d) Hệ thống các định chế trung gian
4.2.5. Đẩy mạnh cổ phần hoá và tư nhân hoá
Trong những năm gần đây, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng tài chính khu vực nhưng nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có
chiều hướng chậm lại. Nhận định về những cản ngại đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta, báo cáo của Chính phủ nhấn mạnh: “.... nhìn chung hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp và tiếp tục giảm sút. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài chưa được sắp xếp lại. Chủ trương cổ phần hoá, đổi mới quan hệ sở hữu và cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước tiến hành còn chậm (....). Các thành phần kinh tế dân doanh, nhất là kinh tế tư nhân trong thực tế còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên chưa giải toả được tâm lý e ngại đầu tư kinh doanh, làm giàu...”. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các chuyên gia của WB vì “khu vực công cộng lớn là có hại cho sự tăng trưởng kinh tế ”.
Vì vậy, đã đến lúc phải tiến hành cải cách triệt để chế độ sở hữu theo cách giải quyết của kinh tế thị trường nhằm giải phóng mạnh mẽ các năng lực sản xuất. Trước hết, khái niệm sở hữu phản ánh quyền làm chủ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Quyền sở hữu bao gồm quyền làm chủ và sử dụng tài sản của mình, quyền được hưởng những lợi ích kinh tế do nững tài sản này tạo ra, “trách nhiệm” phải gánh chịu mất mát do kinh doanh thua lỗ hoặc do các rủi ro bất khả kháng mang lại. Căn cứ vào ba tiêu chí này, nếu như quan niệm sở hữu toàn
dân là việc nhân dân cùng làm chủ các tài nguyên của đất nước thì hình thức sở
hữu này rất mơ hồ và nhập nhằng và dễ dẫn tới tình trạng lẫn lộn giữa các chức năng sở hữu, quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, tuỳ tiện, lãng phí trong sử dụng vốn và tài sản của toàn dân. Hậu quả là tài sản của Nhà nước sẽ nhanh chóng bị thất thoát, năng lực tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp Nhà nước sẽ ngày càng bị thu hẹp. Những vướng mắc nói trên có thể được giải quyết triệt để nếu triển khai việc cổ phần hoá và tư nhân hoá một cách có hiệu quả.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một phương cách thể chế hoá quyền
sở hữu của doanh nghiệp. Dưới hình thức công ty cổ phần, việc tách bạch, phân định khái niệm và chức năng sở hữu (qua Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị) và chức năng quản lý kinh doanh (Ban Giám đốc) rất rõ ràng. Thông qua cơ chế đề cao trách nhiệm cá nhân, tạo cơ hội cho cá nhân phát huy khả năng trên cơ
sở ràng buộc bằng đạo đức nghề nghiệp và hành lang luật pháp, hình thức công ty cổ phần có vai trò rất lớn trong việc cải tổ thành phần kinh tế quốc doanh hiện nay ở nước ta.
Tư nhân hoá là quyết định của Nhà nước thay đổi hình thức sở hữu từ quốc
doanh sang tư nhân thông qua việc bán toàn bộ hoặc một phần cho tư nhân. Trên góc độ kinh tế vĩ mô, tuy không tạo ra vốn đầu tư mới vì tư nhân hoá đơn thuần chỉ là sự thay đổi hình thức sở hữu nhưng tư nhân hoá có tác dụng tạo động lực kích thích các doanh nghiệp đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
Kinh nghiệm ở một số nước như Pháp, Thổ Nhi Kỳ, Nhật, Malaysia, Singapo và Anh đã chỉ rõ những tác động tích cực đến nền kinh tế từ các chương trình tư nhân hoá. Ảnh hưởng của chương trình này cũng lan toả sang Trung và Đông Âu. Thực tế cho thấy, ở Ba Lan và Hungary, nơi chương trình tư nhân hoá không những đã không những có tác động đến nhu cầu đặt cơ sở hạ tầng cho cơ Sở giao dịch và phát hành chứng khoán mà còn tạo ra sự phát triển của thị trường vốn với đầy đủ các chức năng. Đây là một trong những động lực chính của các chương trình tư nhân hoá ở những nước này.
