Phân tích doanh thu

Một phần của tài liệu Đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất mía ở Hậu Giang (Trang 37 - 39)

5000040000 40000 30000 20000 10000 39375 30100 43240 0 2005 2006 2007 năm

Hình 6. DOANH THU TIÊU THỤ MÍA QUA CÁC NĂM 1

.0 0 0

Doanh thu tiêu thụ cho một ha mía phụ thuộc vào năng suất sản xuất và giá bán một kilôgam mía nguyên liệu cao hay thấp. Doanh thu tiêu thụ mía hàng năm của người dân có sự biến động lớn, doanh thu năm 2005 và 2007 tương đối cao nhưng giảm mạnh trong năm 2006 chỉ đạt 30.100.000 đồng, trong khi năm 2005 là 41.250.000 đồng và năm 2007 là 43.240.000 đồng.

Giá bán: Gía bán mía nguyên liệu hàng năm ở tỉnh Hậu Giang có sự thay đổi lớn, giá mía nguyên liệu giảm trong năm 2006 mức giảm là 25 đồng/kg và tăng mạnh trong năm 2007 mức tăng là 120 đồng/kg. Sự thay đổi này của giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của năm, (doanh thu = năng suất sản xuất * gía bán). Trong năm 2005 và 2007 có giá bán và năng suất sản xuất của mía tương đối cao nên đạt doanh thu cao. Qua các năm thì doanh thu tiêu thụ của năm 2006 là nhỏ nhất do gía bán và năng suất sản xuất của năm này đều nhỏ hơn các năm khác.

Do trong năm 2006 có diện tích canh tác mía tăng lên rất cao (1.142ha) mà trong năm chỉ có 57% diện tích gieo trồng mía có hợp đồng bao tiêu sản phẩm còn lại đến 43% diện tích này không được tham gia vào hợp đồng bao tiêu với các nhà máy, doanh nghiệp chế biến đường trên địa bàn tỉnh. Thêm vào đó, năm 2006 các thương lái từ các tỉnh khác không đến thu mua mía cho người dân như những năm trước mà nhà máy đường trong tỉnh thì công suất sản xuất chưa cao nên thường bị qúa tải khi vào vụ thu hoạch rộ. Cầu về sử dụng mía nguyên liệu không đáp ứng kịp nhu cầu về cung mía nguyên liệu trong dân nên đẩy giá mía nguyên liệu xuống thấp chỉ đạt 350 đồng/kg.

Năng suất sản xuất: Do điều kiện tự nhiên trong năm 2006 cũng không thuận lợi, trong năm trên địa bàn tỉnh có bão, mưa nhiều bão lớn nên gây đổ ngã, ngập úng trên diện rộng do địa hình của tỉnh thấp và trũng nên mưa bão gây hậu quả xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía từ đó ảnh hưởng đến năng suất sản xuất mía của tỉnh. Cộng thêm trong năm sự diễn biến của thời tiết thất thường đã làm cho cây mía trổ cờ sớm và đồng loạt làm giảm năng suất và chữ đường trong mía nên giá thấp.

Một phần của tài liệu Đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất mía ở Hậu Giang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w