộc họp của các cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND Thành phố Hà Nội bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp .
- Báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình hoạt động, xây dựng, đầu tư, phát triển và quản lý các khu công nghiệp trêm địa bàn Hà Nội với UBND Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định.
Thực hiện quản lý nhà nước về lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp hoặc Khu chế xuất.
2.2.3.Cơ cấu tổ chức của Ban
Bộ máy tổ chức của Ban gồm có:
- Trưởng ban
- Các phó trưởng ban, bao gồm 1Phó trưởng ban thường trực và 2 Phó trưởng ban.
- Các phòng chức năng chuyên môn, gồm có: 1. Văn phòng Ban quản lý.
2. Phòng Quản lý đầu tư.
3. Phòng Quản lý quy hoạch môi trường. 4. Phòng Quản lý lao động.
5. Phòng Quản lý doanh nghiệp. 6. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu
7. Đại diện BQL tại các khu công nghiệp. 8. Các đơn vị sự nghiệp.
9. Trung tâm Dịch vụ việc làm.
10.Ban quản lý các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng. a. Văn phòng.
Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Ban quản lý như sau:
- Lập chương trình công tác của Ban, trình trưởng Ban phê duyệt, giúp
trưởng, phó ban chỉ đạo, điều hành chương trình công tác đã được thông qua, đảm bảo tính thống nhất và liên tục trong mọi hoạt động. Dự thảo báo cáo định kỳ và đột xuất của Ban.
- Tham mưu cho lãnh đạo ban về công tác tổ chức cán bộ, giúp trưởng ban quản lý công tác, tổ chức cán bộ và kiện toàn bộ máy, lưu trữ hồ sơ cán bộ.
- Quản lý hoạt động tài chính, chế độ thu chi thường xuyên của Văn phòng BQL theo quy định và chính sách hiện hành của nhà nước.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ làm việc với các đơn vị ngoài cơ quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của Ban.
- Tiếp nhận,lưu trữ và phân loại các văn bản trình lãnh đạo Ban xử lý. - Đảm bảo bí mật, an toàn về nội dung tài liệu. Chịu trách nhiệm về pháp lý trong việc phát hành các loại văn bản thuộc thẩm quyền quản lý của lãnh đạo ban. Các văn bản gốc sau khi xử lý đều phải chuyển về Văn phòng để lưu trữ hồ sơ.
- Phối hợp với các ngành hoặc phòng, ban, đơn vị để chuẩn bị tốt các cuộc họp do Ban chủ trì.
- Đảm bảo các điều kiện, phương tiện chế độ làm việc của Ban, chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong Ban theo chế độ chính sách của nhà nước.
- Tổng hợp các văn bản có liên quan của ngành và địa phương để trình lãnh đạo Ban, có chỉ đạo về cải cách hành chính cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp.
b. Phòng quản lý và quy hoạch môi trường.
- Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng theo nghị định 36/CP, sự phan công và uỷ quyền của Bộ Xây dựng đối với các khu công nghiệp liên tục trong mọi hoạt động. Dự thảo báo cáo định kỳ và đột xuất của Ban.
- Tổ chức xây dựng và quản lý quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng phát triển Khu công nghiệp theo quy định giới thiệu địa điểm cấp chứng chỉ quy
hoạch và thỏa thuận kiến trúc quy hoạch đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất theo tinh thần thông tư (04) BXD/KTQH ngày 30/7/1997 của Bộ xây dựng. Thực hiện việc cấp phép xây dựng trong các Khu công nghiệp và khu chế xuất đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước theo quyết định 2863-QĐ/UB ngày 28/7/1997 của UBND thành phố.
- Tham gia xét duyệt quy hoạch chi tiết các KCN,KCX đồng thời kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền trong các KCN,KCX.
- Trình lãnh đạo Ban phê duyệt điều chỉnh điều chỉnh một số nội dung quy hoạch chi tiết của các KCN đã được phê duyệt theo quy định tại điều “2.3” thông tư số(04) BXD/KTQH.
- Chủ trì giải quyết các kiến nghị của các công ty phát triển hạ tầng. Đôn đốc kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN đảm bảo xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ, đúng tiến độ.
- Phối hợp với Sở tài nguyên Môi trường và nhà đất quản lý môi trường trong KCN và KCX theo uỷ quyền của Bộ tài nguyên Môi trường.
- Phối hợp với các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN và chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, giao đất đúng tiến độ.
- Chủ trì tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án thuộc nhóm B và C( đầu tư trong nước) đầu tư vào các KCN,CCN làm cơ sở trình UBND thành phố phê duyệt dự án.
c. Phòng quản lý đầu tư.
