Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (Trang 29 - 33)

3. Tầm quan trọng của đẩy mạnh kinh doanh đối với doanh nghiệp

3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của

thông tin di động

* Số thuê bao là chỉ tiêu quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp thông tin di động nào kinh doanh trên thị trường. Nó thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp thông tin di động. Chỉ tiêu này còn có mối liên hệ mật thiết với các chỉ tiêu về thị phần, doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Số thuê bao hiển thị số người đang tham gia sử dụng dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp, bao gồm cả thuê bao trả trước và trả sau. Doanh nghiệp thường sử dụng nhiều biện pháp kinh doanh để tăng số lượng thuê bao của mạng lên.

* Thị phần là chỉ tiêu cơ bản để so sánh quy mô kinh doanh và vị thế của các doanh nghiệp thông tin di động trên thị trường. Thị phần được tính qua số thuê bao của doanh nghiệp và tổng số thuê bao của cả nước

Tốc độ tăng thị phần là 100% tức là số thuê bao và thị phần năm nay của công ty bằng so với năm trước, doanh nghiệp đã không phát triển được thị phần và số thuê bao. Nếu con số này nhỏ hơn 100% có nghĩa là doanh nghiệp đã mất thị phần và khách hàng. Doanh nghiệp cần có các biện pháp để thu hút lại khách hàng và tăng thị phần. Tốc độ tăng thị phần lớn hơn 100% là điều mà doanh nghiệp hướng tới.

* Sản lượng đàm thoại là một trong các chỉ tiêu phản ánh mức độ tiêu dùng dịch vụ thông tin di động của khách hàng doanh nghiệp. Chỉ tiêu về thị phần và số thuê

bao phản ánh mặt lượng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động còn chỉ tiêu sản lượng đàm thoại lại phản ánh mặt chất. Sản lượng đàm thoại bao gồm 2 dạng:

+ Sản lượng đàm thoại hướng đi + Sản lượng đàm thoại hướng đến

Các nhân tố làm tăng khả năng đàm thoại: + Số thuê bao tăng

+ Sự mở rộng các hình thức đàm thoại mới kích thích nhu cầu sử dụng + Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ thoại tăng

Để đánh giá sản lượng đàm thoại, người ta dựa vào chỉ tiêu Số phút đàm thoại/thuê bao/ngày và Tốc độ tăng sản lượng đàm thoại.

Sản lượng đàm thoại

Số phút đàm thoại/thuê bao/ngày = x 365

Số thuê bao ngày

Sản lượng đàm thoại năm nay

Tốc độ tăng sản lượng đàm thoại= x 100% Sản lượng đàm thoại năm trước

* Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu tăng chứng tỏ quy mô kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên cho thấy sự trưởng thành và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Doanh thu của các doanh nghiệp thông tin di động thường bao gồm các nguồn chủ yếu sau:

- Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ thông tin di động - Doanh thu phân chia cước thông tin di động

- Doanh thu khác như kinh doanh kèm cả đầu máy cuối

Để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người ta thường so sánh doanh thu qua các năm, theo dõi sự biến động của doanh thu để có những biện pháp

xử lý kịp thời để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta có thể nhìn thấy sự biến động của doanh thu qua chỉ tiêu Tốc độ tăng doanh thu:

Doanh thu năm nay

Tốc độ tăng doanh thu = x 100%

Doanh thu năm trước

* Lợi nhuận: Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận, để tăng lợi nhuận các doanh nghiệp thường tối đa hoá doanh thu và tối thiểu hoá chi phí. Đây là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, lợi nhuận càng cao cho thấy doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi, sự phát triển kinh doanh ổn định.

Lợi nhuận được tính bằng công thức sau

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Lợi nhuận thực hiện năm nay

Tốc độ tăng lợi nhuận= x 100% Lợi nhuận thực hiện năm trước

Ngoài hai chỉ tiêu trên, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận được tính theo ba cách sau đây:

Cách 1: Tỷ suất lợi nhuận được tính theo doanh thu, cho biết 1 đồng doanh thu đem về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận

M = (P/T) x 100

M là tỷ suất lợi nhuận

P là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp DT là tổng doanh thu của doanh nghiệp

Cách 2: Tỷ suất lợi nhuận tính trên đồng vốn kinh doanh cho biết doanh nghiệp được bao nhiêu đồng lợi nhuận khi đầu tư 1 đồng vốn.

V là tổng vốn đầu tư của doanh nhiệp

Cách 3: Tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí kinh doanh cho biết doanh nghiệp cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

M = (P/CP) x 100

CP là tổng chi phí của doanh nghiệp

* Tổng số lao động là chỉ tiêu này cho thấy sự mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp thông tin di động. Doanh nghiệp ngày một lớn mạnh có xu hướng tăng lượng lao động.

*Nộp ngân sách Nhà nước: Doanh nghiệp kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước, để tạo ngân quỹ quốc gia, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp càng tăng cho thấy lợi nhuận doanh nghiệp có được từ hoạt động kinh doanh càng lớn, qua đó cho thấy sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

* Chỉ tiêu phát triển mạng lưới được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công, tỷ lệ rớt mạng hay số trạm thu phát sóng BTS. Những chỉ tiêu trên dùng để đánh giá chất lượng mạng lưới và vùng phủ sóng. Các doanh nghiệp thông tin di động muốn nâng cao chất lượng thì phải tăng tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công và giảm tỷ lệ rớt mạng. Số lượng trạm BTS càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có vùng phủ sóng lớn, thị trường rộng.

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động

Một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động không thể tách rời môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công thì phải phản ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Sự chậm trễ trong kinh doanh đồng nghĩa với việc bỏ qua cơ hội và có những sự chậm trễ dẫn tới sự thất bại của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay, những doanh nghiệp tiên phong, đi tắt đón đầu những công nghệ mới, những sản phẩm mới được đánh giá rất cao. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có những tác động tới môi trường kinh doanh, giữa doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp và gián tiếp lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Hình 1.4: Mô hình các yếu tố thu ộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w