Chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 pptx (Trang 70 - 88)

tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII (tháng 12- 2000), qua Báo cáo chính trị và quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nhiệm kỳ 2001-2005 và đề ra phương hướng tổng quát về phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2005 đó là:

Phát huy mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn thời kỳ 1997- 2000, và mức bình quân của cả nước. Từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố để phát triển bền vững và có hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào những năm sau. Tập trung giải quyết các vấn đề về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao. Đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội [1, tr.45].

Về mục tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng bình quân 9%- 10%/năm.

- Giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản tăng 4-5%/năm. Để thực hiện mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ là tiếp tục phát triển theo hướng CNH, HĐH.

- Tập trung phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện và vững chắc, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ trồng trọt - chăn nuôi đạt 70%-80%; từng bước thực hiện chương trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học,

bảo quản vào sản xuất, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.

- Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, áp dụng rộng rãi các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, giữ khoảng 6,5 vạn ha đất để trồng lúa và đảm bảo ổn định bình quân lương thực đầu người 500kg/năm.

- Tiếp tục chuyển đổi diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao và nuôi trồng thuỷ sản, đưa hơn 5.500 ha mặt nước chưa được khai thác vào nuôi trồng thuỷ sản.

- Mở rộng vụ đông lên 40-45% diện tích canh tác, phấn đấu giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp một năm đạt 36 triệu đồng trở lên.

- Phát triển các loại hình kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại... Tiếp tục thực hiện các chương trình: trồng và bảo vệ rừng, cải tạo đất hoang hoá, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng giao thông, điện nông thôn..." [1, tr.46].

Nhằm đưa Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII trở thành hiện thực trong cuộc sống, Ban Chấp hành Đảng bộ đã ra Nghị quyết số 04-Chương trình tỉnh uỷ ngày 04-5-2001 về: "Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII". gồm 10 chương trình lớn và 32 đề án, trong đó có Chương trình "Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2001-2005". Đây là môt chủ trương lớn của Đảng bộ khoá XIII nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Để thực hiện chương trình này, Tỉnh uỷ Hải Dương xác định quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 theo hướng sản xuất hàng hóa như sau:

Quan điểm: Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện và vững chắc nhằm khai thác mọi tiềm lực và tiềm năng để ổn định và nâng cao đời sống người lao động. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Trên cơ sở xác định nông sản phẩm mũi nhọn và lợi thế sản xuất là rau quả, thịt lợn và lúa gạo, tăng cường chỉ đạo, tập trung đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn phù hợp với tiềm năng và lợi thế từng địa phương.

Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu KH-KT, công nghệ sinh học, đưa các giống cây, con có năng suất chất lượng cao vào sản xuất. Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý để mở

rộng khả năng tăng vụ và khai thác hết tiềm năng, năng suất cây trồng. Đồng thời coi trọng việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Thực hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa việc xây dựng cơ sở chế biến với quy hoạch tổ chức vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phù hợp trên cơ sở thị trường tiêu thụ đã được định hướng.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp Hải Dương đến năm 2005

Tốc độ tăng trưởng giá trị nông nghiệp bình quân 4,5%-5%/năm, trong đó trồng trọt-lâm nghiệp tăng 4,8%/năm, chăn nuôi-thủy sản 6%, dịch vụ nông nghiệp 5,2%/năm (gồm dịch vụ thuỷ nông, làm đất và cung ứng vật tư nông nghiệp), tỷ trọng GDP nông nghiệp chiếm 30% GDP chung toàn tỉnh.

"Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2001- 2005" là chương trình lớn nằm trong 10 chương trình hành động nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII. Đây là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh. Việc tổ chức thực hiện chương trình cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đặt dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, sự điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Chương trình được triển khai cụ thể hoá bằng các đề án sau:

- Đề án"Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm đạt giá trị sản xuất trên 36 triệu đồng/ha/năm đất nông nghiệp vào năm 2005". triệu đồng/ha/năm đất nông nghiệp vào năm 2005".

- Mục tiêu: Chuyển đối mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đưa tỷ lệ trồng trọt, chăn nuôi đạt 70-80%, phấn đấu đến năm 2005 thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đạt 3.873 tỷ đồng (giá trị sản xuất trên 1 ha/1 năm đất nông nghiệp là 36 triệu đồng trở lên). Đến năm 2005 đạt sản lượng lương thực 869.000 tấn, sản lượng cây lương thực, cây thực phẩm 520.000 tấn, sản lượng vải quả 56.000 tấn, thịt lợn là 62.000 tấn, thịt gia cầm 15.000 tấn, sản lượng trứng 116,5 triệu quả, sản lượng thủy sản 21.000 tấn, xuất khẩu 103.000 tấn lương thực, 4.000 hơi các loại, 400 tấn thuỷ đặc sản, 372.000 tấn rau và 79.000 tấn quả các loại.

