THUÊ MƯỚN Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất mía ở Hậu Giang (Trang 35 - 37)

Chỉ tiêu Đào hộc Bơm sình Thu hoạch TỔNG

(Nguồn: Phòng khuyến nông Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang)

* phân tích chi phí thu hoạch

Chi phí thu hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều tăng và tăng mạnh nhất trong năm 2007. Ở năm 2006 chỉ tăng 550.000 đồng, sang năm 2007 thì lại tăng đến 1.200.000 đồng, mức tăng gấp 2,18 lần năm 2006. Chi phí thu hoạch mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sử dụng hoàn toàn lao động thuê mướn bên ngoài. Do tính chất của công việc đòi hỏi phải nhanh chóng và hiệu quả thì phải cao. Mỗi hộ khi vào vụ thu hoạch thì thường phải quan tâm đến nhiều việc khác như: Về phương tiện vận chuyển, bãi đổ mía, quản lý mía ngoài bãi, cân mía và thực hiện việc mua bán với thương lái, nên không tự thu hoạch mía được.

Việc tăng lên của chi phí thu hoạch hàng năm là do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ và thu hoạch thì tập trung, thời gian thu hoạch thì lại ngắn do nông sản không thể bảo quản lâu, tiêu thụ phải nhanh trong một khoảng thời gian ngắn từ đó đòi hỏi khâu thu hoạch cũng phải nhanh và hiệu quả, mà khối lượng công việc và yêu cầu nhịp độ lao động lại cao nên lực lượng lao động nông thôn của tỉnh không đủ để đáp ứng nhu cầu lao động trên địa bàn tỉnh được. Cộng thêm việc chuyển từ lao động nông thôn lên thành phố cũng đã góp phần làm giảm nguồn lao động của tỉnh. Do cầu lao động lớn hơn cung lao động nên đã đẩy giá lao động trong tỉnh tăng lên cao, mặc dù gía lao động cao như thế nhưng lúc cần tìm không có.

b) Phân tích chi phí lao động gia đình

Trong sản xuất nông nghiệp người dân thường quan niệm “lấy công làm lời” là chuyện hiển nhiên, nên họ thường không quan tâm đến việc tính toán chi phí lao động gia đình vào trong chi phí sản xuất. Lao động gia đình trong canh tác mía thường tham gia vào các công đoạn sau như Đào hộc, chặt hom - trồng dăm, Làm cỏ

- vô chân (3 đợt), đánh lá (3 đợt), tưới nước, bơm sình. Việc tính toán chi phí sản xuất ở đây dựa trên cơ sở tổng chi phí sản xuất mía/10.000 m2 (1hecta)/vụ. Chi phí lao động gia đình hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chiếm tỷ trọng thấp hơn chi phí lao động thuê mướn trong tổng chi phí lao động trong sản xuất mía.

Bảng 11. THU NHẬP TRÊN NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH QUA CÁC NĂM

Chỉ tiêu Tổng chi phí (đồng)

Đơn giá (đồng)

Số ngày công (ngày/ha) Lợi nhuận (đồng)

Lợi nhuận/ngày công (đồng)

(Nguồn: Phòng khuyến Nông Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Lợi nhuận trên ngày công lao động gia đình có sự thay đổi, và sự thay đổi của yếu tố này phụ thuộc vào yếu tố ngày công và lợi nhuận thu được của người dân. Lợi nhuận trên ngày công thể hiện hiệu qủa sản xuất canh tác trong năm, chỉ số này càng cao thể hiện việc xuất trong năm càng có hiệu quả.

Số ngày công lao động gia đình tham gia vào sản xuất qua các năm đều giảm xuống. Điều này thể hiện sự tiến bộ của người dân trong việc sử dụng các giống mía mới có năng suất và chất lượng cao cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

Trong năm 2005 và 2007 lợi nhuận thu được của người dân cao nên thu nhập trên ngày công lao động của hộ cũng cao, và trong năm 2006 là năm có lợi nhuận trên ngày công thấp nhất: Do năng suất thấp; giá bán thấp.

Một phần của tài liệu Đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất mía ở Hậu Giang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w