Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX (Trang 45)

4.3.1. Ảnh hưởng kinh tế

Mặt hàng gạo đã đóng góp khoảng 4,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2005. Xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới, hàng năm Việt Nam góp khoảng 13-17% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Gạo là một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên được Nhà nước quan tâm và chú trọng phát triển.

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và ổn định, dự kiến trong những năm tiếp theo nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tốc độ tăng GDP khoảng 8,4% trong năm 2005, đây là những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào kinh doanh. Vì các doanh nghiệp có thể phát triển ổn định, yên tâm mở rộng đầu tư trong nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

Tỷ giá của USD/VND có xu hướng tăng do đó sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì giá của sản phẩm sẽ thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Công ty AFIEX chủ yếu là xuất khẩu nhiều hơn tiêu thụ nội địa nên đây là một thuận lợi cho công ty cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã cạnh tranh không lành mạnh làm cho giá gạo Việt Nam liên tục giảm trong thời gian gần đây trong khi giá xuất khẩu gạo của các nước khác vẫn ở giá cao. Hiện nay giá gạo 5% tấm của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan đến 60 USD/tấn. Tình hình này do các doanh nghiệp thiếu vốn để xuất khẩu gạo một số lượng lớn theo yêu cầu của khách hàng. Hiện tượng này đã làm cho công ty xuất khẩu gạo với giá thấp hơn so với các nước trong khu vực. Đồng thời các doanh nghiệp tranh

2006-2010

nhau mua nguyên liệu đã làm cho giá của các nguyên liệu đầu vào tăng cao đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao. Chi phí cao các doanh nghiệp lại ký hợp đồng với giá thấp, họ xuất khẩu không có lợi nhuận nên một số doanh nghiệp đã pha gạo không đủ tiêu chuẩn vào làm cho uy tín của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam giảm xuống. Điều này ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp khi kinh doanh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh gạo lại chỉ có thể vay vốn ngân hàng theo từng thương vụ. Do đó để trang trải chi phí sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải xuất khẩu được gạo và họ đã ký các hợp đồng giá thấp để tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo thiếu vốn kinh doanh và họ cũng không vay vốn được từ ngân hàng để dự trữ gạo xuất khẩu. Trong khi đó lãi suất ngân hàng hiện nay đang tăng làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty cũng tăng lên.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, giá gạo xuất khẩu thời gian tới sẽ tăng, thậm chí sẽ tăng hơn mức giá năm ngoái. Nguyên nhân là do nguồn cung cấp gạo năm nay sẽ giảm hơn năm ngoái. Năm nay Ấn Độ chỉ xuất khẩu gạo 3 triệu tấn giảm 2 triệu so với năm 2005. Sản lượng của Việt Nam cũng sẽ giảm do chính Phủ chỉ cho phép xuất khẩu 5 triệu tấn. Trong khi đó, nhiều thị trường lại bắt đầu nhập khẩu trở lại như Inđônêxia, Iran7… Trước tình hình này sắp tới công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung sẽ xuất khẩu gạo được giá cao hơn.

Tình hình kinh tế của các nước nhập khẩu gạo:

Singapores đạt GDP năm 2005 là 118 tỷ USD tăng so với năm 2004 (107 tỷ USD) với tỷ lệ tăng là 3,7%; Malaysia năm 2004 đạt 117 tỷ USD và sang năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng là 5,3% so với năm trước; tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia năm 2005 là 5,6% cao hơn tốc độ năm 2004 là 5,1%... Qua chỉ số GDP của một số nước Châu Á ta thấy rằng nền kinh tế của các nước này đang phát triển rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nhảy vào đầu tư. Qua đây ta cũng thấy mức sống của họ tăng lên do đó nhu cầu gạo chất lượng cao cũng sẽ được nâng lên ở các thị trường này. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam thâm nhập và phát triển vào các thị trường này.

Các nước ở Châu Âu có nền kinh tế phát triển mức thu nhập của người dân cao nên để thâm nhập và phát triển thị trường này các doanh nghiệp phải tạo ra gạo chất lượng cao và có thương hiệu mạnh.