Tại Ba Lan, để thực hiện chương trình tư nhân hoá, nhà nước đã thành lập Vụ Phát triển thị trường vốn trực thuộc Bộ chuyển đổi quyền sở hữu (sau này là Bộ
tư nhân hoá). Những tổ chức tương tự cũng được thành lập ở Hungary, Cộng hoà
Séc & Slovak và Nga. Tại Việt Nam, để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, giảm thiểu chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của nhà nước, bằng Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999, Chính phủ đã có chủ trương cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thông qua các hình thức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ doanh nghiệp nhà
nước. Thế nhưng, cũng giống như cổ phần hoá, chủ trương tư nhân hoá thông qua
các hình thức bán, khoán kinh doanh, cho thuê vẫn còn có nhiều khó khăn; vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
Rõ ràng, trong bối cảnh này, nếu chúng ta không đổi quan điểm và cách thức tiến hành tư nhân hoá và cổ phần hoá thì việc phát triển thị trường thứ cấp sẽ trở nên vo cùng khó khăn vì nhu cầu mua đi và bán lại các chứng khoán chỉ nẩy sinh ra và chỉ khi tồn tại một khối lượng chứng khoán đủ lớn được phát hành từ thị trường sơ cấp, được đại bộ phận công chúng lắm giữ. Vì vậy, trong thời gian tới, để đẩy mạnh tư nhân hoá và cổ phần hoá, các giải pháp cần triển khai thực hiện là:
Một, xây dựng và ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách xác định giá trị
tài sản doanh nghiệp, giải quyết công nợ khó đòi, cơ chế thực hiện quyền sở hữu của nhà nước trên số cổ phần nhà nước hiện tại có các công ty cổ phần để giải toả kịp thời các vướng mắc phát sinh hiện nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sở hữu.
Hai, các chủ trương chính sách đổi mới doanh nghiệp phải thể hiện quyết tâm chính trị cao để đoạn tuyệt hẳn với quan niệm xem cổ phần hoá là bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, là “chệch hướng”xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại phổ biến trong các ngành, các cấp, các doanh nghiệp. Quan điểm này là nguồn gốc nảy sinh tư tưởng chần chừ do dự hoặc thực hiện cổ phần hoá, tư nhân hoá không triệt để. Thực thế cho thấy, do không nhận thức đúng các lợi ích kinh tế to lớn của cổ phần hoá doanh nghiệp nên các doanh nghiệp được cổ phần hoá trong thời gian qua chủ yếu vần là các doanh ngiệp làm ăn yếu kém. Hậu quả của hiện tượng này là tiến trình cổ phần hoá mất đi dần động lực và ý nghĩa.
Ba, xoá bỏ tận gốc tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử với các thành phần kinh
tế dân doanh thể hiện trong các chủ trương, chính sách. Dễ hiểu là, trong một môi trường cạnh tranh chưa thật sự bình đẳng, việc chuyển sang cổ phần hoá sẽ làm cho một số doanh nghiệp cảm thấy bị thiệt thòi và do đó động lực cổ phần hoá nến có được nhen nhóm thì cũng sẽ mau chóng bị dập tắt và triệt tiêu.
Bốn, kiên quyết cắt đứt “cuống rốn” tín dụng ưu đãi đang là chỗ dựa nuôi dưỡng tư tưởng ỷ lại, thói quen dựa dẫm, tập quán xin - cho vẫn còn tồn tại phổ biến trong Ban lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước. Nếu không, phản ứng tự
nhiên của các doanh nghiệp sẽ là thà chấp nhận làm những “con gà công nghiệp” được nuôi dưỡng, chu cấp từ đầu đến chân sẽ thoả mái, dễ dàng hơn khi phải tự lực cánh sinh để “bươn chải” và vươn lên trong cơ chế thị trường. Khi con đường tiếp cận tới nguồn ưu đãi bị cắt đứt, khi ngân hàng có thể tự lựa chọn khách hàng và áp đặt mức lãi suất theo mức độ rủi ro được chính ngân hàng thẩm định từ dự án, từ doanh nghiệp, tất yếu các doanh nghiệp nhà nước sẽ hoạt động có hiệu quả hơn để tự tồn tại và phát triển.
Năm, thành lập Quỹ quản lý tài sản quốc gia trực thuộc Quốc Hội để thay
mặt toàn dân bảo toàn và phát triển các tài sản công như cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước, vốn được chia khi tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước, các khoản thu nhập từ đầu tư và các nguồn khác do Quốc Hội phê chuẩn. Quỹ sẽ hoạt động như một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp với các thành viên của Hội đồng quản trị do Quốc Hội bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5-7 năm. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ lãnh đạo hoạt động của Quỹ, bổ nhiệmvà giám sát hoạt động của các thành viên trong Ban Tổng giám đốc. Hình thức đầu tư của Quỹ có thể là cho Chính phủ vay để tài trợ các công trình, các dự án lớn, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, đầu tư trên thị trường tiền tệ....
Khi thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tuỳ thuộc vào quy mô và vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế, Nhà nước có thể uỷ thác (bằng văn bản) số cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp này cho Quỹ quản lý tài sản quốc gia, Bộ chủ quản và một số doanh nghiệp đối tác có quan hệ mật thiết đối với đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp quản lý. Các tổ chức này sẽ cử người tham gia Đại hội cổ đông và biểu quyết bằng số cổ phần của mình. Dĩ nhiên, trừ trường hợp Chính phủ quyết định tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước, các cổ phần này không được phép mua bán, chuyển nhượng. Cơ cấu vốn cổ phần nhà nước uỷ thác cho các tổ chức này xin được đề xuất như sau: a) Quỹ quản lý tài sản quốc gia: 20- 30%; b) Bộ chủ quản:5-10%; c) Các doanh nghiệp đối tác quan trọng: 5%.