Chương trình được thiết kế hoàn toàn trên phần mềm Maple 12. Trong chương trình có sử dụng một số thư viện của Maple như:
-Maplets[Elements]: thiết kế cửa sổ (Window) và các đối tượng con như: TextField, Button, TextBox,BoxLayout,BoxRow,BoxColumn…
-Maplets[Examples]: sử dụng GetFile để chọn file dữ liệu.
-Statistics: sử dụng các hàm thống kê như Median, StandardDeviation và sử dụng đồ thị ColumnGraph.
A.Tóm tắt quy trình xử lý
Phần 1. Đánh giá đặc trưng
Bước 1: Chọn file dữ liệu.Trong giao diện chương trình, nhấp nút Browse để chọn tập tin chứa dữ liệu nhập. Tập tin thuộc dạng *.txt , chứa 1 dòng dữ liệu chính là miền giá trị của đặc trưng cần đánh giá. Các giá trị cách nhau bằng khoảng trắng.
Nút Browse gọi thủ tục batdau(). Thủ tục này cho phép chọn được tập tin và ghi lại đường dẫn vào textfield, đồng thời tính toán các giá trị trung gian. Sau đó thể hiện kết quả lên cửa sổ và vẽ đồ thị biểu diễn mảng các giá trị của đặc trưng, như hình sau.
Bước 2: Nhập giá trị cho tham số theta từ 05. đến 1, và bấm nút “Danh gia dac trung” để đánh giá xem đặc trưng này có hữu ích hay không. Nút này gọi thủ tục danhgia() Kết quả đánh giá được thể hiện lên vùng “Kết quả chính”, như hình sau.
Tùy vào tham số theta, đặc trưng sẽđược kết luận là hữu ích hay không. Nếu đặc trưng không hữu ích thì tiến trình dừng. Nếu hữu ích thì nhấp nút “Tinh chinh” để thực hiện việc tinh chỉnh miền giá trị, nút tinh chỉnh gọi thủ tục goimaplet2()để gọi cửa sổ của phần tinh chinh miền giá trị
Phần 2. Tinh chỉnh miền giá trị.
Giao diện chương trình với file dữ liệu nhập được truyền từ cửa sổđánh giá đặc trưng sang.
Bước 1:
Nhấp nút “Tính” để tính toán các giá trị trung gian và thể hiện ra cửa sổ Nút Tính gọi thủ tục tinh().
-Các giá trị trung gian gồm: vmin, vmed, vmax, ty le d. -Mảng dữ liệu được sắp tăng dần và vẽ thành đồ thị.
Bước 2.
-Nhập tham số beta và nhấp nút “Tinh chinh”, nút này gọi thủ tục
tinhchinh(). Thủ tục này tính toán ra kết quả và thể hiện ra vùng kết quả chính là có rare value hay không. Nếu không có thì miền giá trị xem nhưđã tốt, không cần tinh chỉnh. Nếu miền giá trị có rare value thì người dùng có thể chọn 2 cách, hoặc gom hoặc loại rare value.
Bước 3a.
Nếu loại thì nhấp nút “Loai”, nút này gọi thủ tục loai(). Thủ tục vẽ lại đồ thị mới với miền giá trị đã loại đi rare value và tính độ lệch chuẩn trong trường hợp loại
Bước 3b.
Nếu gom rare value vào giá trị kế nó thì nhấp nút Gom, nút này gọi thủ tục
gom(). Thủ tục này vẽ lại đồ thị với miền giá trị mới là gom giá trị v1 và v2 lại. Đồng thời tính độ lệch chuẩn khi gom.
Nhận xét:
-Chương trình chỉ dừng lại ở mức độ mô phỏng cách xử lý 1 đặc trưng của profile. Sau khi tinh chỉnh miền giá trị, người dùng tự quyết định là nên gom hay nên loại dựa vào độ lệch chuẩn.