Nhu cầu của các nước nhập khẩu trên thế giới:

- Nhu cầu nhập khẩu ở Châu Á tăng lên đến 7,8 triệu tấn trong năm 2006 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Do diễn biến bất lợi của khí hậu và ảnh hưởng của El-Nino làm cho sản lượng sản xuất chỉ tăng 3% trong khi nhu cầu lại tăng 5%. Làm cho dự trữ trong nước không đủ cung cấp và giá gạo nội địa ở các nước nhập khẩu này cao. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đấy mạnh xuất khẩu gạo vào những thị trường truyền thống này.

- Ở Châu Phi do hạn hán mất mùa nên dự kiến nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng cao lên đến 9,6 triệu tấn. Đây cũng là một thị trường truyền thống của Việt Nam nên nhu cầu ở thị trường này tăng cao sẽ tạo một cơ hội thuận lợi về xuất khẩu gạo cho Việt Nam. Thị trường chủ yếu ở Châu Phi có nhu cầu gạo cao là Madagasca, Coast Ivory, Nigeria, Senegal…

2006-2010

- Châu Âu nhu cầu gạo chủ yếu là gạo cấp cao. Đây là thị trường được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cao cấp hướng đến.

- Thị trường Trung Đông có nhu cầu ổn định. Trong thị trường này các nước được chú ý đến là Iraq do chiến tranh nên nước này cần một sản lượng lương thực lớn để ổn định đời sống, Iran có khả năng tăng nhu cầu lên đến 1 triệu tấn trong những năm tới. Các doanh nghiệp nên chú trong đến hai thị trường này.

4.3.2. Ảnh hưởng xã hội và văn hóa

Thị trường nội địa:

Đa số dân có thu nhập thấp đến trung bình họ tiêu dùng những loại gạo chất lượng không cao, không thương hiệu và giá tương đối thấp được bán ở chợ. Do đó các doanh nghiệp sản xuất gạo hiện nay đang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình với chất lượng cao và giá cao hơn nên khó thâm nhập được thị trường này.

Ngược lại dân vùng thành thị họ muốn tìm mua gạo ngon, đặc sản, có thương hiệu. Người tiêu dùng đã biết đến những cái tên mới, bên cạnh những tên gạo đặc sản quen thuộc như Hồng Hạc, 9 Rồng Vàng (Tigifood); Nàng Thơm Chợ Đào, Hương Lài, Tài Nguyên Chợ Đào... (Mecofood, Long An); Hương Trầm, Trạng Nguyên (Công ty lương thực Sông Hậu)... Đây là thị trường công ty có thể thâm nhập và phát triển theo nhu cầu của họ.

Thị trường xuất khẩu:

Các nước nhập khẩu có thói quen tiêu dùng khác nhau, và gạo phải được kiểm tra chất lượng hóa chất chặt chẽ. Đối với Trung Đông và Iran họ nhập gạo đồ, hạt dài cao cấp. Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu gạo hạt vừa và ngắn. Sub-Saharan Africa là thị trường nhập gạo cấp thấp. Trung Quốc chủ yếu nhập gạo jasmine. EU-25 nhập khẩu phần lớn là gạo lứt. Còn đối với Châu Mỹ họ nhập chủ yếu là lúa. Thị trường Mỹ chủ yếu nhập gạo thơm. Hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được xuất qua các thị trường Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương, nhìn chung là các thị trường có nhu cầu gạo cấp thấp và trung bình. Do các doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được nhiều gạo cao cấp như gạo 100%.