Mục tiêu cụ thể: đối với trồng trọt giảm diện tích cấy lúa từ 74.151 ha (vụ chiêm xuân) và 73.348 ha (vụ mùa) năm 2000 xuống còn 65.000 ha vào năm 2005. Năng suất lúa từ 55,8 lên 60,75 tạ/ha, cho sản lượng thóc 850-900 tấn. Trong đó có 170.500 tấn thóc đạt chất lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực và có hàng hóa xuất khẩu, đưa tỷ lệ lúa lai từ 3,5% năm 2000 lên 30% năm 2005, phấn đấu tự sản xuất 30-50% lượng hạt giống lúa lai.

Xây dựng vùng lúa chất lượng cao quy mô 20.000 ha. Đưa diện tích trồng ngô lên 4.500 ha năm 2005, năng suất từ 37,7 tạ (năm 2000) lên 41 tạ/ha (năm 2005) đạt sản lượng 18.500 tấn. Giảm diện tích trồng khoai lang xuống còn 5.580 ha. Đưa diện tích trồng cây rau màu thực phẩm từ 21.947 ha (năm 2000) lên 29.800 ha (năm 2005).

- Đối với chăn nuôi: Giảm số lượng đàn trâu từ 35.629 con (năm 2000) xuống còn 33.000 con (năm 2005). Tăng đàn bò từ 37.869 con lên 45.000 con, đàn lợn từ 640.000 lên 746.000 con, đàn gia cầm từ 7.003.000 con lên 9.000.000 con, thịt gia cầm 15.000 tấn, sản lượng trứng 116,5 triệu quả, lượng thịt lợn hơi đạt 62.000 tấn, tiếp tục thực hiện chương trình "sind hoá" đàn bò, phấn đấu năm 2005 đạt 80% là bò lai sind, tăng nhanh số lượng đàn lợn nái ngoại, nâng tỷ lệ lợn nái ngoại được thụ tinh nhân tạo lên 70-80%, tiếp nhận và nhân những giống gia cầm có khả năng sinh trưởng và hiệu quả cao.

- Đối với thủy sản: Nâng diện tích đã có và có khả năng nuôi thuỷ sản từ 6.747 ha lên 8.000 ha (năm 2005). Sản lượng thuỷ sản từ 11.560 tấn lên 21.000 tấn, xuất khẩu 100 tấn (năm 2001) lên 400 tấn (năm 2005), hằng năm cung cấp ổn định 1-1,2 tỷ cá bột, phát triển mạnh hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Để thực hiên mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, Tỉnh uỷ chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án từ tỉnh xuống xã, đề án này đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 1736/2002/QĐ-UB ngày 25/4/2002. Sau khi đề án được UBND tỉnh phê duyệt đã triển khai thực hiện thành lập ban chỉ đạo dự án do đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách khối làm Trưởng ban, đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban thường trực và thành viên một số sở, ngành tham gia. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực đề án.

Biểu 3.1:Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi 2001-2005 tỉnh Hải Dương Chỉ tiêu Đ. vị tính T. hiện 2000 Kế hoạch 2001-2004 2001 2002 2003 2004 1- DT đất n. nghiệp ha 101.112 101.092 101.062 101.030 101.000 2- Đất trồng cây HN ha 80.765 80.545 80.325 80.100 79.880 A- Trồng trọt 1- Tổng DT gieo trồng ha 186.538 187.960 185.500 186.460 186.150

Trong đó: cây vụ đông ha 28.684 32.000 32.500 33.200 34.000

2- Diện tích lúa ha 147.499 143.000 142.200 140.000 135.000

- Năng suất tạ/ha 55,8 58,5 59,0 59,5 60,0

B- Chăn nuôi thuỷ sản con 35.629 34.200 33.700 31.200 31.600

+ Tổng đàn trâu con 37.896 39.000 40.000 41.000 42.000 + Tổng đàn bò con 613.475 640.000 666.000 690.000 719.000 + Tổng đàn lợn con 7.003.000 7.330.000 7.650.000 7.950.000 8.200.000 + T. đàn gia cầm ha 6.747 7.300 7.400 7.500 7.800 + DT thủy sản tấn 44.976 48.000 50.000 52.000 54.000 +SL thịt lợn hơi tấn 10.700 10.650 10.600 10.550 10.500 + SL gia cầm tấn 10.281 10.800 11.300 11.800 12.300 + SL cá thịt tấn 11.560 12.200 14.080 14.650 16.300 + SL trứng tr.quả 82,4 90,0 98,0 104,0 112,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2005.

Đề án phát triển chăn nuôi, thuỷ sản tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2005

Phương hướng

- Tăng cường nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển chăn nuôi, thuỷ sản để từng bước thực hiện CNH, HĐH.

