Hiện trạng về kỹ thuật canh tác.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 26 - 29)

Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại trong sản xuất lúa trên Phường còn hạn chế, bà con còn quen với việc sạ tay (sạ lan) vì cho rằng tiết kiệm được thời gian.

Bảng 3.15. Phương pháp gieo sạ của bà con ở vụ đông xuân Tần số Phần trăm (%) Phương pháp sạ Sạ hàng 15 50,0 Sạ tay 14 46,7 Cấy 1 3,3 Tổng mẫu 30 100,0

Bảng 3.16. Phương pháp gieo sạ của bà con ở vụ hè thu Tần số Phần trăm (%) Phương pháp sạ Sạ hàng 7 23,3 Sạ tay 23 76,7 Tổng mẫu 30 100,0

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)

Ở vụ hè thu có đến 76,7% số hộ gia đình áp dụng phương pháp sạ tay trong sản xuất, điều này đã làm tăng lượng giống khi gieo do vậy làm tăng chi phí trong sản xuất. Lý do mà nông dân có sự khác biệt trong phương pháp gieo sạ ở vụ đông xuân và hè thu là do:

•Giống trong vụ này nông dân thường để rễ non ra dài (khoảng 1cm – 1,2cm) rồi mới sạ chính vì vậy khi cho lúa giống vào trống của công cụ kéo hàng, khi kéo giống không ra đều vì rễ lúa lúc này khá dài.

•Ở vụ hè thu theo trao đổi trực tiếp với nông dân thì đa phần điều muốn sạ lượng giống nhiều hơn so với vụ đông xuân, do vậy nếu sạ hàng thì phải kéo hàng đến 2 lần tốn rất nhiều thời gian. Đây là vấn đề cần làm rõ cho bà con nông dân hiểu rằng nếu dùng lượng giống nhiều hơn thì chưa hẳn năng suất lại cao hơn mà ngược lại đó là nguyên nhân góp phần làm tăng chi phí, đồng thời sạ dày còn là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

Bảng 3.17. Tình hình áp dụng các kỹ thuật canh tác của bà con trên Phường (phỏng vấn 30 hộ gia đình)

Kỹ thuật canh tác Số hộ gia đình Phần trăm

Ba giảm ba tăng 5 9%

1 phải 5 giảm 2 4%

IPM 2 4%

Nguyên tắc 4 đúng trong phun thuốc 8 15%

Áp dụng kỹ thuật sạ hàng 9 17%

Nguyên tắc 4 khỏe trong canh tác 8 15%

Không áp dụng các kỹ thuật trên 20 36%

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông dân trên Phường)

Biểu đồ 3.11. Tình hình áp dụng các kỹ thuật canh tác của nông dân Phường Mỹ Hòa

Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy được sự hạn chế trong áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, có đến 36% trong tổng số mẫu điều tra cho thông tin là không áp dụng các kỹ thuật trong canh tác mà làm theo kinh nghiệm bản thân… Đây là một hiện trạng có thể nói là nguyên nhân lớn nhất trực tiếp nhất làm giảm năng suất và tăng chi phí, vì không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa, không áp dụng các chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM… nên việc sử dụng các loại thuốc hóa học không đúng với từng loại bệnh, phun thuốc không đúng quy định (thấy sâu

bệnh nhiều thì phun nhiều, ít thì phun ít). Chính vì điều đó mà một trong những giải pháp mà Tôi đưa ra nhằm giúp cho bà con trên Phường Mỹ Hòa nâng cao lợi nhuận là giải pháp về kỹ thuật canh tác trình bày trong mục 4.2 trang 34 sẽ đi đúng hướng và sẽ phát huy tác dụng tốt.

Theo báo cáo của Phường trong năm qua cán bộ nông nghiệp kết hợp với các ngành, khóm đã tổ chức 30 cuộc hội thảo, 8 lớp tập huấn về nhân giống lúa và phổ biến kỹ thuật trồng trọt; các biện pháp phòng trừ sâu bệnh… Tổ chức các buổi thăm đồng, nhắc nhở nông dân chăm sóc và bảo vệ lúa. Nhưng hiện tại trên Phường chỉ có một cán bộ nông nghiệp đây là một con số hạn chế đối với Phường. Hiện trạng là thế tuy nhiên để đảm bảo việc phát triển bền vững và có hiệu quả nền nông nghiệp truyền thống của Phường thì cần tăng cường việc tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt cho nông dân hiểu, tăng cường hơn nữa các buổi hội thảo đầu bờ nhằm mục đích liên kết các nông dân lại thông qua các buổi toạ đàm đó… tạo sự gắn bó giữa nông dân với cán bộ, với các nhà khoa học và giữa nông dân với nhau.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w