- Tổ chức biên soạn các tài liệu giới thiệu, kêu gọi đầu tư vào các KCN. - Phối hợp với các đơn vị trong ban, các cơ quan chức năng chuyên môn, công ty xây dựng và kinh doanh hạ tầng, các đại diện ngoại giao, thương mại
của Việt Nam trên thế giới và các tổ chức quốc tế để tổ chức tuyên truyền vận động đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và tình lãnh đạo ban cấp phép đầu tư, giấy phép điều chỉnh theo đúng nghị quyết uỷ quyền số 158 – BKH/KCN ngày 26/6/1997 của Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư về cho Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội trong việc cấp giấy phép đầu tư và quyết định 102/QĐUB bổ xung chức năng nhiệm vụ cho Ban quản lý.
- Thực hiện những nhiệm vụ theo chức năng chuyên môn của phòng như được ghi trong các quy định của trưởng ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất về việc tiếp nhận, thẩm định và cấp phép đầu tư, giấy phép điều chỉnh cho các dự án trong KCN và KCX.
- Chủ trì việc biên soạn điều lệ từng KCN trình trưởng ban xem xét đề nghị UBNN thành phố xem xét ban hành theo quy định. chủ trì, theo dõi việc thực hiện điều lệ quản lý đã ban hành.. chủ trì giải quyết các vấn đề do doanh nghiệp trong KCN kiến nghị trong quá trình xây dựng nhà máy.
- Phối hợp với phòng Kế hoạch và môi trường, phòng quản lý doanh nghiệp thực hiện chức năng kiểm tra việc triển khai thực hiện giấy phép đầu tư của các chủ dự án theo quy định của pháp luật hiện hành. Chủ trì soạn thảo báo cáo của Ban quản lý về tình hình tiếp nhận và triển khai các dự án đầu tư, những kiến nghị cần thiết với chính phủ và các cơ quan hữu quan về công tác quản lý đầu tư.
d. Phòng quản lý xuất nhập khẩu.
- Quản lý các hoạt động thương mại trong các KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu D theo uỷ quyền của Bộ Thương Mại.
e. Phòng quản lý doanh nghiệp.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, kết hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết những khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tham mưu đề xuất với các cơ quan chức năng nhà nước và lãnh đạo BQL chính sách, chế độ nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh, phát hiện những vấn đề cần sửa đổi,điều chỉnh giấy phép đầu tư .
- Đôn đốc viêc nộp thuế, các khoản phí của các doanh nghiệp đối với nhà nước Việt Nam.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự và an toàn lao động đối với các doanh nghiệp trong KCN và KCX.
- Quản lý nhà nước về lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và KCX theo phân công và uỷ quyền của Bộ Lao động Thương binh xã hội được ghi trong quyết định1414/1997/QĐ-LĐTB&XH. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ viêc làm thuộc BQL, đảm bảo cung ứng lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX theo lụât pháp và chính sách của nhà nước Việt Nam. Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện những quy định của BQL về quản lý lao động tại các xí nghiệp trong các KCN.
- Tuyên truyền phổ biến chính sách Luật lao động cho các doanh nghiệp trong KCN và KCX. Hướng dẫn việc ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp trong KCN và KCX.
- Trình lãnh đạo Ban chấp thuận nội quy lao động, kiểm tra việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và nội quy an toàn lao động phù hợp với chính sách và luật pháp hiện hành
- Tham gia với cơ quan lao động và chính quyền địa phương hoà giải tranh chấp lao động.
- Tiếp nhận nghiên cứu hồ sơ trình trưởng ban quyết định cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài, sổ lao động của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp KCN, KCX theo quy định hiện hành
f. Phòng quản lý lao động.
- Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chính sách, chế độ lao động đối vói người lao động như tiền lương, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng tai nạn lao động trong các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể.
- Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường lao động, về việc thực hiện các chế độ bảo hộ lao động như trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng hiện vật, bảo hộ lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Thống kê báo cáo tình hình tai nạn lao đông j xảy ra tại các doanh nghiệp.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở theo quy định của Bộ luật lao động.
- Thực hiện việc tiếp nhận,xem xét ra quyết định đăng ký thoả ước lao động tập thể và chấp nhận nội quy lao động của các doanh nghiệp.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động( Bộ lao động thương binh và xã hội, Sở lao động thương binh và xã hội) trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động của các doanh nghiệp.
- Tham mưu với UBND thành phố Hà Nội về cơ chế chính sách đối với lao động tại các khu, cụm công nghiệp như đàp tạo nghề bổ túc về pháp luật, tạo nguồn lao động cho khu, cụm công nghiệp.
g. Đại diện ban quản lý tại các khu công nghiệp.
- Chức năng: Thường xuyên nắm chắc tình hình để báo cáo, tham mưu, giúp lãnh đoạ BQL cập nhật thông tin và giải quyết kịp thời các công việc