Tỉnh uỷ đã đề ra một số chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp, được các cấp chính quyền tích cực hưởng ứng, thực hiện, tạo khí thế sôi nổi trong nông nghiệp, nông thôn như:
- Chính sách trợ giá giống cây, con: Nghị quyết đã nêu rõ "Hỗ trợ 50% giá đối với giống cây, con mới. Trong kế hoạch của tỉnh đối với hộ áp dụng lần đầu, tiếp tục thực hiện hỗ trợ chi phí phối giống, thụ tinh giống bò ngoại và lợn nái ngoại".
- Chính sách trợ giá thuốc phòng cho đàn gia súc: "Hỗ trợ 50% tiền thuốc tiêm phòng, đối với các hộ nông dân tiêm phòng định kỳ cho trâu, bò, lợn. Riêng đối với các hộ thuộc diện nghèo hỗ trợ 100% đối với việc tiêm phòng dịch bệnh phát sinh, ngân sách hỗ trợ 100% tiền thuốc".
- Chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí "Thực hiện giảm 30% tiền nước tạo nguồn, trong đó miễn 100% đối với cây vụ đông", mỗi năm ngân sách tỉnh chi cho việc miễn giảm này từ 8 - 9 tỷ đồng.
Tỉnh uỷ giao nhiệm vụ cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, lao động - thương binh xã hội xây dựng các dự án liên quan đến phát triển nông nghiệp như: Dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đạt giá trị sản xuất 36 triệu đồng/1ha đất nông nghiệp vào năm 2005; Dự án hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn; Dự án phát triển chăn nuôi thuỷ sản đến năm 2000 .... Sau khi các dự án được phê duyệt, UBND tỉnh ra quyết định thành lập các ban dự án, các dự án đã có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh, vững chắc và ngày càng có hiệu quả cao.
Thành tựu đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1996 - 2000 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng bình quân 5% năm, trong đó Trồng trọt - Lâm nghiệp 3,95%, Chăn nuôi - Thuỷ sản 6,24% năm, dịch vụ nông nghiệp 21,42%/năm. Sản lượng lương thực tăng từ 756.156 tấn năm 1996 lên 842.826 tấn năm 2000. Bình quân lương thực theo đầu người tăng từ 466 kg năm 1996 lên 505 kg năm 2000.
Biểu 1.6: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 1996 - 2000
Chỉ tiêu ĐV
tính 1995 1996 1997 1998 1999 2000 BQ
- Tỷ lệ % 100 100 100 100 100 100 -Trồng trọt - LN Tỷ. đ 1.596 1.783 1.893 1.950 2.063 2.165 3,95 - Tỷ lệ % 73,92 74,79 72,64 72,40 72,66 72,92 - Chăn nuôi - T. sản Tỷ. đ 521 555 643 660 687 702 6,24 - Tỷ lệ % 24,13 23,28 24,67 24,50 24,19 23,64 - Dịch vụ - N.nghiệp Tỷ. đ 42 46 70 83 89 102 21,42 - Tỷ lệ % 1,95 1,93 2,69 3,10 3,15 3,44
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2001.
Qua biểu trên cho thấy, tỷ trọng ngành chăn nuôi thuỷ sản đều tăng trưởng khá trong 5 năm 1996 - 2000 với tốc độ tăng trưởng đạt 6,24%. Đặc biệt các năm từ 1997 đến 2000 tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, xu hướng này dự báo tỷ lệ ngày càng phát triển chứng tỏ rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hải Dương đã đi đúng hướng. Tuy nhiên ngành trồng trọt vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2000 còn chiếm 70%.
Biểu 1.7: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Năm 1996/199 5 1997/199 6 1998/199 7 1999/199 8 2000/199 9 BQ Tốc độ chuyển dịch (%) 1,05 0,85 2,88 1,26 5,4 2,15
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2001.
Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hải Dương qua các năm từ 1996 - 2000 là rất chậm, tốc độ chuyển dịch chưa cao bình quân trong giai đoạn này là 2,15%, xu hướng chuyển dịch không ổn định. Để đánh giá một cách toàn diện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần đi sâu vào việc phân tích chuyển dịch cơ cấu của từng ngành cụ thể như sau:
Ngành trồng trọt đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,95%, đạt được kết quả như vậy là do cơ cấu cây trồng của tỉnh đã có sự thay đổi phù hợp. Trước tiên là sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng tăng diện tích đất trồng cây ăn quả, từ năm 1996 là 9.059 ha lên 12.563 ha năm 2000, trong đó vải thiều từ 5.000 ha, năm 1996 lên 6.600
ha năm 2000. Diện tích cây lương thực có xu hướng giảm qua các năm từ 167.089 ha năm 1997 xuống còn 160.565 ha, bình quân trong giai đoạn này giảm 0,55%. diện tích cây thực phẩm tương đối ổn định, cây công nghiệp tăng không đáng kể, diện tích cây công nghiệp có xu hướng giảm năm 1995 có 4.266 ha nhưng đến năm 2000 chỉ còn 3.716 ha bình quân giảm 1,18%, diện tích cây ăn quả tăng 5,17% từ năm 1996 có 9.509 ha, đến năm 2000 có 12.563 ha tăng 5,7%.
Biểu 1.7: Cơ cấu diện tích cây trồng qua các năm 1996 - 2000
Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 BQ Tổng diện tích 195.59 0 198.52 0 200.41 3 199.12 8 199.52 1 198.79 1 0,33 Tỷ lệ 100 100 100 100 100 100 DT cây lương thực 164.69 9 167.80 4 167.09 8 162.50 4 164.02 3 160.56 5 - 0,55 Tỷ lệ 84,2 84,52 83,37 81,6 82,2 80,77 DT cây thực phẩm 17.725 17.568 19.701 21.933 21.077 21.947 4,26 Tỷ lệ 9,06 8,85 9,83 11,01 10,56 11,04
DT cây công nghiệp 4.266 3.639 3.594 4.245 3.549 3.716 - 1,18
Tỷ lệ 2,18 1,83 1,79 2,13 1,78 1,87
DT cây ăn quả 8.900 9.509 10.020 10.446 10.875 12.563 5,7
Tỷ lệ 4,56 4,80 5,01 5,26 5,46 6,32
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2001.
Đối với lâm nghiệp, trong 6 năm thực hiện chương trình 327 ở tỉnh (1993 -1998) Nhà nước đã đầu tư 16,2 tỷ đồng cho công tác trồng rừng và xây dựng cơ sở hạ tầng, đã trồng được 6763,4 ha rừng ở 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn, về cơ bản đến năm 2000 Hải Dương đã phủ xanh đất trống đồi trọc. Toàn bộ diện tích rừng trồng đã được giao cho 4.564 hộ nhận khoán lâu dài.
Cơ cấu trong sử dụng đất có sự chuyển đổi, do đó dẫn tới giá trị GDP của ngành trồng trọt cũng thay đổi.
Biểu 1.8: Cơ cấu GDP của ngành trồng trọt Hải Dương
giai đoạn 1997 -2000
Tỷ lệ % 100 100 100 100 100
Cây lương thực 69,0 70,3 69,2 70,0 70,0
Cây thực phẩm 15,1 15,2 16,0 16,3 17,0
Cây ăn quả 7,9 8,1 8,5 8,7 9,0
Cây công nghiệp 3,5 3,1 2,2 2,0 2,0
Cây khác 4,5 3,3 4,1 3,0 2,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2001
Qua số liệu trên cho thấy tổng giá trị GDP trong ngành trồng trọt tăng, đặc biệt từ năm 1997 đến năm 2000, còn tỷ trọng cây lương thực tương đối ổn định khoảng 70%, mặc dù diện tích cây lương thực có giảm nhưng cây lương thực vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng vì nó vốn là cây chủ yếu đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng nhu cầu xã hội dùng để phát triển chăn nuôi, dự trữ và xuất khẩu. Tuy diện tích cây lương thực có giảm nhưng do áp dụng những biện pháp kỹ thuật như: giống, kỹ thuật canh tác, thuỷ lợi,.... cho nên sản lượng lương thực vẫn tăng qua các năm, năm 2000 sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 505 kg/người. Trong giá trị sản lượng cây lương thực thì cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng cao chiếm 98% năm 2000 còn lại là tỷ trọng của các cây lương thực khác như ngô, khoai,... Cây ăn quả của tỉnh chủ yếu là vải, nhãn, chuối tuy diện tích trồng cây ăn quả chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong diện tích đất trồng trọt nhưng những năm gần đây do tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho nên các hộ nông dân đã tính toán và chuyển dịch từ đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế bởi vì trồng cây ăn quả một số địa phương hiệu quả cao hơn gấp ít nhất là 3 lần trồng lúa (huyện Thanh Hà) trên cùng một diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó người dân đã cải tạo vườn tạp, quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả, khai thác vùng đất đồi còn bỏ trống trước đây (huyện Chí Linh) để trồng cây ăn quả do đó diện tích và sản lượng cây ăn quả qua các năm đều tăng nhất là cây vải thiều. Như vậy, trong giai đoạn từ 1997 - 2000 ngành trồng trọt của tỉnh Hải Dương đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích cây ăn quả, giảm diện tích cây lương thực. Đây là xu hướng tích cực để Hải Dương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH trong những năm tiếp theo.
