Xét về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của các DNNVV của nước ta, xin xem bảng 2.8 và hình 2.5 sau đây:
Bảng 2.8: Tỷ trọng DNNVV ngày 31/12/2005 phân theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng (%)
Tổng số DNNVV phân theo quy mô lao động 109.338 100,00
Trong đó chia ra các ngành nghề:
Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ; sửa chữa đồ
dùng gia đình 46.644 42,66
Công nghiệp chế biến 21.841 19,98
Xây dựng 14.638 13,39
Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 8.600 7,87
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 6.587 6,02
Khách sạn và nhà hàng 4.679 4,28
Thủy sản 1.353 1,24
Công nghiệp khai thác mỏ 1.211 1,11
Tài chính, tín dụng 1.105 1,01
Nông nghiệp và lâm nghiệp 935 0,86
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 552 0,50
Giáo dục và đào tạo 391 0,36
Hoạt động văn hóa và thể thao 384 0,35
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 203 0,19
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 192 0,18
Hoạt động khoa học và công nghệ 23 0,02
Các ngành còn lại 5,80% Khách sạn, nhà hàng 4,28% Xây dựng 13,39% Công nghiệp chế biến 19,98% Vận tải, kho bãi,
thông tin 6,02% Kd tài sản; dv tư vấn 7,87% Thương nghiệp; sửa chữa 42,66%
Hình 2.5: Cơ cấu ngành nghề của các DNNVV năm 2005
Qua các số liệu trên ta thấy:
Các DNNVV của Việt Nam hoạt động tập trung chủ yếu ở các ngành nghề chính sau đây:
(1) Nhóm ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, sửa chữa đồ dùng gia đình: đây là nhóm ngành dịch vụ có số lượng DNNVV hoạt động kinh doanh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 42,66%. Trong nhóm ngành nghề này chia ra thành các phân ngành nhỏ là: bán, bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ và mô tô; bán buôn và đại lý; bán lẻ; sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình.
(2) Ngành công nghiệp chế biến: đây là ngành công nghiệp có số lượng DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng 19,98%. Trong ngành công nghiệp chế biến được chia ra thành 23 phân ngành. Một số phân ngành có thể nêu ra ở đây là: sản xuất thực phẩm và đồ uống; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào; dệt; sản xuất trang phục, sơ chế da, thuộc da và nhuộm da, lông thú; sản xuất va li, túi xách và yên đệm; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại; sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính; sản xuất máy móc và thiết bị điện, radio, ti vi, dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ, giường, tủ, bàn, ghế, …
(3) Ngành xây dựng: đây là ngành có số lượng DNNVV hoạt động đứng thứ ba, chiếm tỷ trọng 13,39%.
(4) Nhóm ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn: đây là nhóm ngành dịch vụ có số lượng DNNVV hoạt động đứng thứ tư, chiếm tỷ trọng 7,87%. Nhóm ngành này có các phân ngành như: các dịch vụ liên quan đến bất động sản, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng cá nhân và gia đình, các dịch vụ liên quan đến máy vi tính, dịch vụ tư vấn, …
(5) Nhóm ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc: đây là nhóm ngành kinh doanh có số lượng DNNVV hoạt động đứng thứ năm, chiếm tỷ trọng 6,02%. Trong nhóm ngành này có các phân ngành như: vận tải đường bộ và đường ống, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, các hoạt động phụ trợ vận tải và hoạt động của tổ chức du lịch, bưu chính và viễn thông.
(6) Ngành kinh doanh khách sạn và nhà hàng: đây là ngành kinh doanh có số lượng DNNVV hoạt động đứng thứ sáu, chiếm tỷ trọng 4,28%.
Ngoài sáu ngành, nhóm ngành nêu trên, các ngành còn lại rất ít có các DNNVV tham gia. Tổng cộng số lượng các DNNVV tham gia hoạt động ở tất cả các ngành nghề còn lại chỉ chiếm tỷ trọng là 5,80% trong tổng số lượng các DNNVV. Sáu ngành, nhóm ngành nêu trên đều nằm trong các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với WTO với thời gian từ 3 đến 5 năm, một số ngành từ 5 đến 7 năm tính từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Như vậy là các DNNVV của nước ta cần phải chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để bước vào cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp trên toàn cầu khi mà thời điểm thực thi mở cửa thị trường của nước ta với WTO đang ngày càng đến gần.