2006-2010

Biểu đồ 4.5: Dân số thành thị và nông thôn An Giang giai đoạn 2000-2004

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2000 2001 2002 2003 2004 Năm Người Thành thị Nông thôn Tổng dân số

Qua biểu đồ8 cho thấy tổng dân số ở tỉnh ta tăng lên qua từng năm. Dân số thành thị tăng dần trong khi đó dân nông thôn lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Cho thấy có sự di chuyển từ dân nông thôn sang thành thị làm cho lao động ở nông thôn giảm xuống, lực lượng sản xuất trong các doanh nghiệp giảm xuống. Các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc thiết bị để thay thế lực lượng này, sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

4.3.4. Ảnh hưởng địa lý và điều kiện tự nhiên

Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi được thiên nhiên ưu đãi, khu vực nhiệt đới gió mùa, hằng năm lũ về bên cạnh những thiệt hại nó còn để lại cho vùng đất này một lượng lớn phù sa màu mỡ rất phù hợp cho việc trồng trọt nhất là cây lúa. An Giang là địa phương có sản lượng lúa lớn nhất nước với trên 2 đến 3 triệu tấn/năm. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất gạo.

Trong năm qua thời tiết diễn biến không thuận lợi, lũ lụt và hạn hán xảy ra liên tiếp và trên diện rộng làm cho năng suất lúa giảm, cùng với đó là giá vật tư, phân bón, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Làm cho chi phí đầu vào của sản xuất lúa tăng, dẫn đến giá nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của công ty tăng nhanh hơn giá bán.

Mỗi vùng đất có những đặc điểm riêng đã tạo cho gạo của mỗi vùng có những ưu điểm riêng đặc trưng như: gạo nàng thơm chợ Đào (hạt cơm thơm và mềm) phải được sản xuất tại vùng lúa Mỹ Lệ, Long An…. Mặc dù hạt gạo của những vùng này có đặc trưng riêng tuy nhiên diện tích quá nhỏ nên khó xuất khẩu với số lượng lớn, do đó những gạo này chủ yếu được tiêu dùng nội địa.

Nguyên liệu lúa thường được vận chuyển với số lượng lớn nên việc vận chuyển bằng đường bộ gặp nhiều khó khăn. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có mạng lưới sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho việc trồng lúa và vận chuyển lúa. Lúa, gạo được vận chuyển bằng đường sông sẽ có chi phí rẻ hơn nhiều so với đường bộ.

4.3.5. Ảnh hưởng của thể chế ( luật pháp, chính phủ, chính trị và hiệp hội )

Thị trường nội địa:

2006-2010

Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thông qua các hiệp hội, chủ yếu là hiệp hội xuất khẩu gạo Việt Nam. Thông qua hiệp hội Nhà nước hỗ trợ vốn, các thông tin về thị trường, gắn kết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong một khối để có chiếm ưu thế trong các hợp đồng xuất khẩu, điều chỉnh giá của gạo xuất khẩu.

Nhà nước có chủ trương chuyển đổi những vùng đất xấu sang nuôi trồng thủy sản và cây con khác làm cho đất sản xuất lúa bị giảm xuống. Do đó sản lượng lúa sẽ giảm xuống và chất lượng lúa sẽ được chú trọng hơn. Theo ông Lê Huy Ngọ nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: “Trong những năm đầu thế kỷ 21, ngành Nông nghiệp cần chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn phát triển về chất lượng, để duy trì được tốc độ phát triển 4 - 4,5%/năm; nâng cao giá trị sản phẩm làm ra trên một ha đất canh tác; giảm tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp từ 70% hiện nay xuống 50%. Đưa kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản lên 4,5 tỷ USD vào năm 2005; nâng cao thu nhập của nông dân lên 1,5 - 1,7 lần so với hiện nay…”9. Ngày nay để đứng vững trên thị trường thì sản phẩm phải đạt chất lượng, một số doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm thông qua các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. Tuy nhiên việc sản xuất gạo chất lượng lại gặp khó khăn do:

Thuế giá trị gia tăng của nhà nước đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất tính theo loại thuế này không cạnh tranh được với các doanh nghiệp nộp thuế khoán. Vì các doanh nghiệp nộp thuế VAT thì giá gạo sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác 5%. Vì thế các doanh nghiệp đã không quan tâm đến sản xuất gạo chất lượng như hiện nay.

Thị trường xuất khẩu:

Gạo xuất khẩu được các nước nhập khẩu kiểm tra về độ ẩm, tỷ lệ bạc bụng, hạt vàng, hạt đỏ, sọc đỏ, hạt hỏng.…Hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là vào các thị trường tiêu thụ gạo cấp thấp nên ít có rào cản.

