Từ nông dân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 39 - 40)

Việc đổi mới hạt giống hợp lý và tối ưu nhất là sử dụng giống xác nhận trong từng vụ sản xuất. Tuy nhiên điều này rất khó thực hiện cho tất cả diện tích gieo trồng trên Phường trong tình hình hiện nay khi mà các cơ sở nhân giống lúa xác nhận không thể đáp ứng đủ nhu cầu (cung cấp khoảng 2% lượng giống trên toàn Phường) nên đa phần bà con tự để lại giống cho vụ sau (Bảng 3.10 trang 15 có đến 56,7% số hộ gia đình tự để lại giống để canh tác cho vụ sau). Vì vậy mà để cho việc giữ lại giống của bà con đạt kết quả cao thì bà con nên chọn giống và cải thiện chất lượng hạt giống ngay trên đồng ruộng của mình và trong khâu bảo quản hạt giống.

Trên đồng ruộng

Kỹ thuật canh tác: Cần để riêng ra 1/20 diện tích đất mà lúa phát triển tốt nhất

để làm giống (nếu sản xuất cho 1 ha thì chừa khoảng 500m2), lựa chổ ruộng tốt, giống tốt, đất bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, dễ chăm sóc, đảm bảo cây lúa sinh trưởng tốt, bón phân cân đối và đầy đủ, quản lý nước tốt, làm sạch cỏ dại, không có lúa rày (lúa cỏ) trên chân ruộng, phòng trừ sâu bệnh tốt ở cuối vụ như bệnh vàng lá, bệnh đốm vằn, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt, rầy nâu, bọ xít,… Để hạn chế gây lép hạt ở tỷ lệ cao và hạn chế vi sinh vật gây bệnh cho hạt.

Khử lẫn: Tiến hành khử lẫn ngay từ đầu vụ và sau khi trổ để đảm bảo độ thuần,

nhổ bỏ những cây cao, cắt những bông lúa khác so với quần thể như lúa cỏ, lúa von, lúa giống khác.

Trong thu hoạch và trong bảo quản

Các điều kiện để đảm bảo độ thuần của lúa giống trong quá trình nông dân tự để giống như sau:

•Cắt gom riêng, chuẩn bị công cụ suốt sạch không còn lẫn tạp giống khác, suốt riêng (nên bỏ ngọn thúng đầu tiên), dùng bao mới hoặc giũ bao thật sạch trước khi trữ lúa.

•Chuẩn bị sân phơi riêng, không phơi gần những giống khác vì như thế sẽ bị nhiễm lẫn khi đão, phơi lúa…..

•Sau khi phơi khô, làm sạch đảm bảo độ ẩm hạt còn 14%, nếu có thể thì phơi lại cho thật khô đến 12% - 13% vì đây là độ ẩm cất giữ tốt nhất.

•Cất giữ nơi thóang mát, tránh mưa nắng, nếu tồn trữ từ vụ hè thu trước đến vụ đông xuân sau phải chú ý ngăn ngừa sâu mọt để bảo đảm độ nẩy mầm cao. Nếu trữ hạt giống trong bao thì thời gian trữ sẽ dài hơn (4 đến 6 tháng) không bị sâu mọt(13).

Định hướng thay đổi giống lúa.

Cần xác định được giống kháng ngay trong sản xuất. Đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia về giống, về sự phù hợp của giống với điều kiện thổ nhưỡng trên vùng đất của mình, canh tác những giống có khả năng phát triển tốt theo khuyến cáo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cần chú ý về lâu dài những giống có năng suất cao chất lượng gạo tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường, và khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường cần được đưa vào canh tác.

Thay giống lúa mới và yêu cầu cơ bản

Thay đổi giống lúa mới có nhiều đặc tính sinh học và kinh tế tốt hơn là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chọn giống lúa cho sản xuất và là bước tiến cao về chất lượng trong hoàn thiện giống cây trồng.

Yêu cầu cơ bản đối với giống lúa mới:

•Giống phải có khả năng cho năng suất cao và ổn định. Đây là yêu cầu quan trọng nhất, vì năng suất bao giờ cũng là kết quả tổng hợp của tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như mức độ kháng sâu bệnh của cây lúa.

•Giống phải có khả năng chống chịu được các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Tuy nhiên đặc biệt đối với địa bàn Phường Mỹ Hòa thì cây lúa cần có khả năng chịu phèn, chống đổ ngã trong mùa mưa. Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi đó giúp cho cây lúa cho năng suất ổn định.

•Giống phải kháng một số sâu, bệnh vì sâu bệnh là nguyên nhân gây ra những thiệt hại về năng suất, có khi bị mất trắng và tiêu huỷ hoàn toàn như trong trường hợp bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hiện nay. Đồng thời các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng hóa chất thường tốn rất nhiều chi phí và hậu quả để lại không nhỏ là làm ô nhiễm môi trường, giết đi những loài thiên địch, côn trùng có lợi cho đồng ruộng, ngoài ra nếu sử dụng thuốc hóa học không hợp lý (không theo nguyên tắc 4 đúng trong phun thuốc) sẽ làm dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Vì những lý do trên, việc đưa vào canh tác những giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh sẽ khắc phục được những hậu quả đó và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

•Giống lúa phải có phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Những điều cần chú ý khi sử dụng giống mới:

+ Phải biết được tên giống và nguồn gốc của giống.

+ Nắm được đặc điểm của giống như thời gian sinh trưởng, cứng cây hay yếu cây, nhiễm hay không nhiễm các loại sâu bệnh, tính chống chịu hạn, phèn,….

+ Phải biết được chất lượng hạt giống nếu giống đó bà con mua ở nơi khác.

+ Nếu có thể cần tham khảo ý kiến của khuyến nông địa phương, viện trường trước khi trồng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w