Về chăn nuôi: Đàn trâu giảm 4,37%/năm, từ 46.728 con năm 1996 xuống còn 35.628 con năm 2000. Đàn bò tăng 1,38%/năm, từ 35.438 con năm 1996 lên 37.896 con
năm 2000. Sản lượng thịt lợn hơi tăng từ 4,5%/năm, từ 36.783 tấn năm 1996 lên 44.976 tấn năm 2000. Đàn gia cầm tăng 6,4 triệu con năm 1996 lên 7 triệu con năm 2000. Sản lượng thịt gia cầm tăng 4,9%/năm, năm 1996 có 8.965 tấn đến năm 2000 có 10.281 tấn. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm đã từng bước được nâng cao. Hiện toàn tỉnh đã có khoảng trên 2% số lợn nái ngoại được nuôi theo công nghiệp, gần 40% số bò là bò lai Sind và khoảng gần 10% số gia cầm là các giống gà, vịt, ngan có năng suất cao, chất lượng tốt (gà Tam Hoàng, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan Pháp...) được nuôi theo quy mô công nghiệp.
Về nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khoảng trên 11 nghìn ha bao gồm: ao hồ, sông cụt, hồ chứa và đầm triều trũng. Diện tích đưa vào sử dụng đến năm 2000 là 6.747,3 ha, tốc độ bình quân 4 năm (1997-2000) là 3,9%/năm. Đặc biệt diện tích chuyển đổi từ vùng triều cấy lúa 1 vụ bấp bênh sang lập vườn, đào ao nuôi thả cá (khoảng 2 nghìn ha mặt nước) đã mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3-4 lần cấy lúa.
Về giống thuỷ sản: ngoài các loại các truyền thống đã được thuần hoá, chọn lọc sản xuất giống nhân tạo đáp ứng nhu cầu giống nuôi cho các loại mặt nước ở các vùng sinh thái như mè, trôi, trắm, chép.
Năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân chung toàn tỉnh đạt từ 1,46 tấn/ha (năm 1997) lên 1,72 tấn/ha (năm 2000). Sản lượng cá nuôi đạt từ 8.250 tấn (năm 1997) lên 11.200 tấn (năm 2000), tăng 35,8%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp dẫn đến kinh tế HTX nông nghiệp của tỉnh Hải Dương cũng dần được đổi mới và hoạt động ngày càng hiệu quả
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) và đặc biệt là Nghị quyết 21 của Tỉnh uỷ (8/1994) về đổi mới và tổ chức quản lý HTX đã đưa phong trào HTX nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương lên giai đoạn phát triển mới. Trước khi có luật HTX (1996) Hải Dương đã có 490 HTX được đổi mới gồm 316 HTX nông nghiệp, 174 HTX phi nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động của HTX trong thời kỳ này phát triển chưa cao, đa số chỉ duy trì dịch vụ cho kinh tế hộ trong khâu nước, điện. Chỉ có khoảng 17% số HTX tổ chức thêm được những khâu khác như giống, vật tư, làm đất...Theo thống kê vào thời điểm tháng 6/1994 trong 345 HTX có đến 52% không có vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh,
28% số HTX yếu kém, tồn tại chỉ là hình thức, bình quân mỗi HTX nợ đọng 128 triệu đồng, không có khả năng thanh toán. Nhìn chung vai trò của HTX ngày càng mờ nhạt, xã viên không gắn bó với HTX. Từ thực tế đó nhiều nơi có xu hướng giải thể HTX hoặc giao lại HTX cho UBND xã điều hành các khâu dịch vụ. Do đó đã làm lẫn lộn các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền chức năng quản lý kinh doanh sản xuất của HTX.