Các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng giao dịch sang nhiều thị trường, thị trường khó tính nhất là Nhật Bản với việc kiểm tra chặt chẽ số lượng hóa chất trên gạo từ 129 đến 508 loại đã được các doanh nghiệp khắc phục và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Trong năm 2005 các doanh nghiệp đã xuất khẩu sang thị trường này đạt 81.000 tấn, tăng 47.000 tấn so với năm 2004. Việc nhập khẩu gạo sang Nhật chỉ nằm trong hạn ngạch vì thuế ngoài hạn ngạch rất cao. Đây là thị trường khó tính các doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng để giữ vững uy tín trên thị trường này.

Chính phủ Indonesia ban hành lệnh cấm nhập khẩu các loại gạo trồng tại Indonesia, đặc biệt không cấm nhập các loại gạo không trồng được tại Indonesia để bảo vệ nông dân với gạo nhập khẩu giá thấp hơn. Việt Nam khi nhập khẩu sang thị trường Indonesia nên kiểm tra các loại gạo chuẩn bị xuất sang không thuộc loại bị cấm.

4.3.6. Ảnh hưởng của khoa học - công nghệ

Áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng đầu tư thâm canh tổng hợp và đưa nhiều giống mới có năng suất cao vào sản xuất làm cho sản lượng lúa tăng cao đồng thời lượng giống và phân bón sử dụng cũng giảm. Ngoài ra, diện tích đất sử dụng giống xác nhận ngày càng tăng. Sơ bộ ước tính năm 2005, các tỉnh ĐBSCL đã sử dụng giống xác nhận chiếm 24% diện tích gieo cấy so với kế hoạch đạt 38% và 50% vùng đất chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu nên sản lượng các vụ đều tăng hơn năm trước.

2006-2010

Các vụ lúa nói chung ở Việt Nam thường thu hoạch vào mùa mưa bão, nên hiện nay công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch là khâu yếu của ngành này. Ước tính tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch hàng năm của nước ta khoảng 10-20% trong khi tỷ lệ này ở các nước sản xuất lúa khác khoảng 2-10%. Hiện nay có nhiều công nghệ sấy lúa nhưng nông dân áp dụng chưa nhiều và gạo không bảo quản được lâu điều này làm hao hụt một sản lượng lúa khá lớn, chất lượng lúa xuất khẩu giảm, giá xuất khẩu không được cao.

Giống lúa sản xuất gạo xuất khẩu đã bị thoái hóa nhiều, nông dân sử dụng quá nhiều loại giống nên sản lượng tăng nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu và không đồng nhất. Trong cơ cấu xuất khẩu gạo trắng các loại vẫn chiếm 95% tổng số xuất khẩu, Việt Nam chưa sản xuất được nhiều gạo 100% để xuất khẩu.

Hiện nay trên thế giới có nhiều máy mới phục vụ cho chế biến gạo như: máy xay xát tự động, máy tách màu gạo, hệ thống sấy khô gạo, kiểm tra chất lượng gạo, hạn sử dụng gạo, đóng gói tự động… các máy này giúp cho gạo chế biến được sạch hơn và chất lượng được đảm bảo hơn.

Để thấy rõ hơn các yếu tố bên ngoài đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào ta đưa các yếu tố quan trọng vào bảng ma trận các yếu tố bên ngoài để đánh giá sự phản ứng của công ty với các cơ hội và đe dọa bên ngoài.

Bảng 4.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE )

S T T

Các yếu tố bên ngoài Mức

độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Sự hỗ trợ của nhà nước, hiệp hội lương thực Việt Nam 0,07 4 0,28 2 Sự cạnh tranh không lành mạnh của các công ty trong

ngành 0,08 2 0,16

3 Thiếu vốn dự trữ nguyên liệu 0,10 3 0,30

4 Lượng cung gạo thế giới giảm giá xuất khẩu tăng 0,12 3 0,36

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)