- Tiếp thu chương trình giống của Trung ương và các kỹ thuật tiến bộ về giống, công nghệ chăn nuôi, thuỷ sản đảm bảo có hiệu quả, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản với mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa chăn nuôi thuỷ sản trở thành ngành sản xuất mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp.

- Định hướng các vùng chăn nuôi, từng bước hình thành các vùng chuyên con tập trung, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích thành lập các tổ HTX tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường năng lực cho các cơ sở chế biến được nhiều sản phẩm chăn nuôi và nâng cao sản lượng xuất khẩu.

Mục tiêu

Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản tăng 4,5-5%, trong đó chăn nuôi, thuỷ sản tăng 6%, đạt 1.162 đồng, chiếm tỷ trọng 30% trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm tới cần tập trung vào các loại gia súc, gia cầm chính là: lợn, bò, gà và các loại thuỷ sản, đặc sản: tôm càng xanh, tôm rảo, tôm sú, cá rô phi đơn tính, chép lai, cá chim trắng.

- Chăn nuôi lợn: đạt 746.000 con, trong đó có 134.000 lợn nái, 100% lợn thịt là lợn lai có 50% máu ngoại trở lên, có 20% là lợn ngoại được nuôi theo quy mô công nghiệp và 10% số lợn nái ngoại thuần được nuôi theo hướng trang trại.

- Chăn nuôi bò: đạt 45.000 con, trong đó có 80% là bò có lai máu ngoại.

- Chăn nuôi gia cầm đạt 8.500.000-9.000.000 con, trong đó 10% số gia cầm đạt chất lượng cao được nuôi theo quy mô công nghiệp, sản lượng thịt các loại đạt 77.000 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 4.000 tấn.

Biểu 3.2:Giá trị-sản lượng thịt-trứng-gia súc-gia cầm

Đơn vị tính: Tấn, tỷ đồng

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2005

Năm Sản lượng-giá trị

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền

1- Tổng SL thịt lợn hơi-gia cầm 59.000 511 62.700 548,42 68.000 596 72.200 634,4

* Thịt hơi gia súc 48.000 384 51.000 408 55.000 440 58.000 464

* Thịt hơi gia cầm 11.000 127 11.000 140,42 13.000 156 14.200 170,40

2- Trứng gia cầm (triệu quả) 91 61 96,20 64,45 102 68,24 108,5 72,81

3- Sản phẩm và dịch vụ khác - 142 - 154,13 - 166,76 - 148,59

Biểu 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng thuỷ đặc sản giai đoạn 2001-2004

TT Chỉ tiêu Đ.vị tính 2002 2003 2004 Ghi chú

1 Diện tích sử dụng ha 7.400 7.500 7.800

- Diện tích ương giống ha 170 200 250

- Diện tích nuôi cá - 7.200 7.240 7.400

- Diện tích nuôi ba ba, ếch - 20 30 50

- Diện tích nuôi tôm càng xanh - 10 20 100

2 Sản lượng nuôi thuỷ sản tấn 14.270 14.830 16.500

Cá nuôi có giá trị KT chiếm 30-35%

- Cá nuôi tấn 14.200 14.700 16.200

- Đặc sản ba ba, ếch... - 60 100 170

- Tôm càng xanh, tôm rảo, tôm sú - 10 30 130

3 Năng suất bình quân

- Năng suất cá nuôi tấn/ha 2 2 2,2

- Năng suất đặc sản - 3 3,3 3,4

- Năng suất tôm càng xanh - 1 1 1,2

4 Giá trị sản xuất thuỷ sản (theo giá SS

1994) tỷ đồng 150 160 200

Gồm cả nuôi TS, nuôi thuỷ đặc sản và khai thác tự

Đề án đã đưa ra các giải pháp về giống, thức ăn, vốn, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao KH-KT, thú y, môi trường, quản lý Nhà nước về chăn nuôi, thuỷ sản. Đề án này đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 1735/2000/QĐ-UB, ngày 24/4/2002. Sau khi đề án được UBND tỉnh phê duyệt đã triển khai thực hiện thành lập ban chỉ đạo dự án do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối làm Trưởng ban và thành viên một số sở, ngành tham gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực đề án.

Những thành tựu đã đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải Dương từ 2001 đến 2004

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, trong 4 năm (2001-2004) Đảng bộ và nhân dân Hải Dương đã nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, vươn lên đạt nhiều thành tích quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội. Đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản đạt 5,53%, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm. Hầu hết các ngành trong khu vực nông nghiệp đều có mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất/1 ha đất nông nghiệp ngày càng cao, năm 2004 đạt 35,2 triệu đồng/1 ha.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 pptx (Trang 70 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)