Trước tình hình đó, xuất phát từ yêu cầu khách quan của của sản xuất ngày 4/8/1994 Tỉnh uỷ Hải Dương ra Nghị quyết 21 nhằm đẩy mạnh đổi mới tổ chức và quản lý HTX (trong đó tập trung trước hết vào khu vực nông nghiệp, nông thôn) với nội dung cơ bản là: bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi trong tổ chức và hoạt động của HTX, mọi xã viên đều phải góp vốn và hưởng theo lao động, thu nhập theo lao động. Một hộ hoặc một lao động có thể tham gia vào nhiều HTX không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Quy mô và hình thức của HTX tuỳ thuộc vào yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Đối với HTX yếu, kém thì kiên quyết giải thể. Như vậy, Nghị quyết 21 của Tỉnh uỷ nhằm khuyến khích thành lập và phát triển đa dạng các loại hình HTX hoạt động có hiệu quả. Tính đến cuối năm 1996
Toàn tỉnh đã chuyển đổi và thành lập mới 316 HTX dịch vụ nông nghiệp, trong đó 183 HTX quy mô toàn xã, 133 HTX quy mô toàn thôn và liên thôn. Về loại hình có 295 HTX dịch vụ tổng hợp và 21 HTX dịch vụ chuyên khâu đã thu hút 291.809 xã viên, chiếm 89% số hộ nông dân trong đó xã viên trực tiếp lao động ở các khâu dịch vụ là 8.357 người, chiếm 3% tổng số xã viên.
Quá trình hoạt động của HTX trong thời gian này cho thấy, lao động trong các HTX chuyển đổi được phân công và sử dụng hợp lý, giá thành dịch vụ giảm, phương thức được xây dựng có tính khả thi, sát thực tế hơn, nhiều HTX hoạt động có lãi, tài sản vốn, quỹ được bảo toàn, giữ vững và phát triển, thu nhập của xã viên được trả xứng với ngày công lao động, vốn góp cổ phần được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả và được trả lãi sau khi kết thúc vụ sản xuất, các dịch vụ hoạt động kịp thời, bảo đảm tiến độ sản xuất, được xã viên đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên cũng còn gặp một số khó khăn trong quá trình hoạt động: vốn bình quân của các HTX rất thấp, vốn cố định bình quân 355 triệu đồng/HTX, trong đó chủ yếu là giá trị tài sản của hệ thống công trình điện và công trình thuỷ nông mà tài sản này đã qua thời gian sử dụng khá dài, hầu như đã cũ nát và hư hỏng nhiều. Vốn lưu động bình
quân 35 triệu đồng/HTX (trong đó vốn cổ phần mới góp là 12 triệu đồng), vốn huy động không đáng kể vì thế khả năng mở rộng quy mô hoạt động gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ công nghệ còn thấp, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, một số công việc đã được cơ giới hoá nhưng vẫn ở trình độ thấp, phân tán, thiếu tập trung.
- Trình độ của người lao động thấp, hầu hết không được đào tạo, người sản xuất vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính, kiến thức về khoa học rất hạn chế. Trình độ của cán bộ quản lý HTX còn nhiều bất cập nên còn gặp nhiều khó khăn trong điều hành, quản lý HTX.
Từ năm 1997 đến năm 2000 kinh tế HTX thực hiện theo luật HTX đã có sự biến đổi lớn và hoạt động ngày càng có hiệu quả đặc biệt là HTX nông nghiệp. Toàn tỉnh có 379/382 HTX thực hiện chuyển đổi đạt 99,2%, các HTX hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp gồm: Dịch vụ thuỷ nông, điện, bảo vệ thực vật, chuyển giao KH-KT, thú y, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ làm đất...
Qua khảo sát thực tế cho thấy: Đối với HTX dịch vụ nông nghiệp xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng qua quá trình thực hiện dịch vụ thuỷ nông trước khi chưa chuyển đổi, số người tham gia hoạt động trong khâu thuỷ nông là 45 người. Mức bình quân cả năm thu là 22,9 kg thóc/sào mà vẫn bị hạn hán hoặc tưới tiêu không kịp thời do để thất thoát nước, nhiều xã viên tự do phá mương, máng để dẫn nước vào ruộng dẫn đến thời gian