II- Phân tích Thực trạng nghèo đói và những thành tựu
2- Nguyên nhân đói nghèo ở Thuận Thành
2.1- Những nguyên nhân chung.
Do nền kinh tế nớc ta nói chung và nền kinh tế của Thuận Thành nói riêng nhìn chung vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế sản xuất lạc hậu, kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại nên còn tồn tại nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Mấy năm qua Đảng bộ và chính quyền các cấp đã cố gắng tập trung nguồn lực, chỉ đạo thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên phạm vi toàn huyện, nhất là các xã tỷ lệ đói nghèo còn cao, nhng mức độ chuyển biến còn chậm, khó khăn lớn nhất là khả năng tài chính để xây dựng điều kiện cho xoá đói giảm nghèo.Tuy nhiên, đói nghèo còn do những nguyên nhân chung nh sau:
- Trình độ sản xuất của những ngời tiểu nông, tự cung , tự cấp.
- Trình độ sản xuất của những ngời sản xuất và kinh doanh nhỏ bớc đầu gắn với thị trờng.
- Trình độ sản xuất theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các công ty dẫn đến d thừa lao động, nhiều ngời lao động mất công ăn việc làm thất nghiệp gia tăng ảnh hởng lớn đến thu nhập của ngời lao động do đó đói nghèo cũng gia tăng.
Đói nghèo do điều kiện kinh tế xã hội của huyện. Về tổng thể, Thuận Thành là huyện có nền kinh tế thuần nông, sản xuất độc canh cây lúa là chủ yếu trong khi năng suất lúa còn cha cao.
Thu nhập bình quân đầu ngời của Thuận Thành khoảng 200 USD/ ng- ời/năm. Trong khi đó theo Ngân hàng Thế giới chuẩn mực đói nghèo là dới 370 USD một năm/ ngời.
Đối với Thuận Thành nói riêng và nớc ta nói chung, tình trạng đói nghèo và sự phân hoá giàu nghèo đã từng xảy ra trong nhiều thời kỳ lịch sử, trong quá
khứ các xã hội phong kiến, thực dân thống trị và đô hộ. Sự đói nghèo về kinh tế ở nông thôn là một nét đặc trng điển hình của đói nghèo ở Việt Nam nói chung và ở Thuận Thành nói riêng. Hiện nay đặc trng này vẫn còn hiện hữu. Nó phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của huyện, vẫn phải dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nông dân chiếm đa số trong lực lợng lao động.
Do các biện pháp thiếu đồng bộ và có chỗ cha phù hợp của tỉnh và địa phơng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo: Thể chế và các chính sách đầu t cơ sở hạ tầng (đờng xá, điện, nớc) còn yếu kém. Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo (nh tín dụng u đãi), chính sách trợ giúp với những gia đình thuộc diện chính sách xã hội còn thiếu.
Hệ thống tín dụng cho ngời nghèo tuy có phát triển nhng vẫn cha đáp ứng đợc nhu cầu vay vốn của ngời nghèo. Hiện nay có khoảng 75% hộ đói nghèo do thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ hộ đói nghèo vay đợc rất là ít, mức vay cũng ít. Các thủ tục, lãi suất vốn là những trở ngại đối với ngời nghèo. Nguồn vốn tín dụng này còn rất hạn hẹp, cha huy động đợc nhiều nguồn vốn hỗ trợ quốc tế.
2.2- Những nguyên nhân trực tiếp.
Nguyên nhân bắt nguồn từ bản thân ngời nghèo. Nhận thức của một bộ phận dân c đói nghèo về vấn đề xoá đói giảm nghèo còn hạn chế. Tỷ lệ đân c đói nghèo này tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhng gây ra không ít khó khăn cho việc thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Những ngời này có thể là do nhiều lý do, có thể là do bất mãn, trình độ hạn chế, hay là do lời nhác mà… nhận thức đợc vai trò của ngời nghèo trong vấn đề xoá đói không đợc đầy đủ.
Dân số và nghèo đói thờng có mối quan hệ ngợc với nhau. Dân số đông sẽ dẫn đến đói nghèo và trong phạm vi gia đình thì nghèo đói lại dẫn đến đông con. Theo số liệu điều tra ở Thuận Thành thì đa số hộ nghèo là đông con, có những gia đình có tới 7 nhân khẩu ăn nhng chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính, dẫn đến tình trạng đói nghèo vẫn đeo đẳng gia đình họ.
Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm ăn, kỹ thuật sản xuất của các hộ nghèo rất hạn chế. Các hộ đói nghèo không đợc tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về chăn nuôi, trồng trọt và hoạt động tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy các hộ nghèo không tự nghĩ ra đợc cách làm ăn hiệu quả, cha biết cách bắt chớc hộ giàu. Mặt khác, họ thiếu cả kiến thức sơ đẳng về phòng chống thiên tai, phòng trừ sâu bệnh, quản lý, sử dụng nguồn vốn. Thực tế có rất nhiều hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm sản xuất nên mặc dù có vốn nhng không biết cách quản lý, phát huy nguồn vốn khiến cho đồng vốn bị thất thoát và ngời không có khả năng trả nợ gốc vay, dẫn đến nghèo vẫn hoàn nghèo. Có rất nhiều những ngời nghèo mắc vào các tệ nạn xã hội nh cờ bạc, rong chơi. Ngay cả dân đang đói nghèo nhng vốn vay đợc lại không đầu t cho sản xuất ném vào cờ bạc để trông chờ sự may rủi, không sao có khả năng thanh toán.
Thuận Thành là huyện thuần nông, 87,4% dân số lao động bằng nghề nông mà sản xuất thuần nông kỹ thuật thấp thì tình trạng nghèo đói xảy ra là khó tránh khỏi. Một số làng nghề không rộng khắp mà tập trung trong một khu vực nh : làng tranh Đông Hồ, làng hàng mã.
Bên cạnh những nguyên nhân về đói nghèo nói trên , thì còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến đói nghèo nh ốm đau, tai nạn, bị rủi ro, có ngời mắc vào tệ nạn xã hội. Các rủi ro thờng gặp ở hộ nghèo là bất ngờ gặp thiên tai bất hạn do chủ hộ chết, ngời lao động chính bị bệnh nặng hoặc trong nhà có ngời mắc vào các tệ nạn xã hội. Đối với các gia đình nghèo, vốn dĩ đã rất rễ bị tổn thơng nếu gặp thêm các tai hoạ này sẽ dễ dàng bị đẩy tới tình trạng bần cùng hoá.
Từ đây cho thấy việc xoá đói giảm nghèo không thể chỉ tiến hành riêng rẽ một giải pháp nào đó mà phải đồng thời phải xử lý tất cả các giải pháp trọng tâm, trọng điểm, xử lý mối quan hệ giữa các giải pháp trớc mắt và lâu dài
thông qua sự phân tích mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây lên tình trạng đói nghèo.
IIi- Các chính sách, chơng trình dự án đã và đang thực hiện trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Thuận Thành.
1- Các chính sách, chơng trình dự án đã và đang thực hiện ở Thuận Thành.
1.1- Các chính sách:
- Chính sách tín dụng u đãi cho hộ nghèo: Cung cấp tín dụng u đãi cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để XĐ - GN đa mức vay tối đa cho hộ nghèo từ 3 – 5 triệu/ 1hộ, nâng mc vay bình quân từ 2,1 triệu lên 3,5 triệu /1hộ
- Chính sách hỗ trợ về kinh tế : thực hiện khám chữa bẹnh và điều trị miễn phí cho hộ nghèo khi đến cơ sở y tế cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo theo quy định của chính phủ. Hình thức khám chữa bệnh nhân đạo – từ thiện thực hiẹn chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho ngời nghèo.
- Chính sách hỗ trợ trong giáo dục: thực hiện việc miễn gỉm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trờng lớp , hỗ trợ sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh nghèo.
- Chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo - Chính sách hỗ trợ ngời nghèo về nhà ở
1.2- Các chơng trình dự án:
- Dự án hỗ trợ đầu t hạ tầng cơ sở: quạn tâm tới các xã có tỷ lệ nghèo cao, cơ sở hạ tầng còn yếu hoặc thiếu trên cơ sở các hạng mục (điện đờng – trờng – trạm – nớc sạch) để có kế hoạch đầu t giúp đỡ.
- Dự án hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề: thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là cây có giá trị kinh tế cao, giúp cho hộ nghèo cách chế biến , bảo quản nông sản và phát triển các ngành nghề mới. Thông qua đào tạo bồi dỡng và dạy nghề cho ngời lao động thuộc diện hộ nghèo để có nghề và tạo việc làm mới giúp cho hộ nghèo tự vơn lên hết nghèo.
- Dự án hỗ trợ ngời nghèo cách làm ăn: Củng cố và phát huy hệ thống khuyến nông ở mỗi cơ sở để trợ giúp hộ nghèo ở từng cơ sở.
- Dự án đào tạo bồi dỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐ - GN.